Các món ăn ngày Tết ngon hơn nhờ nguyên liệu đen xì này, hàm lượng sắt vượt xa thịt
Cách muối dưa hành giòn ngon, cực đơn giản ăn chống ngán ngày Tết Bật mí tuyệt chiêu làm món giò xào dai giòn sần sật, cực ngon cho ngày Tết Cách nấu canh bóng thả cho Tết cổ truyền chuẩn vị miền Bắc |
Trong ẩm thực, thường sử dụng mộc nhĩ đã sấy khô để chế biến các món ăn. Thực chất, mộc nhĩ là một loại nấm mọc trên thân của nhiều loại cây thân gỗ khác nhau. Nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng cho thấy, trong 100g mộc nhĩ có chứa 10,6g protit; 0,2g lipit; 65,5g glucit; 201mg canxi; 185mg photpho; 185mg sắt; 0,03mg caroten; 0,15mg vitamin B1; 0,55mg vitamin B2; 2,7mg vitamin B3.
Mộc nhĩ giàu vitamin K và các chất khoáng
Do đó có thể ức chế hiệu quả tình trạng tụ máu trong, ngăn ngừa triệu cục máu đông to dần lên. Tỷ lệ mắc bệnh huyết khối hay cục máu đông phổ biến ở lứa tuổi trung niên và lớn tuổi, vì vậy khuyến khích những nhóm người này nên ăn mộc nhĩ nhiều hơn.
Hàm lượng chất xơ cao
Trong 100 gam mộc nhĩ chứa 6,5 gam chất xơ, nhiều hơn so với súp lơ (2,2 gam) và rau khoai lang (3,1 gam). Điều đặc biệt là mộc nhĩ có hai loại chất xơ: chất xơ hòa tan và không hòa tan trong nước. Hầu hết các loại trái cây và rau quả thường chỉ có một loại chất xơ nhưng mộc nhĩ là một trong số ít thực phẩm có cả hai loại.
Do đó, nó có tác dụng của hai loại chất xơ cùng lúc, vừa thúc đẩy nhu động ruột (chất xơ không tan trong nước), hạ mỡ máu, hạ đường huyết, bảo vệ tim mạch (chất xơ tan trong nước). Chất xơ hòa tan trong nước của mộc nhĩ cũng có thể giúp chuyển hóa cholesterol trong cơ thể và ổn định lượng đường trong máu.
Hàm lượng vitamin B2 gấp 10 lần gạo, sắt gấp 100 lần so với thịt
Mộc nhĩ giàu chất xơ, vitamin B2, canxi, sắt, anthocyanin và các thành phần chống đông máu, có thể duy trì sức khỏe tim mạch, ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa cục máu đông, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, cải thiện táo bón và mang lại cảm giác no, giúp giảm cân.
Dù mộc nhĩ không có vẻ ngoài bắt mắt nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời, chẳng hạn như hàm lượng vitamin B2 gấp 10 lần gạo, mì và cải thảo, hàm lượng canxi gấp 30 đến 70 lần so với thịt và sắt gấp 100 lần so với thịt.
Chứa chất keo
Chất keo nhầy, lecithin và polysacarit trong mộc nhĩ kết dính các tạp chất trong hệ tiêu hóa và đẩy chúng ra ngoài cơ thể giúp ruột được sạch hơn, dạ dày khỏe hơn. Mộc nhĩ còn được xem là một loại collagen thực vật đặc biệt giúp cơ thể kịp thời thanh lọc và đào thải thức ăn. Màu tím đen của mộc nhĩ đến từ chất chống oxy hóa tự nhiên anthocyanin, cũng có nhiều trong nho và quả việt quất.
Hơn nữa, các polysaccharid trong nấm có thể ức chế các chất có thể gây ra các vết đồi mồi gọi là lipofuscin. Chất này chính là lipid peroxy hóa được hình thành sau quá trình oxy hóa các axit béo không no, tích tụ trong tế bào não và thành mạch máu, dẫn đến bệnh Alzheimer và bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, mộc nhĩ còn được mệnh danh là "thuốc aspirin trong thực phẩm", có thể giảm độ nhớt của máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nếu muốn tăng cường tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu có thể ăn nó với gừng. Tuy nhiên, cần lưu ý do mộc nhĩ có tính chống đông nên người bị rối loạn chảy máu, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều.
Ăn mộc nhĩ cùng những thực phẩm này càng có lợi cho sức khỏe
Mộc nhĩ + tôm = đẹp tóc, trị viêm khớp
Vì mộc nhĩ có chứa sắt nên ăn cùng với tôm có chứa đồng có thể giúp chuyển hóa sắt thành huyết sắc tố oxy hóa, từ đó làm cho làn da trông khỏe mạnh, đồng thời có thể kích thích mọc tóc, giảm đau, giảm viêm khớp.
Mộc nhĩ + trứng = răng và xương chắc khỏe
Do trứng và mộc nhĩ có chứa phốt pho và canxi nên khi ăn hai loại này cùng nhau sẽ tạo thành canxi photphat, giúp răng và xương chắc khỏe. Đồng thời cũng rất hữu hiệu đối với việc hồi phục của bệnh nhân gãy xương.
Mộc nhĩ kiêng ăn với dứa
Món mộc nhĩ tưởng chừng như đa năng nhưng không nên kết hợp với dứa, nhất là những ai muốn dùng mộc nhĩ để cải thiện tình trạng táo bón càng phải chú ý. Bởi kết hợp 2 món này với nhau sẽ tạo ra các chất hóa học khó tiêu, không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa mà còn kích thích dạ dày, thậm chí gây ra các triệu chứng như nôn mửa.
Ngoài những công dụng tuyệt vời, chị em cũng nên lưu ý đến cách sử dụng mộc nhĩ và đối tượng sử dụng sao cho phù hợp. Trong mộc nhĩ tươi có chất Porphyrin là một chất nhạy cảm với ánh sáng, nếu ăn và gặp phải ánh sáng mặt trời sẽ khiến ta bị viêm da, ngứa da, phù thũng, đau nhức, thậm chí là phù nề thanh quản.
Vậy nên, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô. Nhưng mộc nhĩ khô cũng phải biết cách chế biến cơ bản. Đó là ngâm bằng nước lạnh, để ráo trước khi chế biến. Đặc biệt, không nên sử dụng mộc nhĩ cho phụ nữ mang thai và cho con bú, kể cả những người đang có ý định sinh con bởi trong mộc nhĩ có những chất chống khả năng sinh sản.