Loại rau tanh ngòm, kẻ khen người chê nhưng là kháng sinh tự nhiên, chống ung thư cực tốt

Diếp cá có mùi tanh đặc trưng giống như cá, đây không chỉ là một loại rau ăn sống, ai đã biết ăn thì ghiền... mà còn là một vị thuốc quý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
5 loại rau "rẻ như cho" nhưng lại rất tốt cho sức khỏe , ngừa ung thư cực mạnh Nhiều loại rau dại mọc đầy vườn nhưng có tác dụng quý như thuốc Những loại rau cải phổ biến không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe
Loại rau tanh ngòm, kẻ khen người chê nhưng là kháng sinh tự nhiên, chống ung thư cực tốt
Diếp cá cũng được biết đến với tên gọi dấp cá, lá giấp, rau giấp, ngải cá, lá tim

Diếp cá là cây thân thảo có tên khoa học là Houttuynia cordata, thuộc họ Saururaceae và có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực miền Nam Trung Quốc, Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện tại, cây diếp cá được phân bổ khắp các lục địa châu Á.

Diếp cá cũng được biết đến với tên gọi dấp cá, lá giấp, rau giấp, ngải cá, lá tim, đuôi thằn lằn và thậm chí là gọi là cây tắc kè hoa và bạch tật lê.

Ở Việt Nam, trước đây rau diếp cá mọc hoang dại nhiều ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng. Sau này, rau diếp cá được đưa về trồng ở vườn để làm thực phẩm cũng như làm thuốc giúp cải thiện các tình trạng sức khỏe.

Toàn bộ các bộ phận của rau diếp cá đều chứa tinh dầu. Thành phần hợp chất trong tinh dầu này chủ yếu là nhóm aldehyt và dẫn xuất ceton như methynol ceton, ... và 3-oxodocecanal có tác dụng giống như kháng sinh giúp kháng khuẩn.

Các nhà nghiên cứu khi tiến hành phân lập từ lá diếp cá còn thu được các hợp chất như beta sitosterol và các flavonoid như: quercitrin, rutin, isoquercitrin...

Chính vì vậy, trong y học cổ truyền, diếp cá luôn đóng vai trò kép là thuốc và thực phẩm, các thầy thuốc y học cổ truyền coi diếp cá như một loại kháng sinh tự nhiên.

Tác dụng của rau diếp cá

Hoạt chất chứa trong diếp cá có tác dụng chống ung thư rất tốt
Hoạt chất chứa trong diếp cá có tác dụng chống ung thư rất tốt

Chống ung thư: Mùi của diếp cá hơi tanh, có vẻ khó ăn với một số người, thế nhưng nó lại có công năng thanh nhiệt giải độc, tiêu nhọt thải mủ, lợi tiểu, chữa bí tiểu. Đối với phổi nhọt nôn ra mủ, đờm nhiệt thở khò khè và ho, kiết lỵ, sốt bí tiểu, nhọt sưng tấy do virus, diếp cá rất hiệu quả.

Hoạt chất chứa trong diếp cá có tác dụng chống ung thư rất tốt, ngoài tác dụng chống ung thư dạ dày, còn có tác dụng điều trị nhất định đối với ung thư phổi giai đoạn cuối, ung thư biểu mô màng đệm, nốt ruồi ác tính, ung thư trực tràng.

Lợi tiểu: Diếp cá có tác dụng lợi tiểu, uống nước diếp cá có thể làm giãn mao mạch, tăng cường tuần hoàn máu, từ đó thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu, có tác dụng lợi tiểu, rất hữu ích đối với một số bệnh nhân tiểu ít, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh gút và uric cao.

Chống bức xạ: Diếp cá có thể đạt được hiệu quả chống bức xạ, ngay cả trong môi trường bức xạ tương đối mạnh, khả năng chống bức xạ của diếp cá và tăng cường chức năng miễn dịch có thể làm cho cơ thể con người có đủ sức đề kháng, rất phù hợp để sử dụng trong môi trường làm việc bức xạ cao.

Kháng khuẩn chống viêm: Houttuyniatin chứa trong diếp cá là một thành phần kháng khuẩn, có thể ức chế hiệu quả trực khuẩn cúm, Staphylococcus aureus, vi khuẩn catarrhal và phế cầu. Nó có tác dụng ức chế rõ ràng đối với liên cầu tán huyết, tụ cầu, trực khuẩn cúm và phế cầu. Với vai trò kháng khuẩn và chống viêm, y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng diếp cá là một loại "kháng sinh tự nhiên".

Bảo vệ gan và nuôi dưỡng gan: Diếp cá có tác dụng bảo vệ gan, ăn nhiều diếp cá có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phục hồi các tế bào gan bị tổn thương, đun diếp cá và vỏ lê với nhau có tác dụng tốt.

Vỏ quả lê rất giàu đường fructoza và glucoza, mà diếp cá có thể thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào gan, có tác dụng giải độc và bảo vệ gan rất tốt, đồng thời có thể giảm thiểu hiệu quả sự xuất hiện của các bệnh thông thường như viêm gan và xơ gan.

Tăng cường khả năng miễn dịch: Diếp cá có thể tăng cường khả năng thực bào của bạch cầu. Các hoạt chất của nước sắc diếp cá có thể tăng cường khả năng thực bào của bạch cầu, tăng hoạt tính của lysozyme trong máu, điều chỉnh chức năng phòng thủ của cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch của con người.

Bài thuốc chữa bệnh sử dụng rau diếp cá

Rau diếp cá giúp hạ sốt rất tốt
Rau diếp cá giúp hạ sốt rất tốt

Bài thuốc giúp hạ sốt cho trẻ em: Sử dụng diếp cá 20 gam, rửa sạch và giã nát sau đó vắt bỏ bã lấy nước. Cho trẻ uống 2 lần hoặc dùng đến khi hết sốt. Hoặc sử dụng diếp cá với 15 gam kết hợp với lá hương trà 12 gam, cũng rửa sạch và nấu nước uống để hạ sốt cho trẻ.

Bài thuốc trị mụn nhọt sưng tấy nhưng chưa có mủ: Sử dụng 12 gam rau diếp cá rửa sạch, giã nát. Sau đó, lấy bã diếp cá đắp vào vị trí mụn. Thực hiện ngày 2 lần và làm trong vòng 3 ngày thì tình trạng của mụn sẽ giảm đau sưng nhanh chóng.

Bài thuốc chữa chứng mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh: Sử dụng 35 gam rau diếp cá, rửa sạch, tráng nước sôi để nguội, để ráo và đem giã nát. Sau đó, ép hai miếng gạc sạch rồi đắp lên mắt sung khi đi ngủ. Thực hiện việc này trong 3 ngày sẽ giúp triệu chứng mắt đỏ.

Bài thuốc chữa vú sưng do tắc sữa: Sử dụng 25 gam rau diếp cá đã được sấy khô cùng với 10 quả táo đỏ. Sau đó sắc 3 bát nước còn 1 bát và uống trong ngày. Sử dụng cách này từ 3-5 ngày sẽ giúp giảm sưng vú.

Bài thuốc chữa táo bón: Sử dụng 10 gam rau diếp cá đã được sao khô, hãm với nước sôi sau 10 phút có thể sử dụng trà để uống hàng ngày. Lưu ý, chỉ sử dụng bài thuốc này trong khoảng qp người.

Bài thuốc giúp điều trị sỏi thận: Sử dụng 20 gam rau diếp cá, 15 gam rau dệu, 10 gam cam thảo đất. Sử dụng hỗn hợp này sắc uống nước. Sử dụng bài thuốc này trong khoảng 1 tháng có hiệu quả với quá trình điều trị sỏi thận.

Một số vấn đề lưu ý khi sử dụng rau diếp cá

Rau diếp được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó không hẳn hoàn toàn tốt trong một số trường hợp cụ thể. Nhiều người sử dụng cũng thường có mối quan tâm tới loại rau này chẳng hạn như: ăn rau diếp cá có trị huyết trắng không?...

Về cơ bản, rau diếp cá có đặc tính hàn. Với vai trò là thực phẩm, rau diếp cá được sử dụng kết hợp cùng với các loại rau thơm khác như rau kinh giới, rau húng lủi, rau xà lách, rau tía tô, hành lá... Việc sử dụng kết hợp các loại rau cùng một lúc mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Và điều này cũng có thấy sử dụng rau diếp cá rất ít khi gặp tác dụng phụ do nó gây nên.

Tuy nhiên, cũng như những loại rau khác, nếu sử dụng rau diếp cá với số lượng lớn hay lạm dụng sử dụng loại rau này có thể gây ra một số ảnh hưởng không có lợi tới sức khoẻ. Nếu bạn muốn sử dụng rau diếp cá thường xuyên, bạn nên trao đổi điều này với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.

Loại rau chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, nhưng sơ suất khi ăn có thể nguy hiểm tính mạng Loại rau chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, nhưng sơ suất khi ăn có thể nguy hiểm tính mạng
5 loại rau 5 loại rau "rẻ như cho" nhưng lại rất tốt cho sức khỏe , ngừa ung thư cực mạnh
Nhiều loại rau dại mọc đầy vườn nhưng có tác dụng quý như thuốc Nhiều loại rau dại mọc đầy vườn nhưng có tác dụng quý như thuốc
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xoài – “Trợ thủ” tự nhiên cho hệ tiêu hóa

Xoài – “Trợ thủ” tự nhiên cho hệ tiêu hóa

Không chỉ là loại trái cây nhiệt đới được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, xoài còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt đối với hệ tiêu hóa.
Phơi nắng bổ sung vitamin D: Lợi ích có thật, nhưng phải đúng cách

Phơi nắng bổ sung vitamin D: Lợi ích có thật, nhưng phải đúng cách

Ánh nắng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, tốt cho xương và miễn dịch, nhưng nếu phơi nắng sai cách có thể gây hại da và tăng nguy cơ ung thư.
Bộ Y tế kêu gọi hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, tăng vận động vì tương lai thế hệ trẻ

Bộ Y tế kêu gọi hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, tăng vận động vì tương lai thế hệ trẻ

Trước thực trạng gia tăng béo phì ở đô thị, Bộ Y tế kêu gọi người dân xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tăng cường vận động để bảo vệ và nâng cao chất lượng sức khỏe dân số.
Ăn giá đỗ đúng cách, hấp thu canxi còn hiệu quả hơn cả cá

Ăn giá đỗ đúng cách, hấp thu canxi còn hiệu quả hơn cả cá

Giá đỗ là thực phẩm quen thuộc, rẻ tiền nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu ăn đúng cách, giá đỗ có thể trở thành nguồn bổ sung canxi hiệu quả, thậm chí hấp thu tốt hơn một số loại cá giàu canxi.
Những nguy cơ sức khỏe ít người để ý khi ăn lòng lợn

Những nguy cơ sức khỏe ít người để ý khi ăn lòng lợn

Lòng lợn là món ăn quen thuộc với nhiều người nhưng nếu không được chế biến và sử dụng đúng cách, món ăn này có thể gây nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức chỉ được xếp ngang "tuyến huyện"?

Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức chỉ được xếp ngang "tuyến huyện"?

Theo quy định hiện hành, bệnh viện được xếp hạng dựa trên 4 nhóm tiêu chí, cơ sở mới chỉ được xếp cấp cơ bản, như các bệnh viện tuyến huyện trước đây.
Sỏi thận không còn là nỗi lo nếu bạn ăn đúng loại trái cây này

Sỏi thận không còn là nỗi lo nếu bạn ăn đúng loại trái cây này

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận. Một số loại trái cây và rau củ có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi.
8 loại thực phẩm khiến cơ thể dễ mất nước trong mùa hè

8 loại thực phẩm khiến cơ thể dễ mất nước trong mùa hè

Mùa hè nóng bức khiến cơ thể dễ mất nước, bên cạnh thời tiết thì việc này còn có thể do một số thực phẩm và đồ uống quen thuộc.
Phô mai: Thực phẩm béo nhưng không hề xấu

Phô mai: Thực phẩm béo nhưng không hề xấu

Từng bị hiểu sai do chứa nhiều chất béo bão hòa, phô mai ngày càng được khoa học chứng minh là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa, tim mạch...
Ung thư thực quản: Sát thủ âm thầm với 10 dấu hiệu dễ bị bỏ qua

Ung thư thực quản: Sát thủ âm thầm với 10 dấu hiệu dễ bị bỏ qua

Ung thư thực quản tiến triển âm thầm và dễ bị bỏ qua ở giai đoạn đầu. Nhận biết sớm 10 dấu hiệu cảnh báo có thể cứu sống người bệnh và nâng cao cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động