Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025
Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì? Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi Đà Nẵng ghi nhận 300 trường hợp từ chối tiêm vắc xin sởi |
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng biến chứng phổi nghiêm trọng, phải lọc máu và can thiệp ECMO. Sau hai tuần điều trị tích cực, bệnh nhân không qua khỏi.
Đây là ca tử vong đầu tiên do bệnh sởi ở người trưởng thành trong năm 2025, gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm và các biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh này.
![]() |
Một bệnh nhân nguy kịch do sởi tại BV Bạch Mai. Ảnh: Nguyên Hà. |
Theo số liệu từ Bộ Y tế, tính từ đầu năm 2025 đến hết ngày 20/3, cả nước đã ghi nhận rải rác 42.488 ca nghi mắc sởi tại cả 63 tỉnh, thành phố; trong đó có 5 ca tử vong liên quan đến bệnh. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh thuộc nhóm trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi, chiếm 72,7%.
Mặc dù phần lớn các ca mắc sởi xảy ra ở trẻ em, người lớn cũng không nằm ngoài nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ chuyển nặng khi nhiễm bệnh.
Theo Viện Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận hàng trăm ca sởi ở người lớn. Trung bình mỗi ngày có từ 10 đến 20 bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng như sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt và nước mũi. Nhiều trường hợp đến khám khi bệnh đã tiến triển nặng do phát hiện muộn.
Không ít bệnh nhân có diễn biến nghiêm trọng với các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm não – màng não. Đáng lo ngại, phần lớn người bệnh chưa từng tiêm vaccine sởi hoặc không tiêm nhắc lại. Nhóm tuổi từ 30 đến 50 thường chủ quan, cho rằng mình không có nguy cơ mắc sởi, dẫn đến việc chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị kịp thời.
Sởi là bệnh truyền nhiễm có hệ số lây lan rất cao qua đường hô hấp, dễ dàng bùng phát trong cộng đồng nếu không được kiểm soát kịp thời. Do đó, khi được chẩn đoán mắc sởi, người bệnh cần được cách ly và điều trị ngay để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.
![]() |
Tiêm vacine là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. |
Dù thường được xem là bệnh của trẻ nhỏ, sởi vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lớn, đặc biệt là những người có bệnh nền hoặc hệ miễn dịch suy giảm. Với những người chưa từng tiêm vaccine, không tiêm nhắc lại, hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng, nguy cơ mắc bệnh và diễn biến nặng là rất cao.
Sởi ở người lớn tuy hiếm gặp hơn nhưng không thể chủ quan. Tâm lý cho rằng “sởi chỉ gặp ở trẻ em” khiến nhiều người lớn không đề phòng, tạo điều kiện cho virus lan rộng và gây biến chứng nặng. Một số biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bao gồm viêm phổi, viêm não, động kinh, liệt, mù lòa, và ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
Những người có bệnh nền như đái tháo đường hoặc suy giảm miễn dịch thuộc nhóm nguy cơ cao khi mắc sởi, dễ diễn tiến nặng và có thể phải can thiệp bằng các biện pháp hỗ trợ như thở máy hoặc lọc máu.
Về phòng bệnh, các chuyên gia khẳng định sởi là bệnh truyền nhiễm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine. Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, vaccine sởi được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ được 18 tháng hoặc 2 tuổi.
Đối với người lớn, nhất là khi hệ miễn dịch đã suy giảm theo thời gian hoặc do bệnh lý, việc tiêm nhắc lại là rất cần thiết. Trường hợp chưa từng tiêm hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng, người dân được khuyến cáo nên tiêm nhắc lại bằng vaccine kết hợp sởi – quai bị – rubella (MMR) để tăng cường miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Khi phát hiện triệu chứng, người dân nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Bệnh sởi ở người lớn có thể xảy ra ở những người chưa có kháng thể, thường có thời gian ủ bệnh từ 7 - 21 ngày.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Viện trưởng Viện Y học Nhiệt đới. “Hiện nay, sởi đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam, không chỉ ở trẻ em mà còn ở người lớn, đặc biệt là những người có bệnh nền hoặc hệ miễn dịch suy giảm. Vaccine sởi là một loại vaccine an toàn và hiệu quả, đã được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm cho tất cả trẻ em và tiêm nhắc lại định kỳ. Việc tiêm vaccine đầy đủ không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng. Sởi không phải là bệnh đơn giản như nhiều người lầm tưởng, vì vậy hãy chủ động phòng ngừa trước khi quá muộn.”
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện
