Bầu 3 tháng đầu có nên uống sữa tươi không?

Sữa cũng như các sản phẩm từ sữa mang đến giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt là rất tốt cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe mẹ bầu. Vậy bầu 3 tháng đầu có nên uống sữa tươi không?
5 thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên tốt cho bà bầu hiện nay Những thực phẩm và đồ uống bà bầu cần tránh trong thai kỳ Những thực phẩm cần kiêng khi mang thai
Bầu 3 tháng đầu có nên uống sữa tươi không?

Những điều cần biết về sữa tươi

Hiện nay, sữa bột, sữa tươi và sữa đặc đang là 3 loại nguồn sữa khác nhau được lưu hành phổ biến trên thị trường. Trong đó, sữa tươi có hai loại chính bao gồm sữa tươi tiệt trùng và sữa tươi thanh trùng. Cụ thể:

Sữa tươi thanh trùng là loại sữa có nguồn gốc từ sữa động vật, qua quá trình thanh trùng nhanh, cần được bảo quản trong điều kiện lạnh (nhiệt độ từ 3 - 5 độ C) để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Bạn cần sử dụng ngay nếu không để tủ lạnh bởi sữa có thể bị lên men nếu không đảm bảo điều kiện bảo quản.

Sữa tiệt trùng là loại sữa có nguồn gốc từ sữa dê hoặc sữa bò, được mang đi tiệt khuẩn cực nhanh và đóng gói. Loại sữa này có thể để ở nhiệt độ thường trong khoảng 6 tháng mà không cần bảo quản trong tủ lạnh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sữa tươi thanh trùng sẽ giữ được nhiều vi chất và khoáng chất hơn so với sữa tươi tiệt trùng.

Bầu 3 tháng đầu có nên uống sữa tươi không?

Bầu 3 tháng đầu có nên uống sữa tươi không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng sữa tươi trong những tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ nên lựa chọn và sử dụng sữa chua tiệt trùng thay vì sữa thanh trùng.

Sở dĩ, mẹ bầu có thể sử dụng sữa tươi trong 3 tháng đầu bởi trong sữa tươi có chứa rất nhiều các thành phần dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé, cụ thể:

Canxi: Sữa tươi được chứng minh là có hàm lượng lớn canxi. Đây là một trong những dưỡng chất không chỉ cần thiết cho sự phát triển xương, răng của thai nhi mà còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp, bao gồm bệnh loãng xương.

Protein: Sự có mặt của protein trong sữa tươi không chỉ là nguồn dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi mà còn rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.

Các loại vitamin và khoáng chất: Trong sữa tươi có chứa rất nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin nhóm B và vitamin A… Ngoài ra, sữa tươi cũng được nghiên cứu là chứa hàm lượng lớn các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như photpho, kali cùng nhiều vi chất khác.

Ngoài là nguồn cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, sữa tươi còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác cho mẹ bầu như cải thiện các triệu chứng ợ chua khi mang thai, hỗ trợ thư giãn thần kinh từ đó giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

Bà bầu uống sữa tươi như thế nào là hợp lý?

Bầu 3 tháng đầu có nên uống sữa tươi không?

Bầu 3 tháng đầu có nên uống sữa tươi không thì câu trả lời là có mẹ nhé. Sữa nói chung và sữa tươi nói riêng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Vậy bà bầu uống sữa tươi như thế nào là hợp lý?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mẹ bầu có thể uống sữa tươi mỗi ngày, song cần uống đúng cách, uống với một lượng vừa phải theo chế độ hợp lý và khoa học. Cụ thể:

Chia nhỏ thành nhiều lần uống thay vì uống nhiều sữa cùng một lúc để cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ hơn.

Sữa tươi có nhiều loại đặc trưng bởi các hương vị khác nhau, do vậy, mẹ bầu có thể thay đổi các loại sữa tươi theo sở thích để tránh tình trạng nhàm chán.

Mẹ bầu không nên uống quá nhiều sữa tươi trong một ngày. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày mẹ chỉ nên sử dụng từ 400 - 600ml sữa tươi.

Để tránh rối loạn tiêu hóa, mẹ tuyệt đối không hòa sữa tươi cùng sữa bầu để uống.

Đối với những mẹ bầu đã từng có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ trước đó cần lựa chọn loại sữa không đường để sử dụng. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng sữa tươi.

Thời điểm lý tưởng để mẹ có thể uống sữa tươi là vào buổi tối, trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng hoặc uống vào buổi sáng sau khi ăn. Mẹ không nên sử dụng sữa tươi thay thế cho bữa ăn chính trong ngày bởi điều này sẽ không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi trong bụng.

Trong quá trình sử dụng sữa tươi, nếu mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau bụng, tiêu chảy, khó thở hay ngứa thì cần dừng uống ngay đồng thời liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Bên cạnh việc bổ sung sữa tươi vào chế độ ăn hàng ngày thì mẹ bầu có thể cân nhắc thêm một số nguồn sữa khác như sữa ngũ cốc, sữa hạt… đồng thời kết hợp bồi bổ cơ thể bằng các món ăn hàng ngày để có thể đảm bảo dưỡng chất tốt nhất cho sự phát triển của bé.

Những loài cá nước ngọt ngon nhất thế giới, loại số 5 cực bổ dưỡng cho bà bầu Những loài cá nước ngọt ngon nhất thế giới, loại số 5 cực bổ dưỡng cho bà bầu
Bà bầu ăn canh rau má được không? Bà bầu ăn canh rau má được không?
Đếm hết 10 ngón tay chưa hết lợi ích của vú sữa Đếm hết 10 ngón tay chưa hết lợi ích của vú sữa
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở phụ nữ, dẫn đến đột quỵ.
Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Bệnh nhân nhập viện vì buồn nôn, tê bì và tụt huyết áp sau khi ăn nhiều củ ấu tàu thay cơm. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc aconitin trong củ ấu tàu.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm nay, trên nền bệnh đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Từ đầu năm tháng 4 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Bắc Giang, Đồng Tháp và Nghệ An, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân gây bệnh.
Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vừa công bố báo cáo kết luận vụ ngộ độc thực phẩm do uống rượu có chứa hàm lượng methanol vượt gấp 1073,05 lần mức quy định.
59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sáng ngày 6/4, nhiều thực khách sau khi tham dự tiệc cưới ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, sốt… và phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện.
Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Sau khi ăn cơm nắm mua tại một quán vỉa hè trước cổng Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), 12 học sinh đã có biểu hiện đau bụng, nôn mửa và được đưa đến Trạm Y tế thị trấn để điều trị.
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Một vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp, khiến 33 học sinh, giáo viên và tình nguyện viên xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động