Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Trong ba tháng qua, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.074 ca mắc sởi, trong đó hơn một nửa là trẻ đang đi học. Trước tình hình này, các bệnh viện trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch ứng phó dịch nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan.
Nguyên nhân khiến dịch sởi lan rộng Bé gái 4 tuổi ở Hà Nội tử vong sau 1 ngày nhập viện do sởi Sởi có thể trải qua giai đoạn ủ bệnh mà không xuất hiện triệu chứng

Ngày 29/3, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng GS.TS Trần Văn Thuấn làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác thu dung, điều trị và phòng chống bệnh sởi tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.

Báo cáo với đoàn kiểm tra, PGS.TS Trần Thị Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cho biết từ năm ngoái đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 1.920 ca sởi. Đáng chú ý, số ca mắc trong ba tháng đầu năm nay đã bằng tổng số ca của cả năm ngoái.

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng
Tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp.

Hiện nay, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng đã bố trí 4 khoa chuyên điều trị bệnh sởi, bao gồm: Khoa Y học nhiệt đới: Điều trị các trường hợp sởi mức độ nhẹ, trung bình, cần hỗ trợ thở oxy; Khoa Nhi tự nguyện: Chuyển đổi sang điều trị sởi mức độ nhẹ; Khoa Hồi sức Nhi: Điều trị các ca sởi nặng, suy hô hấp cần can thiệp thở máy hoặc thở CPAP; Khoa Nhi sơ sinh hồi sức tích cực: Chăm sóc và điều trị trẻ mắc sởi dưới 29 ngày tuổi, từ mức độ nhẹ đến hồi sức tích cực.

Theo bác sĩ Nguyễn Đại Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, tính đến ngày 28/3, thành phố đã ghi nhận 3.074 ca sốt phát ban nghi sởi. Trong số này, có 1.845 ca chưa có kết quả xét nghiệm (chiếm 60,01%). Số ca sởi dương tính đã được xác nhận bằng xét nghiệm là 851 trường hợp.

Phân bố ca mắc theo tình trạng tiêm chủng cho thấy 25,73% ca mắc đã tiêm ít nhất một mũi vắc xin; 6,21% chưa đến tuổi tiêm; 14,2% không nhớ tiền sử tiêm chủng và 54,03% chưa tiêm vắc xin.

Về độ tuổi, nhóm dưới 9 tháng chiếm 6,21%; từ 9-24 tháng chiếm 11,59%; từ trên 24 tháng - 5 tuổi chiếm 17,96%; từ trên 5 - 11 tuổi chiếm 31,23% và nhóm trên 11 tuổi chiếm 32,82%.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết Cục đã có văn bản hướng dẫn công tác thu dung, điều trị sởi và các bệnh truyền nhiễm khác gửi đến các Sở Y tế.

Trong thời gian tới, Cục sẽ tổ chức tập huấn hướng dẫn mới cho các bệnh viện trên toàn quốc và đang hoàn thiện hệ thống thống kê, báo cáo dịch tễ học. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ghi nhận và đánh giá cao công tác phòng chống dịch tại Đà Nẵng, đồng thời lưu ý một số vấn đề quan trọng.

Dịch sởi bùng phát tại Đà Nẵng, Bộ Y tế tăng cường kiểm tra
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ghi nhận và đánh giá cao công tác phòng chống dịch tại Đà Nẵng.

Đà Nẵng cần chuẩn bị sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống do là địa phương có số lượng người di dân lớn, không chỉ đối phó với bệnh sởi mà còn với các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Các bệnh viện cần xây dựng quy trình ứng phó toàn diện từ phân luồng, cách ly đến kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo.

Sở Y tế phải chuẩn bị đầy đủ thuốc và trang thiết bị y tế để cung cấp cho các đơn vị. Các đơn vị cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế, đồng thời tăng cường tập huấn, đào tạo chuyên môn cho tuyến dưới. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin sởi để phòng ngừa dịch bệnh.

Hiện Đà Nẵng đang khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ em, đặc biệt là nhóm chưa được tiêm chủng đầy đủ. Các cơ sở y tế trên địa bàn đã tăng cường nhân lực, tổ chức tiêm bổ sung tại trạm y tế phường, xã và phối hợp với trường học nhằm đẩy nhanh tiến độ, hạn chế nguy cơ dịch bệnh lan rộng.

Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, người dân cần chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo lịch và tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế.

Trung bình 1 người mắc bệnh sởi có thể lây cho 12-18 người khác Trung bình 1 người mắc bệnh sởi có thể lây cho 12-18 người khác
Cao Bằng: Bé 2 tuổi tử vong nghi do mắc sởi Cao Bằng: Bé 2 tuổi tử vong nghi do mắc sởi
Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch sởi Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch sởi
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Từ nước cam đến sinh tố cải bó xôi: Đồ uống vàng cho hệ xương khỏe mạnh

Từ nước cam đến sinh tố cải bó xôi: Đồ uống vàng cho hệ xương khỏe mạnh

Không chỉ thực phẩm, đồ uống cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ xương. Dưới đây là 5 lựa chọn mùa hè vừa giải khát, vừa tốt cho xương.
Viêm não mô cầu: Căn bệnh gây tử vong nhanh chỉ sau một ngày nhiễm

Viêm não mô cầu: Căn bệnh gây tử vong nhanh chỉ sau một ngày nhiễm

Vi khuẩn viêm não mô cầu có thể gây tử vong trong 48 giờ. Trẻ em và người có bệnh nền là nhóm nguy cơ cao, đặc biệt trong mùa nắng nóng.
Lá nho – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất, ít calo và tốt cho tim mạch

Lá nho – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất, ít calo và tốt cho tim mạch

Không chỉ góp mặt trong ẩm thực, lá nho còn được giới chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là “siêu thực phẩm” nhờ giàu vitamin, chất xơ và đặc tính chống viêm tự nhiên.
Não bộ có thể bị “méo mó” nếu bạn làm việc quá 52 giờ/tuần

Não bộ có thể bị “méo mó” nếu bạn làm việc quá 52 giờ/tuần

Nghiên cứu cho thấy, làm việc quá 52 giờ/tuần có thể gây thay đổi cấu trúc não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần
Chuyên gia chỉ cách uống cà phê siêu lợi

Chuyên gia chỉ cách uống cà phê siêu lợi

Uống cà phê mỗi sáng là thói quen phổ biến nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ cần thêm một nguyên liệu này bạn sẽ “nâng cấp” tách cà phê của mình.
TP.HCM: Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại nhưng chưa ghi nhận ca nặng

TP.HCM: Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại nhưng chưa ghi nhận ca nặng

TP.HCM ghi nhận sự gia tăng trở lại số ca mắc Covid-19 trong vài tuần qua. Ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Bé trai 4 tuổi bị xe ba bánh cán đã xuất viện sau gần hai tuần điều trị

Bé trai 4 tuổi bị xe ba bánh cán đã xuất viện sau gần hai tuần điều trị

Sau ca phẫu thuật khẩn cấp vì đa chấn thương nội tạng do tai nạn giao thông, bé trai 4 tuổi ở Nam Định đã được xuất viện.
Các loại đồ uống phổ biến làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Các loại đồ uống phổ biến làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Nhiều loại đồ uống phổ biến hiện nay đang âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe, góp phần làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, suy gan, thậm chí dẫn đến xơ gan.
Chuyên gia cảnh báo về việc nhịn ăn chữa ung thư

Chuyên gia cảnh báo về việc nhịn ăn chữa ung thư

Chưa có bằng chứng khoa học xác nhận nhịn ăn có thể chữa ung thư. Ngược lại, việc này còn gây suy kiệt, giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ biến chứng.
Trào ngược dạ dày: Bệnh phổ biến nhưng dễ bỏ qua

Trào ngược dạ dày: Bệnh phổ biến nhưng dễ bỏ qua

Trào ngược dạ dày không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến ung thư thực quản. Nhận biết sớm triệu chứng giúp bạn phòng ngừa hậu quả nặng nề.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động