Loại cây dân dã được ví như "sâm của người nghèo", người Việt trồng từ lâu
![]() |
Cây đinh lăng - sâm của người nghèo. |
Cây đinh lăng “cây sâm của người nghèo”
Đinh lăng là một loại cây dễ trồng, dễ tìm, có thể dùng làm cảnh, làm rau, làm thuốc, đồng thời góp phần làm sạch không khí, bảo vệ sức khỏe. Do đó, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông – ông tổ của y học cổ truyền Việt Nam – đã gọi cây đinh lăng là “cây sâm của người nghèo”, theo thông tin trên website chính thức của Sở Y tế Hà Nội.
Đinh lăng, tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), là loại cây thân nhỏ, nhẵn, không có gai, cao từ 0,8 đến 1,5 mét. Cây có nhiều loại, phân biệt chủ yếu qua hình dạng lá, phổ biến nhất là đinh lăng lá nhỏ, thường được trồng làm rau ăn kèm, làm thuốc và trang trí sân vườn.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, từ lâu, người Việt đã trồng cây đinh lăng trong vườn nhà và sử dụng rễ cây vào nhiều bài thuốc cổ truyền chữa bệnh rất hiệu quả. Đinh lăng hiện là cây dược liệu quý được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Hòa Bình….
Tác dụng của đinh lăng
Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), người dân thường trồng đinh lăng để làm cảnh hoặc dùng lá làm rau sống, đặc biệt trong các món như gỏi cá. Điều đặc biệt là tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể dùng làm thuốc: từ lá, thân, cành đến rễ và vỏ cây (khi cây đã trồng được từ 3 năm trở lên).
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy lá non của cây đinh lăng chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như:
- Vitamin nhóm B (B1, B2, B6): hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, tốt cho hệ thần kinh.
- Khoáng chất như canxi, sắt, phốt pho, kẽm: tăng cường sức khỏe xương, máu và miễn dịch.
- Saponin: hoạt chất có công dụng tương tự như trong nhân sâm, giúp tăng lực, giảm mệt mỏi, tăng đề kháng.
Trong khi đó, rễ đinh lăng già (3–5 năm tuổi) chứa nhiều hoạt chất quý:
- Saponin triterpenoid: tăng sức dẻo dai, bồi bổ cơ thể, cải thiện trí nhớ.
- Alcaloid: có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm.
- Flavonoid: chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi lão hóa.
- Nhiều acid amin thiết yếu như lysin, methionin, có vai trò quan trọng trong tăng trưởng và miễn dịch.
Trong Đông y, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, giúp bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch. Lá có vị đắng, tính mát, được dùng để giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.
Được biết lá đinh lăng đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh, giúp phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, với người có cơ địa dị ứng hoặc bị ngộ độc thức ăn, dùng nước lá đinh lăng có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng.
Đinh lăng còn được dùng chữa đau đầu (kết hợp thân, lá và vị thuốc bạch chỉ), hoặc điều trị đau nhức xương khớp, phong thấp bằng cách sắc uống cùng các dược liệu khác như lá lốt, ké đầu ngựa.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng đinh lăng vì hàm lượng saponin cao có thể gây hoa mắt, chóng mặt, suy nhược nếu dùng quá liều.
![]() |
Ngoài công dụng làm thuốc, đinh lăng còn có khả năng lọc không khí. |
Tác dụng thanh lọc không khí của đinh lăng
Ngoài công dụng làm thuốc, đinh lăng còn có khả năng lọc không khí, hút bụi mịn và cải thiện môi trường sống. Lá cây có diện tích lớn, tán xòe rộng, giữ lại các hạt bụi nhỏ trong không khí. Quá trình quang hợp giúp hấp thụ CO₂ và nhả O₂, tạo ra bầu không khí trong lành, dễ chịu.
Trong dân gian, lá đinh lăng phơi khô còn được dùng làm gối ngủ, giúp an thần, đuổi côn trùng, khử mùi trong không gian sống nhờ hương thơm tự nhiên dịu nhẹ.
Đặc biệt, theo quan niệm phong thủy, đinh lăng còn giúp chặn khí xấu, thu hút tài lộc. Do đó, cây được nhận định là “vừa đẹp, vừa lành”.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Cụ bà 85 tuổi nguy kịch vì hóc xoài

Mặt sưng phù vì tin kem trị mụn "từ thiên nhiên" trên TikTok

Bộ Y tế lên tiếng về vụ sữa bột giả

Ngủ ngon hơn với quy tắc "10-3-2-1-0" của chuyên gia

Bác sĩ chia sẻ vai trò của sữa và cách "né" sữa giả

Việt Nam xóa sổ bệnh mắt hột sau 70 năm nỗ lực

Người đàn ông nguy kịch sau một tuần ăn lòng lợn

Những mẹo đơn giản giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn

Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi
