Loại gia vị ít người biết tới lại có tác dụng vô cùng kì diệu đối với sức khoẻ

Củ riềng không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp mà còn có vô vàn lợi ích với sức khỏe như cải thiện mỡ máu, tăng cường miễn dịch, giàu chất chống oxy hoá,…

LOẠI GIA VỊ ÍT NGƯỜI BIẾT TỚI LẠI

CÓ TÁC DỤNG VÔ CÙNG KÌ DIỆU

Loại gia vị ít người biết tới lại có 8 tác dụng vô cùng kì diệu với sức khoẻ

Củ riềng không chỉ là loại gia vị làm tăng hương vị và mùi thơm cho món ăn mà còn là vị dược liệu giúp hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh. Vậy cụ thể những tác dụng của củ riềng tới sức khỏe là gì?

Củ riềng

Loại gia vị ít người biết tới lại có 8 tác dụng vô cùng kì diệu với sức khoẻ

Củ riềng có tên khoa học là Alpinia docinarum, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) và có nhiều tên gọi khác như riềng thuốc, riềng gió, phong khương, kìm sung hay cao lương khương. Đây là loại dược liệu có nguồn gốc từ khu vực Nam Á và thường được sử dụng trong y học cổ truyền của người Trung Quốc và người Ấn Độ trong suốt nhiều thế kỷ.

Củ riềng là bộ phận rễ phình to của cây riềng. Cây riềng là loài cây thuộc cây thân thảo, có chiều cao phát triển đến 2m. Lá của cây riềng hình mũi mác, nhọn ở phần đầu và có màu xanh. Hoa riềng thường mọc trên đỉnh cây, có màu trắng xanh, tạo hình trông như chiếc dùi và nở vào tháng 5 - 8. Quả của cây riềng có hình tròn, dạng hạch, khi chín có màu nâu và thường xuất hiện vào tháng 9 - 11. Rễ của cây riềng mọc bò ngang trên mặt đất và phát triển, phình to thành củ riềng.

Củ riềng có màu đỏ nâu khi còn non và chuyển sang màu vàng nhạt lúc già. Thân củ riềng có vảy bao phủ phía ngoài, chia thành nhiều đốt với kích thước không đều nhau và có hương thơm nhẹ. Phần ruột củ riềng có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, chứa nhiều sợi xơ và rất đặc.

Theo các nghiên cứu, thành phần hóa học của củ riềng có những chất sau:

Tinh dầu 1%.

Xineola Metylxinnamat.

Alpinin C17H16O6.

Chất cay galangola.

Galangin C15H10O5

Kaempferit C16H12O6

Với đặc tính và thành phần hóa học trên, củ riềng có nhiều lợi ích tuyệt vời với sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Sau đây cùng chúng tôi điểm danh những tác dụng của củ riềng đối với sức khỏe.

Riềng là loại gia vị chứa nhiều chất chống oxy hóa

Loại gia vị ít người biết tới lại có 8 tác dụng vô cùng kì diệu với sức khoẻ

Với lượng chất chống oxy hóa đáng kể, củ riềng có tác dung chống lại nhiều bệnh tật trước sự gây hại của các gốc tự do.

Đặc biệt, củ riềng có chứa nhóm chất chống oxy hóa polyphenol. Đây là nhóm chất có khả năng làm giảm lượng đường và cholesterol LDL xấu trong máu, cải thiện trí nhớ cũng như các lợi ích sức khỏe khác. Không những vậy, polyphenol cũng có tác dụng trong việc chống lại sự suy giảm thần kinh và các căn bệnh như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Củ riềng có tác dụng tăng

khả năng sinh sản ở nam giới

Loại gia vị ít người biết tới lại có 8 tác dụng vô cùng kì diệu với sức khoẻ
Bất động sản khu vực phía Đông thành phố được dự báo tiếp tục tăng tùy vào từng khu vực thay vì tăng ồ ạt như trước. Ảnh: Chí Hùng.

Một trong những công dụng không thể bỏ qua của củ riềng chính là cải thiện và tăng khả năng sinh sản ở nam giới.

Theo các nghiên cứu, bổ sung thực phẩm chức năng có chiết xuất từ củ riềng giúp làm tăng số lượng và độ linh hoạt của tình trùng. Điều này giúp làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới.

Tác dụng của củ riềng trong việc chống lại một số bệnh ung thư

Loại gia vị ít người biết tới lại có 8 tác dụng vô cùng kì diệu với sức khoẻ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất chứa trong củ riềng có khả năng gây chết tế bào ung thư, từ đó giúp chống lại một số căn bệnh ung thư đáng sợ.

Cụ thể, hợp chất galangin (thuộc nhóm flavonols) có trong củ riềng đã được chứng minh có thể chống lại ung thư tế bào dạ dày, u gan, bệnh bạch cầu, thậm chí còn khả thi trong việc điều trị ung thư tuyến tụy và ung thư ruột kết.

Bên cạnh đó, chiết xuất từ củ riềng còn có hiệu quả trong việc chống lại các tế bào ung thư vú, ung thư da, ống mật và ung thư gan.

Củ riềng có tác dụng

chống viêm và giảm sưng

Loại gia vị ít người biết tới lại có 8 tác dụng vô cùng kì diệu với sức khoẻ

Không chỉ riềng, các loại cây thuộc họ Zingiberaceae như gừng, nghệ đều có tác dụng giảm đau nhẹ. Mà cảm giác đau là một trong dấu hiệu của chứng viêm.

Theo kết quả của các nghiên cứu, dùng chiết xuất từ gừng và củ riềng có thể giúp giảm đau đầu gối cho những người bị thoái hóa khớp gối.

Không những vậy, củ riềng là loại dược liệu có chứa hợp chất thực vật gọi là HMP có đặc tính chống viêm mạnh. Vì thế, củ riềng có khả năng chống viêm và giảm sưng, đau.

Củ riềng có tác dụng

Kháng khuẩn, chống nhiễm trùng

Loại gia vị ít người biết tới lại có 8 tác dụng vô cùng kì diệu với sức khoẻ

Không những có tác dụng chống viêm, giảm sưng, đau, chiết xuất từ củ riềng có thể chống lại sự hoạt động của các vi khuẩn, từ đó kéo dài thời gian bảo quản một số loại thực phẩm. Điều này lý giải vì sao nhiều người có thói quen thêm củ riềng vào một số món ăn thủy hải sản vì việc làm này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn vibrio gây ra khi thực phẩm chưa được chế biến.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn chứng mình rằng chiết xuất từ củ riềng có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn gây hại như E.coli, Salmonella Typhi và Staphyloccocus aureus.

Loại gia vị ít người biết tới lại có 8 tác dụng vô cùng kì diệu với sức khoẻ

Chữa tiêu hóa kém,

mắc chứng đau bụng, tiêu chảy

Loại gia vị ít người biết tới lại có 8 tác dụng vô cùng kì diệu với sức khoẻ

Khi bị đau bụng, tiêu chảy, tiêu hóa kém, chỉ cần lấy củ riềng bào mỏng, phơi khô rồi tán bột. Pha khoảng 5g bột cùng với nước, mỗi ngày dùng 2 lần trước bữa ăn cho tới khi các triệu chứng mất hẳn.

Đau bụng do nhiễm lạnh

Loại gia vị ít người biết tới lại có 8 tác dụng vô cùng kì diệu với sức khoẻ

Với người bệnh bị đau bụng do nhiễm lạnh, có thể dùng bài thuốc từ củ riềng và các thảo dược khác để điều trị. Cụ thể, dùng 200g củ riềng với 80g hậu phác và 120g quế đã sấy khô.

Sau đó, lấy 12g hỗn hợp thuốc sắc với 200ml nước, sao cho còn lại khoảng 50ml nước thuốc. Chỉ cần dùng liên tục trong vòng 2 – 4 ngày sẽ thấy tình trạng được cải thiện.

Trị phong thấp

Loại gia vị ít người biết tới lại có 8 tác dụng vô cùng kì diệu với sức khoẻ

Khi bị phong thấp, người bệnh dùng 60g củ riềng, 60g trần bì, 60g hạt tía tô phơi khô rồi tán nhỏ. Sau đó, chỉ cần lấy 4g bột thuốc pha với nước đun sôi để nguội hoặc một chén rượu nhỏ uống mỗi ngày 2 lần.

Lưu ý một liệu trình điều trị bệnh phong thấp khoảng 5 – 7 ngày liên tục. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì uống thuốc.

Đau dạ dày cấp

Loại gia vị ít người biết tới lại có 8 tác dụng vô cùng kì diệu với sức khoẻ

Với những người bị đau dạ dày cấp, cần chuẩn bị các loại nguyên liệu sau: 6g củ riềng ( chế với đại hoàng ), 4g đinh hương, 6g thanh bì, 15g sơn tra, 6g vỏ quýt khô, 6g mộc hương và 6g cửu tiết xương bồ. Dùng các loại thảo dược này sắc lấy nước đặc chia uống 3 lần cho hết,

Trị lang ben

Loại gia vị ít người biết tới lại có 8 tác dụng vô cùng kì diệu với sức khoẻ

Để điều trị lang ben, người bệnh cần kết hợp củ riềng với chút chít ( dùng cả lá và củ ) mỗi loại 100g, 1 quả chanh tươi. Sau đó, đem hai vị thuốc giã nát rồi đun nóng cùng với nước cốt chanh.

Cuối cùng, chỉ cần để nguội, cho vào hũ có nắp đậy kín và dùng dần. Lấy bông gòn thấm dịch thuốc thoa lên khu vực cần điều trị 2 lần mỗi ngày. Lưu ý khoảng 1 tuần là thấy hiệu quả.

Một số lưu ý khi dùng củ riềng chữa bệnh

Loại gia vị ít người biết tới lại có 8 tác dụng vô cùng kì diệu với sức khoẻ

Dù có nhiều tác dụng tuyệt vời tới sức khỏe và điều trị bệnh, nhưng khi dùng củ riềng làm thảo dược chữa bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Dùng củ riềng đúng với liều lượng và thời gian được khuyến cáo.

Những người có tiền sử bị dị ứng nên thận trọng khi dùng củ riềng: Trong củ riềng có chứa tinh dầu tạo nên mùi thơm đặc trưng. Một số trường hợp bị dị ứng với tinh dầu này. Nên khi dùng củ riềng chữa bệnh mà có các biểu hiện bất thường cần dừng ngay việc dùng thuốc và đi thăm khám nếu cần thiết.

Củ riềng có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày. Nên khi dùng củ riềng làm thuốc chữa bệnh dạ dày, cần kết hợp với các vị thuốc khác để tránh làm tăng tình trạng bệnh.

Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi dùng củ riềng. Dù không có nghiên cứu nào chứng minh tác hại của củ riềng với những đối tượng này nhưng tốt nhất khi dùng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về tác dụng của củ riềng cũng như những bài thuốc từ thảo dược và một số lưu ý khi dùng củ riềng để chữa trị các loại bệnh. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp người bệnh dùng củ riềng đúng cách.

Bí ngô - Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sức khoẻ Bí ngô - Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sức khoẻ
Ai bảo chỉ cho lợn ăn, loại rau này giờ là đặc sản vừa ngon, vừa là dược liệu tốt cho sức khỏe Ai bảo chỉ cho lợn ăn, loại rau này giờ là đặc sản vừa ngon, vừa là dược liệu tốt cho sức khỏe
Loại lá đầy vườn không ai hái lại cực kỳ tốt cho sức khỏe Loại lá đầy vườn không ai hái lại cực kỳ tốt cho sức khỏe

Thanh An

Thanh An

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố danh sách 114 điểm bán lẻ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố.
Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, hiện diện trong các bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng thịt bò mua ngoài chợ có mùi vị không ngon, thậm chí nghi ngờ mình mua phải thịt bò giả?
Ai không nên ăn rau cải cúc?

Ai không nên ăn rau cải cúc?

Sở hữu mùi hương hấp dẫn và mang vị giòn ngọt đặc trưng nên rau cải cúctrở thànmón ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng loại thực phẩm tưởng như an toàn và thân thiện này lại có thể mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt là một số trường hợp được khuyến cáo không nên ăn.
Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Người dân tuyệt đối không đốt củi, đốt than để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas bởi khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng.
Napharco – khát khao tạo nên cộng đồng khỏe mạnh

Napharco – khát khao tạo nên cộng đồng khỏe mạnh

Xây dựng dây chuyền sản xuất hiện đại, tiêu chuẩn sản xuất khắt khe, kết tinh đội ngũ nhân sự chất lượng cao, tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm thật sự có giá trị với sức khỏe, đó chính là nỗ lực của Công ty TNHH Dược phẩm Napharco nhằm vươn tới mục tiêu tạo nên cộng đồng khỏe mạnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động