Cây xương sông - Vị thuốc quý chữa các bệnh về đường hô hấp

Theo Y học cổ truyền, lá xương sông có vị đắng cay, tính ấm, đi vào kinh vị, phế, đại trường. Công dụng của cây xương sông là trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, chỉ thống, tiêu thũng, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa.

Đặc điểm của cây xương sông

Cây xương sông có tên khoa học là Blumea lanceolaria (Roxb), thuộc họ Cúc Asteraceae, hay còn được gọi với tên khác là xương sông, rau húng ăn gỏi,...

Cây xương sông - Vị thuốc quý chữa các bệnh về đường hô hấp
Cây xương sông

Cây xương sông là cây thân thảo sống dai, cao khoảng 1m hay hơn. Lá hình ngọn giáo, gốc thuôn dài, chóp nhọn, mép có răng cưa; cuống lá có khi có tai ngắn. Cụm hoa hình đầu màu vàng nhạt, tập hợp 2-4 cái ở nách các lá. Hoa màu vàng nhạt, mào lông màu trắng. Hoa cái ở xung quanh có tràng 3 răng; hoa lưỡng tính ở giữa có tràng 5 răng. Quả bế hình trụ, có 5 cạnh. Ra hoa tháng 1-2, có quả tháng 4-5.

Bộ phận dùng: Lá, toàn cây trên mặt đất, dùng tươi hay phơi khô trong râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô.

Thành phần hóa học: Lá chứa tinh dầu 0,24% mà thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%); còn có p-cymen (3,28%), limonen (0,12%).

Theo Y học cổ truyền, lá xương sông có vị đắng cay, tính ấm, đi vào kinh vị, phế, đại trường. Công dụng của cây xương sông là trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, chỉ thống, tiêu thũng, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa.

Cây xương sông thường được sử dụng để chữa cảm sốt, ho, viêm họng, mề đay, nôn mửa, đầy bụng,...

Cây xương sông - Vị thuốc quý chữa các bệnh về đường hô hấp

Một số bài thuốc từ cây xương sông

Chữa thấp khớp: Dùng lá xương sông giã nát, sao nóng, chườm lên vùng đau nhức hoặc viêm tấy, có thể bó lá tại chỗ, để qua đêm càng tốt. Số lượng lá xương sông tùy thuộc vào vùng tổn thương.

Chữa viêm họng: Sử dụng từ 5-10 lá xương sông bánh tẻ, rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) sau đó nhúng vào giấm để ngậm. Làm liên tục từ 5 - 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Bài thuốc này có tác dụng tốt với viêm họng cấp hoặc mạn tính, viêm amidan, viêm thanh quản kể cả trường hợp đã mất tiếng...

Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ: Dùng từ 2 - 3 lá xương sông bánh tẻ rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với khoảng 5 thìa mật ong, đem hấp cách thủy trong khoảng 10 phút rồi lấy ra, chắt nước để uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể ăn cả lá.

Chữa ho thông thường: Dùng lá xương sông cùng với lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, cho tất cả vào hấp với đường phèn hoặc mật ong để ngậm. Bài thuốc này có kết quả tốt trong điều trị chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản.

Chữa đầy bụng, khó tiêu: Dùng 30g lá xương sông, 30g tía tô, sinh khương 10g, hậu phác 10g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, đem sắc với 3 bát nước, đun sôi trong 10 phút, sau đó rót ra bát uống dần.

Lá xương sông kết hợp với húng chanh, lá hẹ, mật ong chữa ho.
Lá xương sông kết hợp với húng chanh, lá hẹ, mật ong chữa ho.

Chữa đau nhức răng: Sử dụng 20g rễ xương sông rửa sạch phơi khô, hoàng liên 10g, cho vào chai ngâm với rượu trong khoảng 10 ngày là có thể dùng được, sau đó dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi.

Chống dị ứng, tăng khả năng tình dục: Sử dụng thịt con trai băm với thịt lợn, gói lá xương xông, nướng; hoặc dùng thịt bò gói xương sông nướng trên bếp.

Ngoài ra Hạt xương sông còn có tác dụng: Làm tan huyết ứ, cầm huyết: sắc hạt và uống nhiều lần cho tan máu bầm khi bị chấn thương ứ máu.

Tê nhức tứ chi: uống nước sắc hạt xương sông mỗi ngày 15 – 20g chữa đầu ngón tay chân tê dại và mất cảm giác, lạnh tay chân…

Viêm họng: sắc hạt xương xông ngậm và uống.

Lưu thông khí huyết, giúp trẻ lâu: uống nước hãm (hoặc nước sắc loãng) hạt xương sông. Không dùng lâu vì có tác dụng phụ như khô háo trong người, táo bón…

Cây xương sông là cây thuốc quý, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn người dùng nên tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cây xương sông với mục đích chữa bệnh.

Thứ rau mọc tua tủa sau mưa, nhiều người chê đắng nhưng là vị thuốc tuyệt vời cho sức khỏe Thứ rau mọc tua tủa sau mưa, nhiều người chê đắng nhưng là vị thuốc tuyệt vời cho sức khỏe
Thứ rau của trời, nấu canh suông cũng ngon, làm vị thuốc cũng quý Thứ rau của trời, nấu canh suông cũng ngon, làm vị thuốc cũng quý
Không chỉ nấu canh ngon, cải xanh còn là vị thuốc quý Không chỉ nấu canh ngon, cải xanh còn là vị thuốc quý
Cây dại mọc tua tủa sau mưa, trước cho lợn ăn nay vừa là đặc sản ngon, vừa là vị thuốc quý Cây dại mọc tua tủa sau mưa, trước cho lợn ăn nay vừa là đặc sản ngon, vừa là vị thuốc quý
Bất ngờ với loại rau Diếp Cá vẫn ăn hàng ngày lại là vị thuốc quý Bất ngờ với loại rau Diếp Cá vẫn ăn hàng ngày lại là vị thuốc quý
Đoàn Mây

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động