Hôn mê sau khi dùng đơn thuốc cũ điều trị tiểu đường

Người phụ nữ mắc tiểu đường không đi khám định kỳ mà tự ý dùng toa thuốc cũ đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, tai biến mạch máu não, viêm phổi...
Thói quen xấu âm thầm 'gõ cửa' bệnh tiền tiểu đường Loại hạt được ví như “vua hút đường”, cực tốt cho người bị tiểu đường Những loại rau có tác dụng giúp ổn định đường huyết

Chiều ngày 14/3, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã cảnh báo về tình trạng bệnh nhân tự ý điều trị bệnh tiểu đường mà không theo chỉ định của bác sĩ.

Trước đó, vào ngày 10/3, Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân L.T.Đ (ở Hà Nội) trong tình trạng hôn mê, bị đái tháo đường type 2 đã 2 năm.

Người nhà bệnh nhân cho biết, gần đây, bệnh nhân không đi khám mà tự dùng lại thuốc theo đơn cũ (Januvia 100mg, 1 viên/ngày).

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, tăng áp lực thẩm thấu máu, đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp nhưng không được điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị tai biến mạch máu não và viêm phổi. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số Glucose máu rất cao (35,14 mmol/l), HbA1C cao (10,1%), và men gan tăng (ure 34,51 mmol/l).

Tuân thủ phác đồ điều trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với bệnh nhân tiểu đường.
Tuân thủ phác đồ điều trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh nhân được điều trị để kiểm soát đường huyết bằng insulin, kết hợp với thuốc kháng sinh và nhiều biện pháp hỗ trợ khác. Sau một ngày điều trị, bệnh nhân đã tỉnh táo trở lại và đường huyết được kiểm soát.

Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh, cơ thể không thể sử dụng hoặc sản xuất hormone insulin một cách hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu cao vượt mức bình thường. Điều này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, ảnh hưởng đến các cơ quan như mắt, thận, thần kinh và tim.

TS.BS Lê Quang Toàn, Trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho biết nếu người bệnh không kiểm soát được mức glucose máu trong giới hạn cho phép, sẽ dẫn đến các biến chứng cấp tính như tăng đường huyết, nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê, và thậm chí là tử vong.

Ngoài ra, việc kiểm soát đường huyết kém trong thời gian dài có thể dẫn đến các biến chứng mạn tính, bao gồm biến chứng vi mạch và mạch máu lớn, bệnh lý mắt, biến chứng thận, thần kinh, và tim mạch (như tai biến mạch máu não - đột quỵ). Bệnh nhân cũng có thể mắc bệnh lý bàn chân, dẫn đến loét chân và thậm chí phải cắt cụt chi.

Do đó, việc tuân thủ phác đồ điều trị là chìa khóa quan trọng để kiểm soát bệnh một cách chặt chẽ. Trong điều trị đái tháo đường, hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào ý thức hợp tác và khả năng tự quản lý bệnh của bệnh nhân.

Cách kiểm soát bệnh hiệu quả là sử dụng thuốc hạ đường huyết đều đặn, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ để điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp. Đồng thời, cần hạn chế thực phẩm nhiều đường, tinh bột, bánh kẹo, và nước uống có gas; thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh, các loại quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt. Tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng, bởi ngồi nhiều và ít vận động làm tăng kháng insulin, khiến đường huyết khó ổn định.

Cảnh báo ngộ độc thuốc chữa đái tháo đường đã bị cấm sử dụng Cảnh báo ngộ độc thuốc chữa đái tháo đường đã bị cấm sử dụng
Người bệnh đái tháo đường chọn ăn gì trong bữa sáng? Người bệnh đái tháo đường chọn ăn gì trong bữa sáng?
Lựa chọn trái cây phù hợp cho người bệnh tiểu đường Lựa chọn trái cây phù hợp cho người bệnh tiểu đường
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chuyên gia cảnh báo: Mỹ phẩm giả không chỉ phá hủy làn da mà còn đầu độc cơ thể

Chuyên gia cảnh báo: Mỹ phẩm giả không chỉ phá hủy làn da mà còn đầu độc cơ thể

Mỹ phẩm giả không chỉ làm hỏng da mà còn âm thầm tàn phá cơ thể – cảnh báo từ chuyên gia da liễu sau loạt vụ thu giữ hàng tấn sản phẩm trôi nổi.
Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Tê bì chân tay là cảm giác mất cảm giác, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở các chi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở tay và chân.
Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Bổ sung vitamin D không khó nếu bạn biết tận dụng đúng nguồn từ thiên nhiên. Tắm nắng hợp lý, ăn uống khoa học và kết hợp dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cơ thể hấp thu vitamin D tối ưu.
Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Gàu không chỉ do cơ địa hay thời tiết mà còn xuất phát từ những thói quen tưởng chừng vô hại như gội đầu sai cách, dùng mỹ phẩm tóc thường xuyên, ăn uống thiếu dưỡng chất…
Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Vụ việc hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi chế biến thành thực phẩm cho người. Các chuyên gia cảnh báo loại dầu này chứa độc chất có thể gây ung thư, tổn thương gan, thận và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa không chỉ tồn tại ngoài môi trường mà còn ẩn trong những vật dụng bếp quen thuộc, âm thầm phát tán vào thức ăn và đe dọa sức khỏe gia đình bạn.
Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Vải thiều vào mùa mang đến vị ngọt hấp dẫn nhưng nếu ăn sai cách hoặc kết hợp với thực phẩm “đại kỵ”, có thể gây hại cho sức khỏe.
Các loại trái cây bổ sung protein

Các loại trái cây bổ sung protein

Một số loại trái cây không chỉ giàu vitamin và chất xơ mà còn là nguồn protein thực vật ít ai ngờ tới. Ngoài ra, chúng còn bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất.
Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Suy thận không còn là bệnh của người già. Ngày càng nhiều người trẻ, đặc biệt dưới 40 tuổi, mắc bệnh do lối sống thiếu lành mạnh và tâm lý chủ quan với sức khỏe.
Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến, dù không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt triệu chứng và cải thiện vận động.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động