Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc điều trị cúm A

Cúm A có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nhiều người mắc sai lầm khi dùng thuốc khiến bệnh nặng hơn.
Triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc cúm A Cúm A bùng phát, thuốc Tamiflu "khan hàng" gây nên tình trạng loạn giá Bệnh cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào?

Gần đây, cúm A trở thành mối quan tâm lớn khi số ca mắc bệnh không ngừng gia tăng. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus Influenza A gây ra, thường bùng phát theo mùa và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt đối với người cao tuổi, trẻ nhỏ và những người mắc bệnh nền.

Cao Bằng: Phát hiện gần 3 tấn lá thuốc lá khô không rõ nguồn gốc
Gần đây, cúm A trở thành mối quan tâm lớn khi số ca mắc bệnh không ngừng gia tăng.

Việc sử dụng thuốc đúng cách khi mắc cúm A đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn thời gian hồi phục, giảm nguy cơ biến chứng và tránh những hậu quả không mong muốn. Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải.

Tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhấn mạnh rằng kháng sinh không có tác dụng trong điều trị cúm và có thể gây hại nếu dùng không đúng cách.

Nhiều người lầm tưởng kháng sinh là loại thuốc có thể chữa “bách bệnh” nên vội vàng sử dụng với hy vọng giảm nhanh các triệu chứng cúm. Tuy nhiên, cúm A do virus Influenza A gây ra, trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Vì vậy, việc dùng kháng sinh không mang lại hiệu quả mà chỉ nên sử dụng khi có bội nhiễm do vi khuẩn, theo chỉ định của bác sĩ.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng tự ý dùng kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, mệt mỏi và đặc biệt là làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị sau này.

Lạm dụng thuốc kháng virus Tamiflu

Nhiều người khi mắc cúm A vội vàng mua Tamiflu – loại thuốc kháng virus được sử dụng trong điều trị cúm. Thậm chí, một số người còn xem đây như “thần dược” và sử dụng ngay cả khi có triệu chứng cúm nhẹ. Tuy nhiên, việc lạm dụng Tamiflu là không cần thiết và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Cao Bằng: Phát hiện gần 3 tấn lá thuốc lá khô không rõ nguồn gốc
Tamiflu không phải là thuốc bắt buộc cho tất cả bệnh nhân cúm A.

Tamiflu không phải là thuốc bắt buộc cho tất cả bệnh nhân cúm A. Theo các bác sĩ, thuốc có hiệu quả cao nhất nếu được sử dụng trong vòng 48 giờ đầu. Sau thời gian này, Tamiflu vẫn có tác dụng nhưng hiệu quả giảm dần.

Vì sao không nên lạm dụng Tamiflu?

Không phải ai cũng cần dùng thuốc: Những người có sức đề kháng tốt, triệu chứng nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần dùng kháng virus.

Tác dụng phụ: Tamiflu có thể gây buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy, thậm chí gây ảo giác ở trẻ nhỏ.

Nguy cơ kháng thuốc: Việc sử dụng Tamiflu không hợp lý có thể làm virus phát triển cơ chế kháng thuốc, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn trong tương lai.

Lãng phí tài nguyên y tế: Mua và sử dụng Tamiflu không cần thiết có thể dẫn đến khan hiếm thuốc, khiến những bệnh nhân thực sự cần gặp khó khăn trong việc tiếp cận điều trị.

Tamiflu chỉ nên được sử dụng cho những nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao mắc cúm nặng, như trẻ dưới 5 tuổi, người già, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền – và phải có chỉ định từ bác sĩ.

Không kết hợp quá nhiều loại thuốc

Khi trẻ mắc cúm A, các triệu chứng như sốt, hắt hơi, sổ mũi khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng và tìm mua các loại thuốc trị cúm, giảm đau, hạ sốt để giúp con mau khỏi bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều thuốc cùng lúc có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Nhiều loại thuốc trị ho, hắt hơi, sổ mũi chứa paracetamol – hoạt chất giúp hạ sốt và giảm đau. Nếu vô tình dùng nhiều loại thuốc có chứa paracetamol cùng lúc, trẻ có nguy cơ bị quá liều, gây ngộ độc gan.

Do đó, khi sử dụng thuốc cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.

Không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc

Một sai lầm phổ biến mà nhiều bệnh nhân mắc phải là tự ý tăng liều thuốc với hy vọng đẩy nhanh quá trình hồi phục. Tâm lý nôn nóng khi thấy các triệu chứng cúm A kéo dài có thể khiến người bệnh sử dụng thuốc quá liều, dẫn đến nguy cơ ngộ độc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ngược lại, tự ý giảm hoặc ngừng thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm cũng không phải là lựa chọn an toàn. Việc dừng thuốc sớm có thể khiến virus chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, làm tăng nguy cơ tái phát hoặc biến chứng.

Nếu sau khi dùng thuốc theo đơn mà triệu chứng không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp, thay vì tự ý thay đổi liều lượng thuốc.

Tự ý ngừng thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm

Một sai lầm phổ biến khác là tự ý dừng thuốc khi cảm thấy bệnh đã thuyên giảm. Nhiều người lầm tưởng rằng khi các triệu chứng giảm bớt, họ đã hoàn toàn khỏi bệnh. Tuy nhiên, cúm A có thể kéo dài từ 7 - 10 ngày, và ngay cả khi các biểu hiện bên ngoài suy giảm, virus trong cơ thể vẫn có thể tiếp tục hoạt động.

Cao Bằng: Phát hiện gần 3 tấn lá thuốc lá khô không rõ nguồn gốc
Virus cúm A có thể kéo dài từ 7 - 10 ngày, và ngay cả khi các biểu hiện bên ngoài suy giảm.

Ngừng thuốc quá sớm có thể khiến virus chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, dẫn đến nguy cơ tái phát, khiến bệnh trở nên phức tạp và khó điều trị hơn.

Người bệnh cần tuân thủ đầy đủ liệu trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi cảm thấy khỏe hơn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn kịp thời.

Dùng các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc

Việc sử dụng các bài thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa cúm cho trẻ có thể gây biến chứng nguy hiểm. Nhiều bài thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả, thậm chí có thể gây phản ứng bất lợi cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, xông hơi không đúng cách cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số cha mẹ cho trẻ xông hơi bằng cách đóng kín cửa, trùm chăn để toát mồ hôi, nhưng điều này có thể khiến trẻ mất nước, kiệt sức, suy giảm sức đề kháng, thậm chí gây bỏng nặng.

Khi điều trị cúm A cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng phương pháp điều trị khoa học, an toàn, tránh áp dụng các biện pháp dân gian không rõ nguồn gốc.

Người bị cúm có nên tắm không? Người bị cúm có nên tắm không?
Bệnh cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào? Bệnh cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào?
Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Không chỉ là một loại rau quen thuộc, rau má còn là “bí quyết” chăm sóc da tuyệt vời, giúp phục hồi vết thương, giữ da săn chắc và giảm rõ rệt các nếp nhăn.
Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Muối là khoáng chất thiết yếu cho não bộ và cơ thể. Dùng nước muối pha loãng có nhiều lợi ích nhưng cần dùng cần dùng đúng cách và lưu ý liều lượng.
Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Mất ngủ là vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể cải thiện nếu bạn chủ động xây dựng những thói quen lành mạnh mỗi ngày.
Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Giải độc gan là việc bạn cần làm mỗi ngày để đảm bảo lá gan khỏe mạnh, gan có sức thực hiện trọng trách vốn dĩ thuộc về nó. Vậy uống gì để thải độc gan nhanh và hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé.
Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế vừa chỉ đạo điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP.HCM.
Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở phụ nữ, dẫn đến đột quỵ.
Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Bệnh nhân nhập viện vì buồn nôn, tê bì và tụt huyết áp sau khi ăn nhiều củ ấu tàu thay cơm. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc aconitin trong củ ấu tàu.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm nay, trên nền bệnh đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động