Những công dụng tuyệt vời của cây sả đối với sức khỏe
Đặc điểm của cây sả
Sả hay Chi Sả là loại thực vật sống lâu năm, có tên khoa học là Cymbopogon. Tính đến hiện nay, Chi Sả có khoảng 55 loài khác nhau, trong đó tại Việt Nam có khoảng 15 loài, phổ biến nhất là sả chanh và sả java.
Sả chanh và sả Java |
Sả là loài cỏ mọc lâu năm, thường mọc thành dạng bụi, cao khoảng 1 đến 1,5m, thân màu xanh trắng hoặc ngả tía, lá hẹp, dài, mép nhám, bẹ lá có sọc dọc, quấn vào nhau, hoa mọc thành chùm, không có cuống.
Sả sau khi du nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng trở nên phổ biến tại khắp cả nước, nhất là vùng Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Bộ.
Cây sả |
Cách thu hoạch và sử dụng cây sả
Cây sả có thể được thu hoạch vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Sả chủ yếu được dùng tươi nên nếu trong nhà có trồng, bạn chỉ cần hái đủ lượng cần thiết về rửa và chế biến chứ không cần hái quá nhiều để bảo quản. Bộ phận có giá trị và cần thu hoạch là thân và lá sả.
Thành phần hóa học của cây sả
Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, thành phần chủ yếu của sả là citral, geraniol và citronellol, có tác dụng sát khuẩn, giảm đau,... Ngoài ra, sả còn có hàm lượng các chất limonene, isopulegol, acid citronellic,...
Thành phần dinh dưỡng của cây sả
Củ sả được dùng rất phổ biến làm gia vị chế biến thức ăn. Ngoài làm tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, sả cũng có nhiều thành phần có giá trị và ích lợi đối với sức khỏe con người.
Trong củ sả có hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào và phong phú. Trong đó phải kể đến hàm lượng khoáng chất đa dạng (sắt, magie, kali, kẽm), cùng hàm lượng folate rất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, trong sả còn có hàm lượng mangan cao, đây là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể với tác dụng hàng đầu là phòng ngừa bệnh loãng xương, thiếu máu và một số bệnh lý khác.
Tinh dầu sả |
Những công dụng tuyệt vời của sả với sức khỏe con người
Tốt cho hệ tiêu hóa: Sả có vị cay tê nhưng không nóng, khi kết hợp với các món ăn rất kích thích vị giác. Đây cũng là chất giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, tốt cho khả năng tiêu hóa trong cơ thể, chống đầy hơi, ngăn ngừa sự hình thành của đờm nhớt, chống hôi miệng hiệu quả. Tinh dầu từ sả giúp hỗ trợ ăn uống kém, các vấn đề về đường tiêu hóa, giảm buồn nôn, giảm chứng đau dạ dày, tiêu chảy,…
Phòng chống ung thư: Trong sả có hợp chất citral được biết đến là hợp chất quan trọng có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Ngoài ra, trong cây sả còn có chứa beta-carotene-1 cũng là một loại chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Chính vì thế, sả là loại gia vị được khuyến khích nên sử dụng thường xuyên hoặc uống trà có thêm sả để bảo vệ sức khỏe.
Chữa rối loạn kinh nguyệt: Tinh dầu sả được dùng rất nhiều với công dụng làm giảm chứng đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả được áp dụng phổ biến trong đông y.
Thanh lọc cơ thể: Các thành phần trong cây sả có thể giúp loại bỏ axit uric và các chất độc hại trong cơ thể. Nhờ vậy, đây được coi là bài thuốc giải độc gan hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu.
Giúp hạ huyết áp: Tinh chất trong sả có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu, hạ huyết áp. Những người cao huyết áp được khuyến khích uống nước sả để hạ huyết áp và tăng cường tuần hoàn máu.
Tác dụng kháng viêm: Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tinh chất từ cây sả có khả năng chống oxy hóa rất tốt, kháng viêm mạnh mẽ, làm giảm căng thẳng. Đây là bài thuốc chữa các bệnh viêm nhiễm, nhất là bệnh về đường ruột rất hiệu quả.
Sả hỗ trợ điều trị các bệnh lý |
Chữa bệnh đường hô hấp: Từ lâu, cây sả đã được coi là bài thuốc hữu hiệu dùng để phòng và chữa các bệnh đường hô hấp khi chuyển mùa. Cây sả tươi hoặc tinh dầu sả được dùng để xông phòng, xông mũi họng, giúp giảm ho, giải cảm, tiêu đờm.
Tốt cho hệ thần kinh: Tinh dầu sả có tác dụng giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc. Các chất trong cây sả còn có tác dụng đáng kể trong hỗ trợ điều trị các bệnh về hệ thần kinh như: bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, động kinh, run chân tay, căng thẳng,…
Chữa bệnh về da: Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất trong cây sả có khả năng đáp ứng tốt với việc điều trị các bệnh nhiễm nấm, nhiễm khuẩn ngoài da. Trong dân gian, cây sả tươi cũng được dùng để đun nước tắm, sát khuẩn da hoặc dùng tinh dầu sả để chữa nấm da hiệu quả.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sả
Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa: Đun sôi 30 – 50g sả tươi với nước. hòa thêm một ít đường. Uống thuốc khi còn ấm nóng. Uống từ 2 – 3 lần/ngày.
Chữa đau bụng tiêu chảy: Chuẩn bị 12g củ sả, 20g củ gấu, 12g vỏ quýt phơi khô, 12g búp ổi, 3 lát gừng. Sắc tất cả nguyên liệu trên với 2 bát nước, đun còn 1 bát. Uống thuốc khi còn nóng.Có thể chia thuốc uống từ 2 – 3 lần trong ngày.
Chống trầm cảm: Sử dụng vài giọt tinh dầu sả pha trong cốc nước ấm và uống mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng trầm cảm.
Giải cảm: Đun sôi lá sả với kinh giới, lá ổi, ngải cứu, lá tre, chanh, tía tô, bạc hà. Dùng nồi nước sôi để xông hơi, giải cảm.
Lấy 15 – 30g củ sả hoặc lá sả tươi. Nấu nước củ sả hoặc lá sả, xông hơi để chữa cảm cúm.
Những lưu ý khi sử dụng cây sả
Tác dụng phụ
Sả có thể gây dị ứng hoặc kích ứng da khi sử dụng tại chỗ.
Các tác dụng phụ khác được báo cáo của sả uống bao gồm:
Khi dùng bằng đường uống: Tinh dầu sả có vẻ an toàn cho hầu hết mọi người với một lượng nhỏ được tìm thấy trong thực phẩm. Nhưng nó không an toàn khi dùng bằng miệng với một lượng lớn.
Khi thoa lên da: Tinh dầu sả có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi thoa lên da như một loại thuốc chống côn trùng. Nó có thể gây ra phản ứng hoặc kích ứng da ở một số người.
Khi hít phải: Thật không an toàn khi hít phải tinh dầu sả. Tổn thương phổi đã được báo cáo.
Sả, ở dạng thực vật, thường an toàn để sử dụng trong thực phẩm và đồ uống. Số lượng cao hơn có thể làm tăng nguy cơ phát triển các tác dụng phụ.
Các đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi dùng sả
Trẻ em: Không an toàn khi cho trẻ em uống tinh dầu sả. Có báo cáo về ngộ độc ở trẻ em.
Mang thai và cho con bú: Chưa đủ thông tin về việc sử dụng tinh dầu sả trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Giữ an toàn và tránh sử dụng.