Người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống được người Việt Nam thường làm vào Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Bánh chưng xanh Hải Yến 20 Dâng lễ vật bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng CEO Nguyễn Thu Hoài: “Công thức bí truyền” của bánh chưng Nương Bắc là tâm huyết người làm bánh

Người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bao nhiêu bánh chưng

Người bệnh tim, tiểu đường có được ăn bánh chưng không?
Với những người mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường, việc thưởng thức bánh chưng cần nhiều lưu ý đặc biệt.

Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn. Trong đó, gạo nếp thuộc nhóm thực phẩm tinh bột, còn đậu xanh và thịt lợn thuộc nhóm đạm và mỡ. Theo Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), một chiếc bánh chưng 1 kg trung bình được gói trong ngày Tết sẽ có 500g gạo nếp, 100 g đậu xanh, 100 g thịt heo nhiều mỡ và 5 g củ hành tươi.

Thành phần dinh dưỡng của bánh chưng như trên sẽ là protid 79,55 g, lipid 47,2 g, glucid 427,84 g, muối khoảng 7,13 g (canxi 0,233 g, photpho 1,025 g, sắt 0,016 g...), vitamin A 0,081 mg, vitamin B1 1,68 g, vitamin B2 0,43 mg, vitamin PP 13,21 mg...

BS.CKI Trần Thị Kim Thanh - Trưởng khoa Tim mạch IV – Khoa Nội tim mạch – Chuyển hóa, Bệnh viện Tim Tâm Đức (TPHCM) cho biết, bánh chưng rất giàu dinh dưỡng, cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào. Một chiếc bánh chưng trung bình có trọng lượng khoảng 1 kg, tương đương 1810 calo. Một phần nhỏ (1/8 chiếc bánh chưng) sẽ cung cấp 226 calo.

Lượng calo trong 1 chiếc bánh chưng tương đương với 10 chén cơm trắng, 36 cái bánh dày nhân đậu xanh nhỏ, hoặc 5 tô phở. Đối với người bình thường, ăn nhiều bánh chưng có thể làm tăng cân và tăng nguy cơ tim mạch, do lượng thịt heo chứa mỡ làm tăng cholesterol máu. Ăn kèm với dưa hành, dưa kiệu chứa nhiều muối cũng làm tăng huyết áp. Đối với người đái tháo đường, ăn nhiều bánh chưng càng nguy hiểm hơn vì có thể làm đường huyết tăng cao, gây biến chứng nghiêm trọng.

Theo BS Trần Thị Kim Thanh, để ăn bánh chưng tốt cho người bệnh tim mạch, bạn nên lưu ý: Tiêu thụ có chừng mực, chỉ nên ăn phần nhỏ bánh chưng (1/8 bánh chưng bằng 1 chén cơm). Sau khi ăn bánh chưng, cần giảm lượng thức ăn trong bữa chính còn lại để không vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể. Nên tự làm bánh chưng tại nhà với các nguyên liệu tự nhiên, có thể giảm bớt phần gạo nếp, thay bằng thịt nạc heo, ướp thịt với ít gia vị. Ăn kèm với các loại rau xanh, dưa cải chua;

Không nên ăn bánh chưng chiên. Vì bánh chưng vốn dĩ đã chứa nhiều chất béo từ thịt mỡ, là thành phần chính trong nhân bánh. Khi chiên lên sẽ làm tăng đáng kể tổng lượng chất béo gây nguy cơ tăng cholesterol máu và ảnh hưởng đến tim mạch. Đặc biệt, với người mắc bệnh tim, tiểu đường, việc ăn bánh chưng chiên càng không được khuyến khích do có thể làm tăng huyết áp và đường huyết. Sau khi ăn, nên đi bộ 30 phút để hỗ trợ tiêu hóa và cần tập luyện thường xuyên để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Lưu ý về dinh dưỡng ngày Tết cho bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường

Đối với người bệnh tim mạch

Người bệnh tim, tiểu đường có được ăn bánh chưng không?

Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, ví dụ như thịt ba chỉ, da gia cầm (da gà, da vịt) và da động vật (da heo).

Hạn chế các loại thịt được bảo quản hoặc ướp muối, chẳng hạn như cá muối, lạp xưởng và xíu mại.

Ưu tiên nấu bữa ăn nhiều rau xanh, với cách chế biến như luộc, hấp hoặc xào ít dầu.

Chọn loại thịt có hàm lượng chất béo thấp hoặc các loại thịt thay thế như cá, hải sản và ăn ở mức vừa phải.

Sử dụng nguồn đạm thực vật như đậu hũ, đậu nành, các loại đậu.

Nên tự nấu ăn ở nhà để kiểm soát lượng gia vị.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường

Người bệnh tim, tiểu đường có được ăn bánh chưng không?

Hạn chế các loại bánh chứa nếp, thực phẩm giàu tinh bột và carbohydrate như gạo, bánh mì trắng và mì. Đối với đồ uống, hãy uống nước lọc hoặc nước trà không đường thay vì rượu hoặc nước ép trái cây. Nên ăn nhẹ bằng các loại hạt hoặc yến mạch trước khi đến thăm nhà bạn bè hoặc họ hàng. Điều này giúp tránh cảm giác đói và không ăn quá nhiều thức ăn tại bữa tiệc. Ăn nhiều rau xanh và trái cây ít đường, cố gắng ăn theo quy tắc đĩa thức ăn gồm ½ đĩa rau xanh, ¼ đĩa đạm, ¼ đĩa tinh bột.

Bên cạnh đó, một cách để giảm lượng thức ăn nạp vào là ăn chậm, nhai kỹ hoặc chọn đĩa ăn nhỏ hơn nếu có thể. Uống nước trước khi ăn để giúp dạ dày no hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, uống nước giúp giữ đủ nước giữa các bữa ăn và loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể. Tránh thức ăn nhiều chất béo.

Ăn nhiều món yêu thích trong dịp Tết có thể khiến bạn vui vẻ lúc này, nhưng sau đó thì sao? Việc không tuân thủ chế độ ăn uống trong vài ngày có thể gây tác động tiêu cực đến tình trạng đái tháo đường, dẫn đến các biến chứng như bệnh lý thần kinh tiểu đường hoặc hôn mê do tăng đường huyết. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó nên quan tâm và theo dõi sức khỏe của mình hằng ngày.

Thực tế cho thấy, với những người mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường, việc lựa chọn cách ăn uống phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe. Hãy nhớ rằng, sự chừng mực và thói quen lành mạnh không chỉ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn hương vị ngày Tết mà còn bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Các dụng cụ tập gym tại nhà hiệu quả cho cơ thể khỏe mạnh Các dụng cụ tập gym tại nhà hiệu quả cho cơ thể khỏe mạnh
Những sai lầm cản trở quá trình giảm cân Những sai lầm cản trở quá trình giảm cân
Các bệnh thường gặp trong mùa đông Các bệnh thường gặp trong mùa đông
Những lợi ích tuyệt vời từ vỏ bưởi Những lợi ích tuyệt vời từ vỏ bưởi
Chuyên ra chỉ ra một số loại mứt giúp hệ tiêu hóa tốt hơn Chuyên ra chỉ ra một số loại mứt giúp hệ tiêu hóa tốt hơn
Bài tập nào tốt cho người bệnh tim mạch? Bài tập nào tốt cho người bệnh tim mạch?
Những lợi ích không ngờ của cà rốt đen đối với sức khỏe Những lợi ích không ngờ của cà rốt đen đối với sức khỏe
Bình An

Cùng chuyên mục

Tin khác

Các loại hạt ăn Tết không lo tăng mỡ bụng

Các loại hạt ăn Tết không lo tăng mỡ bụng

Trong dịp Tết, các loại hạt không chỉ là món ăn vặt bổ dưỡng mà còn giúp giảm mỡ bụng, duy trì vóc dáng nhờ chứa chất béo lành mạnh, chất xơ và dưỡng chất khác.
Làm sao để ăn uống, sinh hoạt được cân bằng trong dịp Tết?

Làm sao để ăn uống, sinh hoạt được cân bằng trong dịp Tết?

Việc ăn uống và sinh hoạt cân bằng trong dịp Tết Nguyên đán là rất quan trọng để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa không bị đảo lộn nhịp sinh học của mỗi người. Tuy nhiên, không ít người mắc sai lầm khi thực hiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Củ dền - Thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn

Củ dền - Thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn

Củ dền là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng.
Ăn dưa hành muối như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn dưa hành muối như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Dưa hành muối không chỉ là một món ăn kèm quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết mà còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Tuy nhiên nên ăn thế nào để ngon miệng và tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý.
Thanh lọc đường ruột đơn giản tại nhà với những loại nước quen thuộc

Thanh lọc đường ruột đơn giản tại nhà với những loại nước quen thuộc

Đường ruột giữ 70% hệ miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể dễ dàng chăm sóc đường ruột tại nhà bằng những loại nước uống quen thuộc.
Cà phê phòng đủ thứ bệnh, nhưng uống cà phê nóng hay lạnh tốt hơn?

Cà phê phòng đủ thứ bệnh, nhưng uống cà phê nóng hay lạnh tốt hơn?

Cà phê là một trong những đồ uống được yêu thích và tiêu thụ rộng rãi. Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?
Những lợi ích không ngờ của cà rốt đen đối với sức khỏe

Những lợi ích không ngờ của cà rốt đen đối với sức khỏe

Cà rốt đen là loại rau củ giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cà rốt đen trong bài dưới đây.
Bài tập nào tốt cho người bệnh tim mạch?

Bài tập nào tốt cho người bệnh tim mạch?

Ngoài các liệu pháp y tế, bạn có thể kết hợp thêm một số bài tập phù hợp để cải thiện kết quả điều trị các vấn đề về tim mạch.
Chuyên ra chỉ ra một số loại mứt giúp hệ tiêu hóa tốt hơn

Chuyên ra chỉ ra một số loại mứt giúp hệ tiêu hóa tốt hơn

Trong dịp Tết Nguyên đán, mứt là đồ ăn truyền thống, gắn với văn hóa người Việt nên thường là món quà tiếp khách của các gia đình. Tuy nhiên, ngày tết thường xuất hiện nhiều loại mứt, nhiều người lo ngại ăn nhiều sẽ bị tăng cân, rối loạn tiêu hóa.
Những lợi ích tuyệt vời từ vỏ bưởi

Những lợi ích tuyệt vời từ vỏ bưởi

Vỏ bưởi không chỉ là phần thừa mà còn chứa đựng nhiều dưỡng chất quý giá, mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe, sắc đẹp, thậm chí là làm sạch nhà cửa.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động