Ngủ nướng – “kẻ thù thầm lặng” của sức khỏe thể chất và tinh thần
Thực phẩm ngày Tết ảnh hưởng đến giấc ngủ và cách khắc phục Những loại trái cây nên tránh ăn trước khi ngủ Phương pháp giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ |
Tác hại của việc thiếu ngủ đã được nhắc đến vô số lần, song những rủi ro khi ngủ quá lâu lại ít người biết đến. Tương tự như ngủ ít, “ngủ nướng” vượt mức cần thiết cũng đe dọa sức khỏe ngắn, trung và dài hạn.
![]() |
Tương tự như ngủ ít, “ngủ nướng” vượt mức cần thiết cũng gây hại cho sức khỏe. |
Tình trạng ngủ nhiều thường xuất hiện sau giai đoạn mất ngủ, hoặc liên quan đến rối loạn giấc ngủ như ngủ rũ, ngưng thở khi ngủ, cũng như một số bệnh lý khác.
Đặc biệt, chứng mất ngủ vô căn, không xác định được nguyên nhân cụ thể cũng có thể khiến người bệnh ngủ bù quá mức.
Dù lý do là gì, lạm dụng giấc ngủ đều gây suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể.
Các nghiên cứu cho thấy ngủ quá 8 giờ mỗi ngày làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và nhiều bệnh lý tim mạch khác.
Nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 tăng 14 % với mỗi giờ ngủ thêm vượt ngưỡng 8 giờ.
Những rối loạn thường đi kèm gồm mệt mỏi không rõ nguyên nhân, khó rời khỏi giường buổi sáng, buồn ngủ ban ngày không cưỡng được và ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội.
Giấc ngủ liên quan mật thiết tới trạng thái tinh thần. Ngủ quá nhiều không chỉ không “có lợi”, mà còn gắn với trầm cảm và rối loạn lo âu. Người ngủ nhiều thường ghi nhận nhiều triệu chứng trầm cảm hơn.
Ngày 15/5, Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas (UT Health San Antonio) công bố nghiên cứu cho thấy ngủ trên 9 giờ/đêm có thể gây suy giảm trí nhớ, thị giác và khả năng nhận thức.
![]() |
Nghiên cứu cho thấy ngủ trên 9 giờ/đêm có thể gây suy giảm trí nhớ, thị giác và khả năng nhận thức. |
Dữ liệu từ 1.853 người trưởng thành (27–85 tuổi, trung bình 49,8) trong Nghiên cứu Tim Framingham, không ai bị sa sút trí tuệ hay từng đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu phân nhóm người tham gia theo 4 diện: không có triệu chứng trầm cảm và không dùng thuốc; có triệu chứng trầm cảm nhưng không dùng thuốc; dùng thuốc chống trầm cảm nhưng không có triệu chứng; và có triệu chứng trầm cảm đồng thời sử dụng thuốc.
Kết quả phân tích cho thấy những người có triệu chứng trầm cảm là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất về nhận thức nếu ngủ quá nhiều, bất kể họ có dùng thuốc điều trị hay không.
“Những người ngủ nhiều thường gặp nhiều triệu chứng trầm cảm hơn,” bà Vanessa Young, tác giả chính và giám đốc dự án nghiên cứu tại Viện Glenn Biggs nhận mạnh. Giấc ngủ, vì thế, nên được xem như yếu tố can thiệp tiềm năng trong chiến lược ngăn ngừa suy giảm nhận thức.
Hội đồng Sức khỏe Não bộ Toàn cầu khuyến cáo người trưởng thành nên ngủ 7–8 giờ mỗi đêm. Những rối loạn về thời lượng và chất lượng giấc ngủ, thường xuất hiện khi lão hóa, góp phần làm tăng nguy cơ Alzheimer và suy giảm trí tuệ.
Nếu bạn cảm thấy lo ngại về tình trạng ngủ quá nhiều, hãy trao đổi với bác sĩ về thói quen ngủ và tình hình sức khỏe hiện tại. Việc ghi lại nhật ký giấc ngủ bao gồm thời gian bạn đi ngủ, thức dậy vào ban đêm và các giấc ngủ ngắn trong ngày sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn toàn diện hơn. Dựa trên những thông tin này, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng ngủ nhiều và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Bổ sung magie từ trái cây – Giải pháp tự nhiên cho sức khỏe toàn diện

Thời điểm vàng để ăn trứng luộc

Ca ghép thận – bàng quang đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong y học tái tạo

Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?
