Sắn dây tưởng chỉ là món ăn chơi, giải nhiệt hoá ra lại được ngợi ca là "nhân sâm châu Á"

Không chỉ là nguồn bổ sung dinh dưỡng, sắn dây còn là vị thuốc quen thuộc trong kho tàng Đông y. Củ sắn dây được mệnh danh là "nhân sâm châu Á" còn bột thì được ví như "bột trường sinh". Tuy nhiên nhiều người chỉ biết đến sắn dây như một loại thuốc giải nhiệt mà không biết rằng loại củ này còn có nhiều lợi ích khác.
Loại củ xưa chẳng ai biết, nay được chị em "săn lùng" ráo riết, vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe Người trồng mách nước chọn “nhân sâm mùa đông” vừa chất lượng vừa ngon, ai không tin chỉ có thiệt Loại rau bán đầy ngoài chợ, giá rẻ bèo nhưng bổ dưỡng chẳng kém gì nhân sâm
Sắn dây tưởng chỉ là món ăn chơi, giải nhiệt hoá ra lại được ngợi ca là

Sắn dây là loài cây dây leo thuộc họ Đậu, được trồng ở nhiều nơi ở nước ta. Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Song bộ phận dùng tốt nhất là rễ (củ sắn dây) được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Củ sắn dây được đào lên và rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, trong Đông y gọi là cát căn.

Không phải tự nhiên mà nó được mệnh danh là "nhân sâm châu Á" và bột sắn dây còn được gọi là "bột trường sinh". Theo Đông y, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết và tai ù tai điếc.

Sắn dây vừa là một loại thuốc trong Đông y, vừa làm thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người chỉ biết đến tác dụng giải nhiệt của sắn dây mà không biết rằng loại củ này còn có nhiều lợi ích khác.

Bảo vệ tim mạch

Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chỉ ra rằng flavonoid và puerarin của sắn dây không chỉ có thể cải thiện quá trình chuyển hóa oxy của cơ tim mà còn làm giãn mạch máu và cải thiện vi tuần hoàn, có tác dụng lâm sàng tốt đối với bệnh tim mạch vành, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, mất ngủ, lo lắng và các bệnh khác .

Điều hòa nội tiết

Hàm lượng flavonoid trong sắn dây chiếm khoảng 12%, trong đó có hơn 10 thành phần chức năng như isoflavone, daidzein, puerarin, có thể điều chỉnh đáng kể nội tiết và cân bằng estrogen trong cơ thể.

Sắn dây tưởng chỉ là món ăn chơi, giải nhiệt hoá ra lại được ngợi ca là

Hạ đường huyết, mỡ máu

Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng ăn sắn dây thường xuyên có thể làm giảm lượng đường trong máu và lipid máu, đặc biệt là đối với bệnh mỡ máu có tăng cholesterol.

Giảm đau nhức cổ và lưng

Khi cảm thấy đau nhức dữ dội ở cổ và lưng do phong hàn và cảm lạnh, bạn có thể uống nước sắc bột sắn dây đun sôi để giảm đau.

Nếu cổ bị tê cứng do khí huyết kém lưu thông, ngoài việc uống trà sắn dây, còn có thể dùng củ sắn dây, quế chi, gừng đun lấy nước chườm nóng cổ và lưng hoặc dùng nước này ngâm chân.

Làm dịu cơn say và bảo vệ gan

Tác dụng giải rượu của sắn dây đã được ghi chép rõ ràng trong các tác phẩm y học cổ truyền như Thần Nông Bản thảo kinh, tác phẩm "Essential Formulas for Emergencies Worth a Thousand Pieces of Gold" (Công thức thiết yếu cho trường hợp khẩn cấp trị giá một nghìn miếng vàng) - kiệt tác y học toàn diện về thực hành lâm sàng của "dược vương" nổi tiếng Tôn Tư Mạc.

Nghiên cứu dược lý hiện đại cũng cho thấy sắn dây không chỉ có thể giải tỏa sự hấp thụ rượu trong dạ dày mà còn thúc đẩy quá trình phân hủy và bài tiết rượu trong gan.

Sắn dây tưởng chỉ là món ăn chơi, giải nhiệt hoá ra lại được ngợi ca là

Hạ sốt

Sắn dây có chức năng làm dịu cơ bắp, hạ sốt, thúc đẩy chất lỏng trong cơ thể và làm dịu cơn khát. Bột sắn dây được xem là vị thuốc giải nhiệt, hạ sốt an toàn mà hiệu quả vì có tác dụng giải nhiệt, gây ra mồ hôi, khi mới mắc cảm công hiệu giải nhiệt rất tốt.

Làm đẹp và chống lão hóa

Sắn dây có tác dụng nhất định trong việc giải nhiệt và ẩm, làm đẹp, làm trắng da và chống lão hóa.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sắn dây rất giàu isoflavone, có lợi cho việc loại bỏ các gốc tự do, tăng cường khả năng chống oxy hóa của da và đạt được hiệu quả làm trắng da.

Sắn dây tưởng chỉ là món ăn chơi, giải nhiệt hoá ra lại được ngợi ca là

Một số bài thuốc từ sắn dây

Chữa trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu: Sắn dây 30g giã nát sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước (bỏ bã) nấu cháo với 50g gạo tẻ, thêm chút gừng sống và mật ong và cho trẻ ăn trong ngày. Dùng trong 3 - 5 ngày.

Chữa ngộ độc rượu: Hoa sắn dây 30g, hoàng liên 4g, hoạt thạch 30g (thủy phi), bột cam thảo 15g, tán thành bột mịn, trộn với nước, hoàn thành viên, mỗi lần uống 3g, chiêu thuốc bằng nước mát. Hoặc bạn có thể áp dụng hòa tan bột sắn dây cùng với một cốc nước sau đó cho đường và cuối cùng vắt lấy 1 thìa nước cốt chanh, có thể thêm đá cho dễ uống.

Trường hợp không muốn uống đường, có thể thay thế bằng một chút muối, cách này sẽ khó sử dụng hơn những tác dụng mà nó mang lại hiệu quả hơn rất nhiều. Chúng ta có thể sử dụng 1 cách là khác là sử dụng 30gr sắn dây + 4gr hoàng liên + 30gr hoạt thạch + 15gr cam thảo tán thành bột mịn, sau đó trộn với nước để uống.

Cảm nắng kèm theo sốt nóng, nhức đầu, nóng ruột, nôn oẹ: Dùng 12g bột sắn dây hòa với đường uống hoặc dùng 20g cát căn, 12g đậu ván giã dập, sắc nước uống trong ngày.

Sắn dây tưởng chỉ là món ăn chơi, giải nhiệt hoá ra lại được ngợi ca là

Lưu ý khi dùng bột sắn dây

Sắn dây ngoài ăn củ thì bột sắn dây là sản phẩm được dùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi sử dụng nếu không muốn làm tổn hại tới sức khỏe.

Bệnh nhân thấp khớp không nên ăn sắn dây trong thời gian dài. Người mắc bệnh phì đại tuyến vú, bị hạ đường huyết, hạ huyết áp không nên ăn sắn dây. Không nên ăn khi bụng đói.

Không lạm dụng: Bột sắn dây có tính hàn, giải nhiệt rất mạnh, do đó không uống quá 1 ly/ngày và chỉ nên cho thêm một chút đường.

Không nên thêm hoa bưởi vào nước sắn dây để thơm hơn vì có thể làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể.

Không nên cho trẻ nhỏ dùng bột sắn dây sống vì nó có tính hàn mạnh, trẻ em cơ thể còn chưa phát triển toàn diện nên nếu dùng sống dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn để giảm bớt tính hàn, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.

Phụ nữ mang thai nếu bị nóng có thể uống nước sắn dây nhưng nếu người bị lạnh, cơ thể mệt mỏi, tụt huyết áp thì không nên dùng. Trường hợp có dấu hiệu bị động thai, do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn dây.

Kỳ lạ củ như sừng trâu, Kỳ lạ củ như sừng trâu, "thân em" trắng ngần được mệnh danh “nhân sâm của người nghèo”, thanh lọc cơ thể cực tốt
Cây mọc dại ở rừng không ngờ là loại sâm Cây mọc dại ở rừng không ngờ là loại sâm "cực quý", 800.000 đồng/kg vẫn đắt hàng
Loại cỏ mọc hoang được ví như Loại cỏ mọc hoang được ví như "siêu thần dược", quý hơn nhân sâm giá lên tới 20 triệu đồng/kg
Diệp Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động