Nhiều chiêu trò quảng cáo “thổi phồng” công dụng Thực phẩm BVSK Viên sủi Suca?

Mặc dù chỉ là Thực phẩm chức năng, nhưng Viên sủi Suca lại đang được quảng cáo trên nhiều trang điện tử như thuốc điều trị viêm xoang. Không chỉ vậy, trên các website này còn có nhiều dấu hiệu về những sai phạm khác nhằm trục lợi trên niềm tin, sức khỏe người tiêu dùng.
Tràn lan quảng cáo TPCN Khang Cốt Đơn có dấu hiệu trái luật, lừa dối người dùng Bình Thuận: Tạm giữ gần 40.000 sản phẩm mỹ phẩm, TPCN, hàng tiêu dùng nghi nhập lậu “Ma trận” quảng cáo Mỹ Phẩm, TPCN - Kỳ 4: Cục ATTP thông tin về các sản phẩm tại Hệ thống Siêu thị làm đẹp
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe/Thực phẩm chức năng (TPCN) không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều gian thương đã quảng cáo thổi phồng công dụng TPCN như thuốc đặc trị, “thần dược”, thậm chí sử dụng cả chiêu trò gọi điện tự xưng là bác sĩ để tư vấn lừa bán TPCN khiến nhiều người lâm vào "cảnh tiền mất, tật mang" và cướp đi cơ hội điều trị đúng cách, kịp thời của người bệnh.

Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, tình trạng quảng cáo TPCN sai sự thật hiện nay đang diễn ra tràn lan trên mạng internet, tập trung vào nhiều nhóm sản phẩm khác nhau, như sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng sinh lý, sản phẩm liên quan tới các bệnh về xương khớp, da liễu,… Đặc điểm chung của các quảng cáo này cơ bản là vi phạm các lỗi như:

- Quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung của cơ quan y tế;

- Quảng cáo không đúng nội dung đã được thẩm định;

- Mượn hình ảnh của nhân viên y tế và lời cảm ơn của bệnh nhân, các nghệ sĩ, diễn viên để quảng cáo thổi phồng công dụng của sản phẩm…

Bộ Y tế cùng các ngành liên quan thời gian qua đã đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn các sai phạm này, ngoài xử lý theo quy định của Nhà nước, Bộ còn công khai vi phạm trên trang web của Cục ATTP, trên trang của Bộ Y tế và thông tin cho các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, hành vi vi phạm vẫn diễn tiến ngày càng tinh vi, phức tạp.

PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng ATTP nhiều lần cho biết: Việc lừa dối, quảng cáo TPCN có tác dụng như thuốc chữa bệnh, là những hành vi bất chấp luân thường đạo lý. Đây là nỗi bức xúc không chỉ của cơ quan quản lý mà của rất nhiều người tiêu dùng. Người dân cần nêu cao cảnh giác, khi có bệnh thì nên đến bệnh viện để khám và điều trị sớm, không nên tự ý mua thuốc hay các sản phẩm TPCN quảng cáo trôi nổi.

Thực hiện tuyến bài góp phần chấn chỉnh vấn nạn này, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng thông tin tới độc giả bài phản ánh về hiện trạng sản phẩm Viên sủi Suca đang được quảng cáo tràn lan tại nhiều trang điện tử khác nhau, có dấu hiệu "thổi phồng" công dụng, lừa dối người tiêu dùng!

Nhiều chiêu trò quảng cáo “thổi phồng” công dụng Thực phẩm BVSK Viên sủi Suca?
Viên sủi Suca (Ảnh chụp màn hình)

Nhiều dấu hiệu sai phạm trong quảng cáo, bán hàng?

Theo Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm số 5626/2020/ĐKSP và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 2139/2020/XNQC-ATTP tại Cục An Toàn Thực Phẩm, Viên sủi Suca do Công ty CP Ilibeauty Cosmetics (địa chỉ tại số 97, tổ 9, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội) phân phối và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy của Công ty TNHH Thương mai Dược phẩm Trang Ly (địa chỉ tại Khu công nghiệp Nguyên Khê, Tổ 61 Thị Trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Là sản phẩm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện; Tuy nhiên, để PR cho sản phẩm Viên Sủi Suca , hiện nhiều website đang bất chấp mọi thủ đoạn để lừa mị người tiêu dùng, dẫn dụ khách hàng mua sản phẩm.

Cụ thể, khi tra cứu sản phẩm Viên Sủi Suca trên trang tìm kiếm Google thì hàng loạt các website: suca.com.vn; chuabenhxoang.online, suca.me, vietnampc.vn, suca.site, uudai.viemxoangsuca.com, viensuisuca.net, sucaviensuixoang.site, viensuixongsuca.com, viensui.suca.club, viensuisucachinhhang.com, viensuinguaxoong.site, sucachinhhang.work, viensuisucaxoang.com, viensui.suisuca.club, v.v… hiện lên, đều trích dẫn, giới thiệu sản phẩm này như thuốc chữa bệnh.

Nhiều chiêu trò quảng cáo “thổi phồng” công dụng Thực phẩm BVSK Viên sủi Suca?
Quảng cáo TPCN như thuốc chữa bệnh

Điểm chung của những trang điện tử này là sử dụng hàng loạt các từ ngữ “phóng đại” như: Giảm ngay các triệu chứng về xoang; Viên sủi ngừa xoang số 1 Việt Nam; Cam kết hiệu quả vượt trội sau 2 tuần; Hiệu quả gấp 89 lần viên sủi thông thường; Chỉ sau 1 tuần đầu tiên sau khi sử dụng viên sủi Suca các triệu chứng viêm xoang đã được giảm đi hiệu quả; Sử dụng chính Enzyme trong cơ thể để chữa lành, mang lại hiệu quả tận gốc, hiệu quả lâu dài và hạn chế tái phát.

Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng ngôn từ gây hiểu lầm; hầu hết các trang này còn dùng hình ảnh, video, danh tính của y bác sĩ và lời cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo cho sản phẩm. Cụ thể tại website www.suisuca.com, www.uudai.viemxoangsuca.com, www.viensui.suisuca.com, v.v… đã sử dụng hình ảnh của PGS.TS – Nguyễn Thị Ngọc Dinh (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương) để tạo niềm tin với người sử dụng. Rất nhiều lời cảm ơn của bệnh nhân, nghệ sĩ cũng được sử dụng “tràn lan” trên hầu hết các website đăng bán sản phẩm này.

Nhiều chiêu trò quảng cáo “thổi phồng” công dụng Thực phẩm BVSK Viên sủi Suca?
Sử dụng nhiều hình ảnh nghệ sĩ, lời cảm ơn của người bệnh để bán hàng

Không chỉ vậy, tại website https://www.sucaviensuixoang.site/, trang này còn ngang nhiên quảng cáo sản phẩm Viên sủi Suca “đã được Bộ Y Tế kiểm định chất lượng và cấp giấy chứng nhận dược phẩm đạt chuẩn”. Trên thực tế, Bộ Y tế mới chỉ cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm này. Kết quả thực tế ra sao thì cần thanh tra, hậu kiểm mới có thể kết luận. Đồng thời công tác hậu kiểm cũng cơ bản để xác nhận chất lượng sản phẩm đúng như doanh nghiệp đã công bố. Do vậy, việc quảng cáo này phải chăng là thiếu cơ sở và có dấu hiệu mạo danh cơ quan Y tế?

Trong tư cách khách hàng bị viêm xoang, Phóng viên (PV) liên hệ đến số điện thoại 0968.709.399 đăng tải https://suca.com.vn/, lập tức PV nhận được cuộc gọi từ số liên lạc 0983.872.xxx, nam thanh niên tự xưng là “dược sĩ” cho biết với tình trạng bệnh xoang này, chỉ với 2 liệu trình với giá 790.000đ/hộp, mua 2 hộp được tặng 1 xịt Suca Spray; cam kết chữa khỏi đến 90% bệnh.

Ai chịu trách nhiệm?

Tại một diễn biến khác, khi trao đổi với PV về vấn đề trụ sở chính tại địa chỉ tại số 97, tổ 9, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội) đã đóng cửa, không hoạt động; nhân viên truyền thông tại Ilibeaty Cosmetics tên Linh cho biết: “Thời gian này không có trụ sở chính, nhân viên làm việc online và đang tìm chỗ mới”. Tuy nhiên, doanh nghiệp này chưa thông báo việc thay đổi trụ sở đến tổ chức, cơ quan có liên quan và người tiêu dùng; Vậy, khi khách hàng cần khiếu nại về chất lượng sản phẩm, thì tìm đến đâu? Ai, đơn vị nào sẽ trực tiếp giải quyết?

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm quy định: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh”.

Ngoài ra, Khoản 15, Điều 6 Luật Dược 105/2016/QH13 cũng quy định: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.

Căn cứ những quy định trên, có thể thấy, việc quảng cáo sản phẩm Viên sủi Suca hiện nay đang có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng, dễ khiến người tiêu dùng lầm tưởng về công dụng, chất lượng thực sự của sản phẩm này.

Đối với những thông tin liên quan việc sản phẩm Viên sủi Suca quảng cáo có dấu hiệu sai quy định pháp luật, dư luận không khỏi thắc mắc Công ty Cổ phần Ilibeauty Cosmetics (đơn vị phân phối, công bố sản phẩm) có chịu trách nhiệm về những nội dung quảng cáo sai lệch nói trên?

Thương hiệu & Sản phẩm sẽ tiếp tục thông tin!

Tạ Tôn - Hồng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cẩn trọng với chiêu trò quảng cáo thực phẩm chức năng là "thần dược"

Cẩn trọng với chiêu trò quảng cáo thực phẩm chức năng là "thần dược"

Để tránh bị lừa bởi những quảng cáo sai sự thật, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin, xem xét sản phẩm có được chứng nhận lưu hành của các cơ quan chức năng hay không...
Công ty Chị Em Rọt, Hoa hậu Thùy Tiên lên tiếng giữa ồn ào về kẹo rau củ Kera

Công ty Chị Em Rọt, Hoa hậu Thùy Tiên lên tiếng giữa ồn ào về kẹo rau củ Kera

Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt (CER Group), đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm kẹo rau củ Kera cùng Hoa hậu Thùy Tiên đã có thông báo chính thức cũng như gửi lời xin lỗi đến khán giả về những ồn ào về kẹo rau củ Kera.
Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục quảng cáo "lố" kẹo rau củ: Đừng để bị đánh lừa!

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục quảng cáo "lố" kẹo rau củ: Đừng để bị đánh lừa!

Cục An toàn thực phẩm ( Bộ Y tế) cho biết, đã có văn bản gửi Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung SUPERGREENS GUMMIES với tên gọi là Kẹo rau củ Kera...
Cảnh báo tình trạng mạo danh Bộ Y tế mở khóa đào tạo tâm lý cho trẻ

Cảnh báo tình trạng mạo danh Bộ Y tế mở khóa đào tạo tâm lý cho trẻ

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện trang Fanpage "Khoá Đào tạo Tâm Lý Trẻ Em Bộ Y tế 2025", sử dụng trái phép logo và các hình ảnh, nội dung nhận diện thương hiệu của Bộ Y tế; đăng tải các nội dung giả mạo Bộ Y tế tuyển sinh khoá học.
Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu

Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh thuốc kháng virus điều trị cúm mùa, đặc biệt là cúm A, với trọng tâm là các vi phạm về quản lý giá thuốc.
Gỡ “nút thắt” đối với kiểm soát thuốc đặc biệt

Gỡ “nút thắt” đối với kiểm soát thuốc đặc biệt

Bộ Y tế đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định kiểm soát thuốc đặc biệt tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.
Đình chỉ lưu hành, thu hồi 4 loại mỹ phẩm không đạt chất lượng

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 4 loại mỹ phẩm không đạt chất lượng

Sở Y tế Hà Nội vừa quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy 4 loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng trên địa bàn thành phố. Các sản phẩm vi phạm bị phát hiện chứa chất cấm hoặc không đúng tiêu chuẩn công bố.
Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm

Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội vừa triển khai kế hoạch kiểm tra và rà soát toàn diện các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên toàn thành phố. Mục tiêu của đợt rà soát này là đánh giá tổng thể tình hình an toàn thực phẩm tại Hà Nội, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.
Hà Nội phát hiện hơn 93.000 hũ yến chưng không rõ nguồn gốc

Hà Nội phát hiện hơn 93.000 hũ yến chưng không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội vừa phát hiện, tạm giữ hơn 93.000 hũ yến chưng không rõ nguồn gốc.
Bộ Y tế cảnh báo thủ đoạn giả mạo các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm

Bộ Y tế cảnh báo thủ đoạn giả mạo các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Sở An toàn thực phẩm TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh về việc thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động