Các bệnh thường gặp trong mùa đông

Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của cơ thể giảm xuống sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi và gây bệnh. Trong đó có một số bệnh phổ biển thường diễn ra vào mùa lạnh, mọi người cần chú ý hơn để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Vì sao trẻ nhỏ dễ mắc bệnh dịp gần Tết Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon Những thực phẩm "kẻ thù" của người bệnh trĩ

Có 4 loại bệnh thường diễn ra phổ biến vào mùa lạnh mà các gia đình cần lưu ý, gồm:

Bệnh cúm

Trời lạnh, cẩn thận mắc phải những bệnh này
Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm gây nên, có xu hướng gia tăng mạnh vào mùa đông.

Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm gây nên, có xu hướng gia tăng mạnh vào mùa đông ở vùng khí hậu ôn đới, nhiệt đới. Bệnh có thể diễn biến thành dịch và đại dịch.

Trong hầu hết các trường hợp, căn bệnh cúm không nguy hiểm lắm. Nhưng ở người cao tuổi, đặc biệt là những người mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, khí thũng, tiểu đường, suy thận có thể gặp nhiều biến chứng.

Ở một số người bệnh cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm đường hô hấp như viêm phổi, suy hô hấp. Cúm còn là khởi nguồn của viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu… nếu không được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh cúm bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ. Thông thường, có nhiều triệu chứng trong 3-4 ngày đầu, sau đó có thể đau họng, ho khan, nghẹt mũi, sổ mũi. Các triệu chứng thường kéo dài 7-10 ngày.

Để phòng ngừa cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch với xà phòng đồng thời vệ sinh mũi, họng bằng nước muối thường xuyên. Luôn giữ ấm cơ thể, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với luyện tập thể thao nâng cao thể trạng.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ nếu không thật sự cần thiết. Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời Luôn đeo khẩu trang khi ở nơi đông người, rửa tay thường xuyên và tiêm vaccine cúm hàng năm.

Viêm phổi

Các bệnh thường gặp trong mùa đông
Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm cao nên dễ mắc bệnh viêm phổi.

Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm cao nên dễ mắc bệnh viêm phổi. Đây cũng là thời điểm vi khuẩn phế cầu, cúm... phát triển mạnh, làm cho bệnh viêm phổi diễn biến phức tạp. Trẻ em, thai phụ, người cao tuổi, có bệnh lý nền là những người dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi do sức đề kháng yếu.

Người bị viêm phổi thường có biểu hiện sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, ho khan, ho có đờm, dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu người mắc bệnh viêm phổi có thêm các bệnh lý nền như hen, tiểu đường... nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng đường hô hấp.

Thực hiện nghiêm túc một số biện pháp dưới đây sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gây viêm phổi.

Rửa tay: Mặc dù bệnh viêm phổi không lây nhưng bệnh có thể do nhiều loại sinh vật truyền nhiễm như virus, vi khuẩn và nấm gây ra. Rửa tay là cách tốt nhất để tránh truyền những sinh vật này vào hệ hô hấp.

Không hút thuốc: Thuốc lá ảnh hưởng tới khả năng chống lại nhiễm trùng của phổi và những người hút thuốc được phát hiện có nguy cơ bị viêm phổi cao hơn. Những người sử dụng thuốc lá được coi là một trong những nhóm có nguy cơ cao được khuyến khích tiêm vaccine phế cầu.

Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh: Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp đều lây lan qua các hạt nhỏ trong không khí hoặc trên các bề mặt chúng ta chạm vào. Tránh tiếp xúc với những người mà bạn biết đang bị bệnh là một bước quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp và viêm phổi có thể xảy ra.

Tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi: Tiêm phòng cúm hằng năm để ngăn ngừa bệnh cúm theo mùa. Cảm cúm là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm phổi, vì vậy phòng ngừa bệnh cúm là một cách tốt để ngăn ngừa bệnh viêm phổi.

Tiêu chảy do rotavirus

Rotavirus là tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp thường gặp nhất trong mùa đông, chủ yếu lây lan qua đường phân - miệng. Tiêu chảy cấp do rotavirus dễ lây lan vì lượng virus thải ra trong phân rất lớn, hơn nữa rotavirus lại sống được trong môi trường tự nhiên như trên các bề mặt tiếp xúc của đồ chơi, mặt bàn ghế, trong nước và trên da...

Trẻ mắc bệnh tiêu chảy trong thời gian này thường bị nôn, sau đó tiêu chảy, sốt vừa phải. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu lỏng. Phân lúc đó sẽ toàn nước, có thể có màu xanh, đờm nhớt nhưng không có máu. Do bị nôn và đi tiêu lỏng nhiều (có thể đi tiêu phân lỏng hơn 20 lần trong ngày) nên trẻ rất dễ bị mất nước, nhanh chóng khô kiệt nếu không được chăm sóc kịp thời.

Đa số trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4 - 8 ngày, tuy nhiên vẫn có trẻ kéo dài tiêu lỏng đến hai tuần dù đã chơi và ăn trở lại. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiêu chảy là gây mất nước, nặng nhất là tử vong.

Các bệnh thường gặp trong mùa đông
Trẻ nhỏ thường là nguy cơ dễ nhiễm bệnh vào mùa lạnh.

Để phòng bệnh tiêu chảy cấp do rotavirus là uống vaccine. Đây là vaccine loại uống, dùng cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Bệnh tiêu chảy do nhiều tác nhân gây ra, do vậy uống vaccine chỉ phòng được rotavirus nhưng vẫn có thể mắc các bệnh tiêu chảy do các tác nhân khác. Vì vậy, dù trẻ đã được uống loại vaccine này, các bậc cha mẹ vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh cho trẻ (ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh...), riêng người lớn cần duy trì thói quen rửa tay trước khi chế biến món ăn cho trẻ...

Bệnh sởi

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, bệnh có xu hướng diễn biến mạnh vào mùa Đông - Xuân, dễ bùng phát thành dịch. Sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được phát hiện.

Bệnh sởi thường xuất hiện với các triệu chứng như sốt cao, ho, sổ mũi, viêm kết mạc, và nổi ban đỏ đặc trưng bắt đầu từ mặt rồi lan xuống toàn thân. Virus sởi lây truyền rất dễ dàng qua các giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nó có thể tồn tại trong không khí hoặc trên bề mặt đến hai giờ, khiến cho bệnh trở thành một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất.

Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm phòng vaccine. Vaccine MMR (sởi, quai bị, rubella) có hiệu quả cao và được khuyến cáo tiêm cho trẻ em và người lớn chưa tiêm phòng trước đó. Vào mùa Đông - Xuân, việc đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng cao là rất cần thiết, đặc biệt ở những khu vực đã từng có dịch bùng phát.

Chuyên gia chỉ nguyên nhân ăn kiêng nhưng vẫn tăng cân ngày Tết Chuyên gia chỉ nguyên nhân ăn kiêng nhưng vẫn tăng cân ngày Tết
Phó Thủ tướng yêu cầu tăng chế tài xử phạt đối với vi phạm về an toàn thực phẩm Phó Thủ tướng yêu cầu tăng chế tài xử phạt đối với vi phạm về an toàn thực phẩm
Thị trường Tết bắt đầu sôi động Thị trường Tết bắt đầu sôi động
Mai anh đào nở sớm, nhuộm hồng một góc trời Đà Lạt Mai anh đào nở sớm, nhuộm hồng một góc trời Đà Lạt
Vì sao đu đủ bonsai hút khách mua dịp Tết? Vì sao đu đủ bonsai hút khách mua dịp Tết?
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Uống nước mía thế nào để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?

Uống nước mía thế nào để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?

Nước mía là một loại thức uống giải khát mùa hè quen thuộc ở nhiều nơi. Tuy nhiên, do chứa lượng đường cao nên cũng cần lưu ý tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Cả nước ghi nhận nhiều địa phương có số ca sởi giảm, tuy nhiên số ca lại tăng tại các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Mùa hè uống nước gì để tốt cho tim mạch?

Mùa hè uống nước gì để tốt cho tim mạch?

Trong thời tiết nắng nóng, việc duy trì đủ nước là rất quan trọng. Mất nước làm tăng gánh nặng cho hệ tim mạch, gây tăng nhịp tim và huyết áp giảm.
Cụ bà ngừng tim hồi sinh, từng được gia đình đưa về lo hậu sự

Cụ bà ngừng tim hồi sinh, từng được gia đình đưa về lo hậu sự

Khi đưa về nhà lo hậu sự, người thân bất ngờ phát hiện cụ bà vẫn còn phản xạ, nên lập tức đưa trở lại bệnh viện với hy vọng "còn nước còn tát".
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sữa Hikid quảng cáo “100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi”

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sữa Hikid quảng cáo “100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi”

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật liên quan sữa Hikid.
Đau nhức mắt kéo dài, người phụ nữ đi khám thì tá hỏa phát hiện ký sinh trùng trong mắt

Đau nhức mắt kéo dài, người phụ nữ đi khám thì tá hỏa phát hiện ký sinh trùng trong mắt

Bị nhức và chảy nước mắt liên tục, một phụ nữ 53 tuổi đến bệnh viện khám thì được bác sĩ phát hiện có ký sinh trùng 10cm trong mắt.
Điểm tên những thực phẩm âm thầm làm đường huyết tăng nhanh

Điểm tên những thực phẩm âm thầm làm đường huyết tăng nhanh

Một số thực phẩm tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể gây tăng đột ngột mức đường huyết, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những tác hại khôn lường của sữa giả đối với sức khoẻ

Những tác hại khôn lường của sữa giả đối với sức khoẻ

Sữa là thực phẩm bổ sung phổ biến và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, điều này sẽ hoàn toàn ngược lại nếu sản phẩm đấy là sữa giả.
Đề xuất chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025-2027

Đề xuất chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025-2027

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025-2027.
Bất ngờ, uống cà phê vào mùa hè làm gia tăng nguy cơ say nắng

Bất ngờ, uống cà phê vào mùa hè làm gia tăng nguy cơ say nắng

Dù mang lại sự tỉnh táo và nhiều lợi ích khác, việc uống cà phê vào mùa hè cần được lưu ý để đem tránh tác dụng phụ không mong muốn.
3 món ăn giúp dưỡng thận mỗi ngày không phải ai cũng biết

3 món ăn giúp dưỡng thận mỗi ngày không phải ai cũng biết

Để bổ thận, tốt cho khí huyết, tăng cường sức khỏe cho người ngồi nhiều, phụ nữ sau sinh, nam giới yếu sinh lý..., có thể nấu món cháo hạt kê ý dĩ hạt sen, canh đuôi bò hầm kỷ tử, hoài sơn, đỗ trọng.
Đừng xem nhẹ việc ho nhẹ và sổ mũi ở trẻ

Đừng xem nhẹ việc ho nhẹ và sổ mũi ở trẻ

Bé trai 01 tháng tuổi (TP Việt Trì, Phú Thọ) phải nhập viện với tình trạng suy hô hấp, viêm phổi nặng do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV).
Dấu hiệu bất thường ở bàn chân "tố cáo" bệnh gì?

Dấu hiệu bất thường ở bàn chân "tố cáo" bệnh gì?

Những thay đổi bất thường ở bàn chân có thể là dấu hiệu sớm của cả những bệnh lý nhẹ và những bệnh mạn tính cần theo dõi lâu dài.
Loại cây dân dã được ví như "sâm của người nghèo", người Việt trồng từ lâu

Loại cây dân dã được ví như "sâm của người nghèo", người Việt trồng từ lâu

Đây là một loại cây dân dã, gần gũi với người Việt từ bao đời nay, từng được Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông – ông tổ của y học cổ truyền Việt Nam – ví như “cây sâm của người nghèo”.
Bé gái 14 tháng tuổi nguy kịch vì bệnh tay chân miệng

Bé gái 14 tháng tuổi nguy kịch vì bệnh tay chân miệng

Bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội mắc tay chân miệng thể tối cấp độ 4, sốt cao liên tục, co giật và nhanh chóng rơi vào suy hô hấp, suy tuần hoàn, nguy kịch đến tính mạng.
Cụ bà 85 tuổi nguy kịch vì hóc xoài

Cụ bà 85 tuổi nguy kịch vì hóc xoài

Ngày 15/4, đại diện Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) cho biết đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời một trường hợp hóc dị vật đường thở nguy hiểm.
Mặt sưng phù vì tin kem trị mụn "từ thiên nhiên" trên TikTok

Mặt sưng phù vì tin kem trị mụn "từ thiên nhiên" trên TikTok

Tin vào quảng cáo kem trị mụn “từ thiên nhiên” trên TikTok, một nữ sinh viên 22 tuổi ở Hà Nội đã phải nhập viện với khuôn mặt sưng phù, nổi mụn nước, tổn thương lan rộng khắp cổ và tay.
Bộ Y tế lên tiếng về vụ sữa bột giả

Bộ Y tế lên tiếng về vụ sữa bột giả

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 8 lãnh đạo liên quan đến đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả. Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Ngủ ngon hơn với quy tắc "10-3-2-1-0" của chuyên gia

Ngủ ngon hơn với quy tắc "10-3-2-1-0" của chuyên gia

Quy tắc ngủ 10-3-2-1-0 giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và tinh thần, với mỗi mốc thời gian đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho giấc ngủ sâu.
Bác sĩ chia sẻ vai trò của sữa và cách "né" sữa giả

Bác sĩ chia sẻ vai trò của sữa và cách "né" sữa giả

Nghiên cứu cho thấy sữa bột kém chất lượng có thể gây tổn thương gan, thận, suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng đến phát triển của trẻ. Bác sĩ khuyến cáo chọn sữa uy tín và tránh sữa giả.
Việt Nam xóa sổ bệnh mắt hột sau 70 năm nỗ lực

Việt Nam xóa sổ bệnh mắt hột sau 70 năm nỗ lực

Bộ Y tế thông tin Việt Nam hiện nằm trong số 21 quốc gia đã thành công trong việc xóa sổ bệnh mắt hột sau 7 thập kỷ cố gắng phòng chống.
Thời điểm nào không nên ăn chuối?

Thời điểm nào không nên ăn chuối?

Chuối là một trái cây phổ biến với hương vị thơm ngon và nguồn dinh dưỡng dồi rào, tuy nhiên không phải lúc nào cũng nên ăn chuối.
Người đàn ông nguy kịch sau một tuần ăn lòng lợn

Người đàn ông nguy kịch sau một tuần ăn lòng lợn

Sau khi ăn lòng lợn khoảng một tuần, người đàn ông 49 tuổi đột ngột sốt cao, tụt huyết áp, hoại tử toàn thân và rơi vào tình trạng nguy kịch.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động