Nhiều dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo Thực phẩm BVSK giảm cân Vinslim V3?

Đánh vào tâm lý người tiêu dùng, TPCN Vinslim V3 đang được quảng cáo, bán rộng rãi trên nhiều trang mạng với những lời cam kết đầy “sức nặng” như: giảm cân nhanh, không tăng lại, không tác dụng phụ… , có dấu hiệu “lừa dối” khách hàng?
Nhiều chiêu trò quảng cáo “thổi phồng” công dụng Thực phẩm BVSK Viên sủi Suca? Thổi phồng công dụng Thực phẩm BVSK Đại Cốt Đan để trục lợi trên sức khỏe người dùng? Tràn lan quảng cáo TPCN Khang Cốt Đơn có dấu hiệu trái luật, lừa dối người dùng
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe/Thực phẩm chức năng (TPCN) không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều gian thương đã quảng cáo thổi phồng công dụng TPCN như thuốc đặc trị, “thần dược”, thậm chí sử dụng cả chiêu trò gọi điện tự xưng là bác sĩ để tư vấn lừa bán TPCN khiến nhiều người lâm vào "cảnh tiền mất, tật mang" và cướp đi cơ hội điều trị đúng cách, kịp thời của người bệnh.

Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, tình trạng quảng cáo TPCN sai sự thật hiện nay đang diễn ra tràn lan trên mạng internet, tập trung vào nhiều nhóm sản phẩm khác nhau, như sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng sinh lý, sản phẩm liên quan tới các bệnh về xương khớp, da liễu,… Đặc điểm chung của các quảng cáo này cơ bản là vi phạm các lỗi như:

- Quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung của cơ quan y tế;

- Quảng cáo không đúng nội dung đã được thẩm định;

- Mượn hình ảnh của nhân viên y tế và lời cảm ơn của bệnh nhân, các nghệ sĩ, diễn viên để quảng cáo thổi phồng công dụng của sản phẩm…

Bộ Y tế cùng các ngành liên quan thời gian qua đã đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn các sai phạm này, ngoài xử lý theo quy định của Nhà nước, Bộ còn công khai vi phạm trên trang web của Cục ATTP, trên trang của Bộ Y tế và thông tin cho các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, hành vi vi phạm vẫn diễn tiến ngày càng tinh vi, phức tạp.

PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng ATTP nhiều lần cho biết: Việc lừa dối, quảng cáo TPCN có tác dụng như thuốc chữa bệnh, là những hành vi bất chấp luân thường đạo lý. Đây là nỗi bức xúc không chỉ của cơ quan quản lý mà của rất nhiều người tiêu dùng. Người dân cần nêu cao cảnh giác, khi có bệnh thì nên đến bệnh viện để khám và điều trị sớm, không nên tự ý mua thuốc hay các sản phẩm TPCN quảng cáo trôi nổi.

Thực hiện tuyến bài góp phần chấn chỉnh vấn nạn này, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng thông tin tới độc giả bài phản ánh về hiện trạng TPCN giảm cân Vinslim V3 của Công ty TNHH Thương mại Genix đang được quảng cáo tràn lan tại nhiều trang mạng khác nhau, có dấu hiệu lừa dối người dùng!

Nhiều dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo Thực phẩm BVSK giảm cân Vinslim V3?
TPCN nhưng được quảng cáo như “thần dược”

“Lộng ngôn” trong quảng cáo

Giảm cân, làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của chị em phụ nữ trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, thay vì tìm đến các biện pháp như ăn kiêng, tập thể dục, nhiều người đã tìm đến các loại trà, thuốc giảm cân với mong muốn có công dụng nhanh chóng. Nắm bắt được nhu cầu này, thị trường thực phẩm chức năng dành cho giảm cân ngày càng sôi động, kéo theo đó là thực trạng “đánh lận con đen” để trục lợi của những gian thương. Trong đó, sản phẩm Vinslim V3 đang được quảng cáo “rầm rộ” trên nhiều trang mạng, không đúng công dụng thật sự của sản phẩm?

Dù chỉ là thực phẩm Bảo vệ Sức khỏe (BVSK), sản phẩm ViSlim V3 được Cục An toàn Thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố số 9096/2020/ĐKSP, ngày 20/9/2020 Giấy xác nhận nội dung Quảng cáo số: 3117/2020/XNQC-ATTP ngày 5/10/2020 và cho Công ty TNHH Thương mại Genix, (địa chỉ tại tầng 5, Số 8 ngõ 80 phố Nguỵ Như Kon Tum, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội), đại diện pháp lý là ông Nguyễn Đức Giang.

Sản phẩm chỉ có công dụng đơn thuần là: Hỗ trợ tăng cường chuyển hóa chất béo, hỗ trợ giảm béo; do Công ty CP Dược phẩm Fresh Life (Cụm CN An Xá, phường Mỹ Xá, TP. Nam Định, T. Nam Định) sản xuất.

Tuy nhiên, khi tìm kiếm trên Google với cụm từ “giảm cân Vinslim V3” cho ra hàng loạt các trang mạng như: www.vinslimv3.net, www.giamcanslimv3.info, www.giamcankhonggiamnuoc.xyz, www.giamcanvinslimv3.xyz, www.giamcantainha.website, vinslimv3.company.site, www.giamcanvinslimv3.com.vn, www.sieuphamvinslimv3.online v.v… Truy cập các trang này, hầu hết có nội dung quảng cáo sản phẩm viên sủi Vinslim V3 như thuốc chữa bệnh; sử dụng hình ảnh Y bác sỹ, nội dung cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo TPCN.

Nhiều dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo Thực phẩm BVSK giảm cân Vinslim V3?
Sử dụng hình ảnh chuyên gia Y tế để quảng cáo tràn lan

Để bán hàng, các website này sử dụng rất nhiều thuật ngữ “tâng bốc” sản phẩm như thần dược: “Giảm 10 cân sau 2 tháng an toàn – hiệu quả”, “Không tăng lại”, Hết lo bụng mỡ chỉ sau vài tuần”, “Giảm cân nhanh chóng sau 2 tuần”, “Giảm tận gốc các mô mỡ trong cơ thể thay vì giảm nước mà không gây mệt mỏi”… Trong khi đó, VinSlim V3 chỉ là thực phẩm BVSK.

Theo khoản 2, điều 27, Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn Thực phẩm nêu rõ: “Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”. Nhưng, tại hầu hết các website nêu trên đều sử dụng hình ảnh PGS.TS Trần Đình Toán, Nguyên Viện trưởng Viện dinh dưỡng Lâm sàng; Bác sĩ CK II Trần Quang Đạt, Trường Đại Học Y Hà Nội,… để quảng cáo Vinslim V3, dẫn dụ người dùng!

Địa chỉ hoạt động “ảo”

Liên hệ đến số hotline: 0389.708.832 đăng tải trên website https://www.vinslimv3.net/ để mua sản phẩm, 5 phút sau, PV được một nam nhân viên xưng tên Đức Anh số điện thoại 0867.715.xxx gọi lại hỏi thăm về tình trạng bệnh, cam kết sau khi dùng từ 30 – 40 ngày sẽ giảm đến 7 cân tùy cơ địa; một hộp với giá 790.000đ, mua 2 hộp tặng 1 hộp. Đồng thời, người này còn “nổ” rằng, sản phẩm đã được Bộ Y tế thẩm định. Trên thực tế, Cục ATTP (Bộ Y tế) mới chỉ cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm này của doanh nghiệp. Còn chất lượng ra sao thì cần thực hiện công tác hậu kiểm, và cũng chỉ để chứng thực chất lượng sản phẩm (công dụng, thành phần) như đã công bố. Do vậy, việc quảng cáo này là thiếu cơ sở và có dấu hiệu mạo danh Bộ Y tế!

Khi hỏi địa chỉ trực tiếp để đến mua sản phẩm, nam nhân viên này hướng dẫn PV đến số 8, ngõ 80, Phố Ngụy Như Kon Tum, Phường Nhân Chính, Thanh Xuân. Nhưng khi tới trực tiếp địa chỉ này, dù có biển hiệu công ty gắn trước cửa, nhưng một số nhân sự làm việc tại tòa nhà cho biết, hiện không có Công ty TNHH Thương mại Genix nào hoạt động tại tầng 5 nhà này!?

Nhiều dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo Thực phẩm BVSK giảm cân Vinslim V3?
Có biển hiệu, nhưng không có văn phòng làm việc

Vậy, câu hỏi đặt ra là địa điểm nào mới là nơi hoạt động chính thức của công ty? Người tiêu dùng khi mua sản phẩm VinSlim V3 được quảng cáo là “giảm 10 cân sau 2 tháng”, nếu gặp sự cố về tính mạng và sức khỏe do dùng sản phẩm biết tìm công ty này ở đâu để khiếu nại, làm rõ? Khi cần tổ chức thanh kiểm tra hoạt động của Công ty TNHH Thương mại Genix, các cơ quan lý nhà nước sẽ đi đâu để thực hiện?

Kính đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có), bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo tính tôn nghiêm của pháp luật.

Thương hiệu và Sản phẩm sẽ tiếp tục thông tin!

Tạ Tôn - Hồng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tiệm bánh mì Phượng bị phạt 96 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Tiệm bánh mì Phượng bị phạt 96 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Cơ sở kinh doanh bánh mì Phượng 2 (Tp. Hội An, Quảng Nam) bị tạm đình chỉ hoạt động 3 tháng, phạt hành chính 96 triệu đồng và phải hoàn trả kinh phí cho các cá nhân, tổ chức bị ngộ độc thực phẩm được khám và điều trị tại các cơ sở y tế…
Đề xuất phạt tiệm bánh mì Phượng hơn 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 5 tháng

Đề xuất phạt tiệm bánh mì Phượng hơn 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 5 tháng

Sau khi nhiều người bị ngộ độc do ăn bánh mì Phượng, Sở Y tế Quảng Nam kiến nghị xử phạt 110.500.000 triệu đồng, đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 3-5 tháng đối với cơ sở bánh mì Phượng ở số 02B Phan Châu Trinh, phường Minh An, TP Hội An, Quảng Nam.
Thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng

Thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành Thông báo về việc thu hồi sản phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng-lọ 250g do không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Royal Premium Placenta & Collagen 30.000 sử dụng giấy công bố sản phẩm giả

Royal Premium Placenta & Collagen 30.000 sử dụng giấy công bố sản phẩm giả

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã cảnh báo giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm Royal Premium placenta & collagen 30.000 giả mạo.
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet tiếp tục vi phạm về quảng cáo

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet tiếp tục vi phạm về quảng cáo

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet tiếp tục quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo khi: quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, quảng cáo không phù hợp với Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.
Sản phẩm Tiểu đường bà Sáu giả mạo giấy tờ của Bộ Y tế

Sản phẩm Tiểu đường bà Sáu giả mạo giấy tờ của Bộ Y tế

Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trên mạng xã hội xuất hiện quảng cáo sản phẩm Tiểu đường bà Sáu có sử dụng hình ảnh 2 loại giấy giả mạo của Cục.
Cẩn trọng khi sử dụng viên nén Clorocid TW3

Cẩn trọng khi sử dụng viên nén Clorocid TW3

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành Văn bản bản 9098/QLD-CL thông báo về sản phẩm trên nhãn ghi viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), có ghi ngày sản xuất từ sau ngày 15/9/2019 đến nay là thuốc giả.
Truy tìm nguồn gốc lô thuốc kháng sinh giả Cefixim 200

Truy tìm nguồn gốc lô thuốc kháng sinh giả Cefixim 200

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội, đề nghị cơ quan này khẩn trương phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389 và các cơ quan chức năng liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra Công ty TNHH Linh Chi và các đơn vị có liên quan đến lô thuốc kháng sinh giả Cefixim 200.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nano Fucoidan quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nano Fucoidan quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nano Fucoidan được quảng cáo trên một số website gây hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh, sử dụng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo không đúng nội dung.
Bộ Y tế thông báo thuốc giả mang nhãn mác Rotexmedica sản xuất, Rotex Việt Nam nhập khẩu

Bộ Y tế thông báo thuốc giả mang nhãn mác Rotexmedica sản xuất, Rotex Việt Nam nhập khẩu

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc phát hiện trên thị trường một số thuốc giả.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động