Phương pháp giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ

Giấc ngủ không chỉ là thời gian nghỉ ngơi mà còn là quá trình phục hồi toàn diện cho cơ thể và trí não. Ngủ đủ giấc sẽ cho bạn một ngày mới năng động.
Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tăng cường sinh lý giả Ăn hải sản thế nào để an toàn cho sức khoẻ? Dùng hộp xốp đựng thực phẩm có thực sự an toàn?

Giấc ngủ là một quá trình sinh học tự nhiên và phức tạp, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cơ thể và não bộ. Khi ngủ, cơ thể được thư giãn, các chức năng sinh lý giảm hoạt động như huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim và nhịp thở, tạo điều kiện cho quá trình tái tạo năng lượng và xử lý thông tin mới.

Giấc ngủ là một quá trình sinh học tự nhiên và phức tạp, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cơ thể và não bộ.
Giấc ngủ là một quá trình sinh học tự nhiên và phức tạp, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cơ thể và não bộ.

Mặc dù bề ngoài có vẻ như nghỉ ngơi, nhưng não vẫn hoạt động theo những cách đặc thù, đặc biệt trong các giai đoạn ngủ REM và Non-REM.

Trong giấc ngủ, con người giảm phản ứng với môi trường xung quanh như ánh sáng, âm thanh và cảm giác. Đây là lúc nhiều hệ thống trong cơ thể tạm thời chậm lại, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ duy trì và phục hồi sức khỏe. Nếu thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém, cơ thể sẽ sớm phát tín hiệu cảnh báo như mệt mỏi, mất tập trung và dễ mắc bệnh lý.

Một số thói quen giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ bao gồm:

Tiếp xúc với ánh sáng ban ngày: Theo Giáo sư Russell Foster (Đại học Oxford), ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng giúp thiết lập nhịp sinh học, khiến bạn dễ ngủ hơn vào buổi tối. Đi bộ ngoài trời vào buổi sáng, như tiến sĩ Meadows chia sẻ, là một cách đơn giản để đạt hiệu quả này.

Tránh ngủ trưa quá muộn: Ngủ trưa ngắn dưới 20 phút đầu giờ chiều có lợi cho sức khỏe, nhưng cần tránh sau 4 giờ chiều để không ảnh hưởng giấc ngủ đêm.

Không tập thể dục sát giờ ngủ: Vận động thường xuyên giúp dễ ngủ hơn, nhưng nên tránh tập luyện cường độ cao trong vòng 1–2 tiếng trước giờ đi ngủ.

Chọn đệm phù hợp và giữ phòng ngủ mát mẻ: Đệm tốt hỗ trợ giấc ngủ sâu, đặc biệt với phụ nữ tiền mãn kinh nên chọn loại thoáng khí. Nhiệt độ phòng lý tưởng từ 16–17°C, không nên vượt quá 18°C với nam giới.

Đi ngủ và thức dậy cùng giờ mỗi ngày giúp đồng hồ sinh học hoạt động hiệu quả.
Đi ngủ và thức dậy cùng giờ mỗi ngày giúp đồng hồ sinh học hoạt động hiệu quả.

Giữ lịch trình sinh hoạt ổn định: Đi ngủ và thức dậy cùng giờ mỗi ngày giúp đồng hồ sinh học hoạt động hiệu quả. Một số thói quen thư giãn trước khi ngủ như tắm nước ấm, dùng tinh dầu, giảm ánh sáng phòng cũng rất hữu ích.

Không gian phòng ngủ yên tĩnh và tối: Tránh để các thiết bị điện tử hoặc làm việc trong phòng ngủ, nhằm tránh não bộ liên kết nơi này với sự tỉnh táo.

Giảm căng thẳng bằng chánh niệm: Căng thẳng ban ngày dễ gây mất ngủ. Thực hành chánh niệm như thiền, đọc sách, hít thở sâu giúp làm dịu tâm trí. Tránh thiết bị điện tử và các cuộc trò chuyện căng thẳng trước khi ngủ.

Công thức 10-3-2-1-0 giúp hình thành thói quen ngủ tốt:

10 tiếng trước khi ngủ: Ngừng uống caffeine

3 tiếng trước khi ngủ: Ngừng ăn và không uống rượu

2 tiếng trước khi ngủ: Ngưng làm việc

1 tiếng trước khi ngủ: Tắt thiết bị điện tử

0 lần nhấn nút "ngủ thêm" vào buổi sáng hôm sau

Ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức khỏe toàn diện
Ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức khỏe toàn diện

Ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức khỏe toàn diện, từ khả năng tập trung, điều hòa cảm xúc đến kiểm soát cảm giác thèm ăn và giảm nguy cơ bệnh tật. Nghiên cứu đã cho thấy ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, trầm cảm, ung thư và tiểu đường. Ngủ từ 7–9 tiếng mỗi đêm còn hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Tác động của thiết bị điện tử và ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính có thể ức chế quá trình sản sinh melatonin – hormone giúp gây buồn ngủ. Do đó, nên hạn chế sử dụng thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi ngủ hoặc sử dụng chế độ lọc ánh sáng xanh (Night Shift, Blue Light Filter).

Chế độ ăn uống và giấc ngủ

Chế độ ăn ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng giấc ngủ:

Tránh ăn quá no, đồ ngọt hoặc thực phẩm chứa caffeine vào buổi tối.

Ưu tiên thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ như chuối, sữa ấm, yến mạch, hạt óc chó, hạnh nhân…

Rối loạn giấc ngủ và dấu hiệu cần quan tâm

Nếu thường xuyên mất ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, ngáy to, ngưng thở khi ngủ hoặc cảm thấy mệt mỏi kéo dài dù đã ngủ đủ giờ, bạn nên tìm gặp bác sĩ để kiểm tra các rối loạn giấc ngủ như: mất ngủ mãn tính, ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên,...

Cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh dại trong mùa hè Cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh dại trong mùa hè
Bộ Y tế cảnh báo hai sản phẩm phát hiện chứa chất cấm Sibutramine Bộ Y tế cảnh báo hai sản phẩm phát hiện chứa chất cấm Sibutramine
Loại trà làm từ vỏ dứa lại có lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe Loại trà làm từ vỏ dứa lại có lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Tê bì chân tay là cảm giác mất cảm giác, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở các chi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở tay và chân.
Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Bổ sung vitamin D không khó nếu bạn biết tận dụng đúng nguồn từ thiên nhiên. Tắm nắng hợp lý, ăn uống khoa học và kết hợp dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cơ thể hấp thu vitamin D tối ưu.
Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Gàu không chỉ do cơ địa hay thời tiết mà còn xuất phát từ những thói quen tưởng chừng vô hại như gội đầu sai cách, dùng mỹ phẩm tóc thường xuyên, ăn uống thiếu dưỡng chất…
Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Vụ việc hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi chế biến thành thực phẩm cho người. Các chuyên gia cảnh báo loại dầu này chứa độc chất có thể gây ung thư, tổn thương gan, thận và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa không chỉ tồn tại ngoài môi trường mà còn ẩn trong những vật dụng bếp quen thuộc, âm thầm phát tán vào thức ăn và đe dọa sức khỏe gia đình bạn.
Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Vải thiều vào mùa mang đến vị ngọt hấp dẫn nhưng nếu ăn sai cách hoặc kết hợp với thực phẩm “đại kỵ”, có thể gây hại cho sức khỏe.
Các loại trái cây bổ sung protein

Các loại trái cây bổ sung protein

Một số loại trái cây không chỉ giàu vitamin và chất xơ mà còn là nguồn protein thực vật ít ai ngờ tới. Ngoài ra, chúng còn bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất.
Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Suy thận không còn là bệnh của người già. Ngày càng nhiều người trẻ, đặc biệt dưới 40 tuổi, mắc bệnh do lối sống thiếu lành mạnh và tâm lý chủ quan với sức khỏe.
Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến, dù không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt triệu chứng và cải thiện vận động.
Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”?

Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”?

Giàu dưỡng chất và chất chống oxy hóa, dâu tằm mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách có thể tạo ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động