Mách bạn 4 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô cực hiệu quả

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tía tô đã được nhiều người áp dụng vì nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện và có độ an toàn và lành tính cao, giá thành thấp.
Thời tiết thay đổi bé dễ bị ho, mẹ lưu ngay cách làm lê hấp mật ong tiêu đờm hiệu quả 5 loại quả dân dã, có quả đi xin cũng được cả rổ lại có khả năng phòng bệnh cực tốt Hoài sơn và những công dụng chữa bệnh, giảm béo hiệu quả
Mách bạn 4 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô cực hiệu quả

Công dụng chữa trào ngược dạ dày của lá tía tô

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh tiêu hóa phổ biến ở người trưởng thành. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh lý này tăng lên đáng kể do áp lực từ công việc, học tập và thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Bệnh trào ngược dạ dày đặc trưng bởi tình trạng ợ nóng, trớ thức ăn, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng,…

Dùng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày thực quản là mẹo được nhiều bệnh nhân áp dụng. Tía tô được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính. Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ấm, tác dụng giải độc, tán phong hàn, giải uất và hóa đờm. Với công năng đa dạng, tía tô được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hô hấp và tiêu hóa.

Theo Tây y hiện đại lá tía tô có chứa những hoạt chất như: Quercetin, acid rosmarinic,… có khả năng sát trùng, kháng viêm. Bên cạnh đó hàm lượng lớn Vitamin C trong loại lá này còn giúp giảm tình trạng mệt mỏi cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tía tô chứa hàm lượng chất xơ cao có khả năng trung hòa dịch vị và giảm tần suất trào ngược axit dạ dày đáng kể. Bên cạnh đó, tinh dầu từ thảo dược này còn có tác dụng thư giãn cơ thực quản – dạ dày, từ đó hạn chế tình trạng thực quản co thắt quá mức gây trào ngược dịch vị cùng với thức ăn lên trên thực quản, thanh quản và vòm họng.

Không chỉ có tác dụng đối với hệ tiêu hóa, chiết xuất từ lá tía tô còn có tác dụng giảm ho và ức chế hiện tượng bài tiết dịch của phế quản. Vì vậy, các mẹo chữa từ lá tía tô còn hỗ trợ giảm ho khan, ho có đờm và viêm họng do trào ngược dạ dày gây ra.

Mách bạn 4 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô cực hiệu quả

Ưu nhược điểm khi chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô bạn nên biết

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô có thể đem lại hiệu quả và tính an toàn cao tuy nhiên bên cạnh đó cách chữa này vẫn tiềm ẩn những ưu nhược điểm mà có lẽ không phải ai cũng biết đến.

Ưu điểm

Đây là phương pháp dễ dàng thực hiện tại nhà bởi cách làm đơn giản và tiện dụng có thể dùng bất cứ lúc nào.

Nguyên liệu này có thể kiểm soát được nguồn gốc vì vậy đảm bảo tính an toàn khi sử dụng. Thường không gây ra dị ứng ở nhiều cơ địa khác nhau do lành tính.

Khi áp dụng phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô người bệnh có thể tiết kiệm chi phí một cách tối đa do nguyên liệu thiên nhiên này khá rẻ.

Nhược điểm

Lá tía tô có hàm lượng dược tính thấp nên chỉ có thể hỗ trợ điều trị chứ không thể chữa dứt điểm được bệnh trào ngược dạ dày.

Phương pháp này chỉ phù hợp áp dụng với người mới chớm khởi phát và bệnh ở mức độ nhẹ với những triệu chứng chưa rõ rệt.

Liều lượng sử dụng và công thức còn thiếu cơ sở khoa học. phương pháp này thiên về tính truyền miệng thoe dân gian và không dựa trên triệu chứng bệnh lý cụ thể nào.

Mách bạn 4 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô cực hiệu quả

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Ăn sống

Dùng lá tía tô ăn sống là cách chữa trào ngược dạ dày đơn giản và được áp dụng phổ biến nhất. Tương tự như các loại rau xanh khác, tía tô chứa nhiều chất xơ và khoáng chất dồi dào có khả năng trung hòa dịch vị dư thừa. Bổ sung tía tô vào chế độ ăn hằng ngày có thể giảm tình trạng trào ngược và hỗ trợ cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Ngoài tác dụng kích thích tiêu hóa, dùng lá tía tô sống còn có đặc tính giải độc khi dùng thực phẩm có tính hàn, lạnh như cua, cá và các loại hải sản. Vì vậy, bệnh nhân nên dùng loại rau này cùng với các loại thực phẩm khó tiêu hóa để phòng ngừa dị ứng và khó tiêu.

Mách bạn 4 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô cực hiệu quả

Trà tía tô

Ngoài cách sử dụng tía tô sống, bệnh nhân cũng có thể dùng trà tía tô để cải thiện chứng trào ngược dạ dày thực quản. Trà tía tô có vị nhạt, mùi thơm dễ chịu và mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể với chứng trào ngược dạ dày thực quản, chất tannin trong thảo dược này có khả năng làm lành vết xước và loét ở niêm mạc thực quản.

Trà tía tô còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ chức năng tiêu hóa của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nên bổ sung loại trà này để hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng của bệnh.

Hướng dẫn thực hiện:

Chuẩn bị 100g lá tía tô tươi, 2 lít nước lọc và 1/4 quả chanh tươi

Ngâm rửa lá tía tô với nước muối pha loãng trong 10 – 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch thêm vài lần để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn và nấm mốc

Đun sôi nước rồi cho lá tía tô vào đun thêm 5 phút thì tắt bếp

Đợi trà tía tô nguội thì cho vắt chanh vào, khuấy đều và dùng uống thay nước hằng ngày

Mách bạn 4 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô cực hiệu quả

Bài thuốc từ tía tô và các thảo dược khác

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng bài thuốc từ tía tô kết hợp với một số thảo dược khác.

Bệnh nhân cũng có thể dùng bài thuốc kết hợp tía tô cùng với các loại thảo dược khác

Bài thuốc 1: Chuẩn bị đương quy, trần bì, bạch thược và đảng sâm mỗi thứ 12g, sinh khương, xuyên khung, đại phúc bì và tía tô mỗi thứ 8g, cam thảo 4g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang. Bài thuốc này thích hợp với người bị trào ngược gặp phải tình trạng bụng, sườn đau, khó tiêu, ngực đầy trướng.

Bài thuốc 2: Dùng tang bạch bì, đại phúc bì, phục linh, sinh khương và cát cánh mỗi thứ 12g, thảo quả, chích cam thảo và ngũ vị tử mỗi thứ 4g, tía tô 8g. Cho dược liệu sắc lấy nước uống, khi uống thêm vào 1 ít muối. Bài thuốc này thích hợp với bệnh nhân bị trào ngược thiên về hàn gặp phải các triệu chứng như tâm hạ đầy trướng, nôn mửa, ăn uống khó khăn.

Để áp dụng bài thuốc phù hợp, bệnh nhân nên tìm gặp thầy thuốc. Dựa vào triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, thầy thuốc sẽ gia giảm dược liệu tùy theo tình trạng sức khỏe.

Mách bạn 4 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô cực hiệu quả

Dùng các món ăn từ tía tô

Tía tô không chỉ được sử dụng bằng cách ăn sống mà còn được dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon. Ngoài tác dụng tăng hương vị món ăn và kích thích vị giác, các món ăn từ lá tía tô còn cung cấp cho cơ thể vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Hơn nữa với tác dụng kích thích tiêu hóa, các món ăn từ tía tô tương đối dễ tiêu hóa, ít gặp phải tình trạng đầy hơi và chướng bụng.

Các món ăn từ lá tía tô tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản:

Cháo tía tô: Chuẩn bị 1 chén gạo tẻ, 1 nắm lá tía tô tươi, 1 quả trứng gà ta và gia vị vừa đủ. Vo gạo và nấu nhừ thành cháo. Trong thời gian đợi cháo chín, đem lá tía tô rửa sạch và xắt nhỏ. Sau khi cháo chín nhừ, cho lá tía tô và đập trứng vào khuấy đều. Cuối cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn và dùng khi cháo còn nóng.

Chả ức gà tía tô: Chuẩn bị 300g ức gà, 1 quả trứng gà, 1 nắm lá tía tô và gia vị vừa đủ. Rửa sạch ức gà, sau đó cho vào máy xay nhuyễn với gừng, hành tím, lá tía tô và gia vị. Sau đó, cho chả ức gà vào lá tía tô và cuộn lại. Dùng chả chiên với 1 ít dầu cho chín và dùng ăn với cơm.

Trứng chiên lá tía tô: Chuẩn bị khoảng 3 quả trứng gà, 1 ít lá tía tô xắt nhỏ và gia vị vừa đủ. Đập trứng vào tô, sau đó cho lá tía tô và nêm nêm gia vị vào. Sau đó, đánh đều và chiên chín với 1 ít dầu. Dùng trứng chiên lá tía tô ăn khi còn nóng.

Lưu ý

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, sử dụng bất kỳ bài thuốc nào ở trên. Nên theo dõi khi sử dụng các phương pháp trên và dừng lại khi thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào liên quan đến sức khỏe.

Trồng cây toàn lá với dây, tưởng thất thu ai ngờ đào lên la liệt củ, nông dân thu ngay 200 triệu đồng/ha Trồng cây toàn lá với dây, tưởng thất thu ai ngờ đào lên la liệt củ, nông dân thu ngay 200 triệu đồng/ha
Sắn dây tưởng chỉ là món ăn chơi, giải nhiệt hoá ra lại được ngợi ca là Sắn dây tưởng chỉ là món ăn chơi, giải nhiệt hoá ra lại được ngợi ca là "nhân sâm châu Á"
Mách bạn cách chọn phật thủ trưng Tết để cả năm sung túc thịnh vượng Mách bạn cách chọn phật thủ trưng Tết để cả năm sung túc thịnh vượng
Top 5 món rau “tuy lạ mà quen” giúp cấp ẩm cho da cực tốt Top 5 món rau “tuy lạ mà quen” giúp cấp ẩm cho da cực tốt
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Trong ba tháng qua, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.074 ca mắc sởi, trong đó hơn một nửa là trẻ đang đi học. Trước tình hình này, các bệnh viện trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch ứng phó dịch nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan.
Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Theo dự báo, từ ngày 1/4, cường độ không khí lạnh suy yếu dần, khoảng ngày 5/4, bộ phận không khí lạnh tăng cường trở lại miền Bắc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động