Mẹ bầu có ăn được măng không?

Măng là một loại thực phẩm được sử dụng làm nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn ngon nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể thoải mái ăn loại thực phẩm này. Vậy bà bầu có ăn được măng không?
Những thực phẩm và đồ uống bà bầu cần tránh trong thai kỳ Những thực phẩm cần kiêng khi mang thai Bầu 3 tháng đầu có nên uống sữa tươi không?
Mẹ bầu có ăn được măng không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung măng vào thực đơn ăn uống trong suốt thai kỳ, bao gồm cả măng khô và măng tươi nếu biết chế biến đúng cách. Cụ thể là thai phụ chỉ nên ăn từ 1 - 2 bữa có món ăn chế biến từ măng trong một tuần, đồng thời chỉ được ăn tối đa 200g măng trong một bữa.

Lợi ích của măng đối với sức khỏe của thai phụ

Tăng cường sức đề kháng

Măng là một trong những loại thực phẩm có tính kháng khuẩn tương đối cao. Do đó, việc bổ sung măng trong thực đơn ăn uống hàng ngày cũng là một cách giúp tăng cường sức đề kháng cho thai phụ. Nhờ vậy, cơ thể của mẹ bầu có thể chống chọi lại với bệnh tật hiệu quả hơn, đặc biệt là một số bệnh ký như cảm cúm, cảm lạnh thông thường.

Mẹ bầu nên ăn măng trong những thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết để nhận được lợi ích tốt nhất từ loại thực phẩm này.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Măng là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, đặc biệt là có thể loại bỏ cholesterol xấu cho cơ thể. Nhờ đó, việc tiêu thụ măng trong thai kỳ có thể giúp phụ nữ mang thai giảm thiểu được nguy cơ mắc phải một số bệnh lý tim mạch.

Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá

Phụ nữ mang thai thường gặp phải tình trạng táo bón. Do đó, việc bổ sung các loại rau củ quả trong chế độ ăn uống hàng ngày là một điều vô cùng cần thiết, trong đó có cả măng tươi và măng khô.

Được biết, măng là thực phẩm rất giàu chất xơ, có tác dụng phòng ngừa tình trạng táo bón, đồng thời hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá một cách hiệu quả. Vì thế, mẹ bầu nên thêm các món ăn chế biến từ măng vào thực đơn nhé!

Kiểm soát cân nặng hiệu quả

Măng chứa nhiều chất xơ nhưng lại chứa ít calo và chất béo. Do đó, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn khi ăn măng. Điều này giúp bạn kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả. Đây là một lợi ích rất tốt đối với phụ nữ mang thai.

Phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong măng có nhiều chất chống oxy hoá có tác dụng ngăn ngừa cũng như phá vỡ các gốc tự do trong cơ thể. Nhờ đó, việc tiêu thụ măng thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư.

Mẹ bầu cần lưu ý vấn đề gì khi ăn măng?

Mẹ bầu có ăn được măng không?

Không nên ăn quá nhiều: Hiện nay vẫn chưa có thông tin khoa học nào cho biết về những tác hại của một chế độ ăn quá nhiều măng đối với thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai chỉ nên ăn măng với một lượng vừa phải (1 - 2 bữa/tuần và 200g/bữa).

Trong măng có chứa chất glucozit nên khi vào dạ dày thì nó có thể chuyển hoá thành axit xyanhydric - chất có nguy cơ gây ngộ độc. Chính vì vậy, nhiều thai phụ rất lo ngại về vấn đề này khi bổ sung măng vào thực đơn. Tuy nhiên, khi măng được nấu chín thì hàm lượng glucozit sẽ giảm đi rất nhiều (từ 32mg giảm xuống chỉ còn 2,7mg) và có khoảng 10mg glucozit trong nước luộc măng.Vì thế, mẹ bầu nên tránh sử dụng nước luộc măng sau khi nấu chín chúng.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn măng. Trong giai đoạn này, cơ thể của người mẹ thường rất nhạy cảm vì cơ thể có nhiều sự thay đổi. Thai phụ có nguy cơ bị đầy hơi, khó tiêu khi ăn măng trong thời điểm này. Bên cạnh đó, quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể của thai phụ do những tác động từ glucozit có trong măng.

Những thai phụ đang gặp phải các vấn đề về đường tiêu hoá cũng nên hạn chế ăn măng trong thai kỳ.

Bà bầu có ăn được quất hồng bì không? Bà bầu có ăn được quất hồng bì không?
Bà bầu ăn dứa được không? Bà bầu ăn dứa được không?
Bà bầu ăn canh rau má được không? Bà bầu ăn canh rau má được không?
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động