Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C

Hiện nay có tình trạng, người dân tự ý "đổ xô" đi tìm mua và dự trữ thuốc Tamiflu để uống dự phòng bệnh cúm. Tuy nhiên, không phải ai bị cúm cũng có thể sử dụng thuốc Tamiflu và việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn.
Cúm A bùng phát, thuốc Tamiflu "khan hàng" gây nên tình trạng loạn giá Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu Người phụ nữ phải nhập viện do cúm bội nhiễm, bác sĩ cảnh cáo gì?

Tamiflu chỉ có thể điều trị cúm A

Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C
Tamifluchỉ có thể điều trị được cho những trường hợp mắc cúm A, thuốc không có tác dụng điều trị đối với cúm B và cúm C.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái, số bệnh nhân mắc cúm năm nay gia tăng đột biến là do thời điểm hiện tại, thời tiết đang mùa đông xuân, nhiệt độ thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để virus cúm phát triển, cũng như các bệnh khác lây qua đường hô hấp khác như: COVID, sởi, thuỷ đậu, quai bị, não mô cầu… Các ca mắc cúm hiện nay chủ yếu vẫn là cúm mùa (cúm A/H1N1, A/H3N2, cúm B), không ghi nhận các chủng cúm lạ, cũng như không ghi nhận ca cúm lây từ động vật sang người (cúm A/H5N1).

Trước số ca nhiễm cúm tăng cao, nhiều người lo ngại tình trạng thiếu thuốc sẽ xảy ra, dẫn đến việc giá thuốc tăng cao hoặc khó tìm mua. Chính vì vậy, người dân tự ý "đổ xô" đi tìm kiếm mua thuốc Tamiflu - loại thuốc chứa hoạt chất Oseltamivir dự trữ, coi đó là biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tamiflu (Oseltamivir) là một loại thuốc chống virus, chủ yếu được sử dụng để điều trị cúm (influenza) do virus cúm. Cơ chế hoạt động của Tamiflu dựa trên việc ức chế enzyme neuraminidase, một yếu tố quan trọng cho quá trình nhân lên của virus trong cơ thể.

Cụ thể, virus cúm khi xâm nhập vào tế bào chủ, chúng sẽ nhân bản và tạo ra nhiều bản sao của virus mới. Để các virus con này có thể thoát ra khỏi tế bào và tiếp tục lây nhiễm các tế bào khác, chúng cần một enzyme gọi là neuraminidase. Enzyme này giúp cắt bỏ các phân tử axit sialic trên bề mặt tế bào chủ, cho phép virus con tách ra khỏi tế bào và lây lan. Thuốc Tamiflu hoạt động bằng cách ức chế neuraminidase, ngăn không cho virus cúm thoát ra khỏi tế bào và tiếp tục lây lan. Điều này giúp giảm tải lượng virus trong cơ thể, từ đó làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm và giảm thời gian bệnh nhân mắc cúm.

Tuy nhiên, TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết, không phải bệnh nhân mắc cúm nào cũng có thể điều trị bằng thuốc Tamiflu. "Tamiflu là một trong những loại thuốc kháng virus hiệu quả, có khả năng giảm nhẹ triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc bệnh nếu được sử dụng đúng cách. Nhưng loại thuốc này chỉ có thể điều trị được cho những trường hợp mắc cúm A, thuốc không có tác dụng điều trị đối với cúm B và cúm C", bác sĩ Hùng khuyến cáo.

Bên cạnh đó, không phải tất cả các bệnh nhân có triệu chứng giống cúm đều mắc phải virus cúm. Ví dụ các virus khác như: virus hợp bào hô hấp (RSV), adenovirus, parainfluenza virus hoặc bocavirus,... cũng có thể gây ra các triệu chứng giống cúm, nhưng lại không đáp ứng với Tamiflu. Khi sử dụng thuốc kháng virus này cho các bệnh lý không phải do virus cúm gây ra không chỉ không mang lại hiệu quả điều trị, mà còn có thể khiến bệnh tiến triển xấu hơn. Về lâu dài, việc lạm dụng thuốc Tamiflu có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc khiến cho việc điều trị bệnh cúm trong tương lai trở nên khó khăn và ít hiệu quả hơn.

Với những bệnh nhân chưa từng dùng qua thuốc Tamiflu, việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra dị ứng với thuốc với các triệu chứng như: phát ban, ngứa, hoặc nặng hơn là sốc phản vệ, có thể đe dọa đến tính mạng. Đối với những người bị suy gan nặng, thuốc Tamiflu không điều chỉnh liều có thể làm tăng mức độ tổn thương gan.

Khi nào có thể sử dụng thuốc Tamiflu để điều trị?

Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C
Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, có biến chứng như viêm phổi do nhiễm khuẩn hoặc virus khác, Tamiflu sẽ không còn hiệu quả và không nên sử dụng.

Theo bác sĩ Lê Quốc Hùng, Tamiflu là thuốc kháng virus, chỉ có tác dụng đối với virus cúm, vì vậy việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, việc sử dụng Tamiflu phải có chỉ định của bác sĩ, xác nhận bệnh nhân mắc cúm A thông qua các xét nghiệm chẩn đoán chính xác.

Chia sẻ về lợi ích của Tamiflu trong điều trị cúm, Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thu Nguyệt, Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho hay, các nghiên cứu trên cả trẻ em và người lớn cho thấy thuốc kháng virus như Tamiflu có thể ngăn ngừa bệnh cúm nặng có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Đặc biệt, Tamiflu có thể làm giảm nguy cơ viêm phổi hoặc các vấn đề sức khỏe khác dẫn đến nhập viện. Khi được sử dụng sớm, Tamiflu cũng có thể ngăn ngừa tình trạng viêm tai phát triển khi bệnh cúm tiến triển. Tamiflu thậm chí có thể làm giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh để điều trị các biến chứng do nhiễm vi khuẩn khác liên quan đến bệnh cúm.

Tuy nhiên, bác sĩ Lê Quốc Hùng khuyến cáo: "Thuốc Tamiflu nên được sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh, tốt nhất là trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Đây là thời gian mà thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và thời gian mắc bệnh. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, có biến chứng như viêm phổi do nhiễm khuẩn hoặc virus khác, Tamiflu sẽ không còn hiệu quả và không nên sử dụng”.

Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao như người già, trẻ em hoặc người có bệnh nền. Việc sử dụng Tamiflu cần được điều chỉnh phù hợp với từng người bệnh, đặc biệt là khi có các yếu tố như: tình trạng sức khỏe chung, mức độ bệnh lý nền hay các thuốc đang sử dụng đồng thời.

"Thông thường, mỗi ngày bệnh nhân sẽ uống 2 viên, nhưng với những người có bệnh nền bác sĩ sẽ điều chỉnh liều cho phù hợp. Thời gian điều trị trung bình là 5 ngày nhưng cũng có thể dài hơn đối với một số bệnh nhân mắc các bệnh nền", bác sĩ Lê Quốc Hùng chia sẻ.

Đề nghị kiểm tra nguồn gốc thuốc Tamiflu trên toàn quốc Đề nghị kiểm tra nguồn gốc thuốc Tamiflu trên toàn quốc
Hà Nội: Tạm giữ hàng nghìn hộp thuốc Tamiflu không rõ nguồn gốc Hà Nội: Tạm giữ hàng nghìn hộp thuốc Tamiflu không rõ nguồn gốc
Cúm A bùng phát, thuốc Tamiflu Cúm A bùng phát, thuốc Tamiflu "khan hàng" gây nên tình trạng loạn giá
Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu
Người phụ nữ phải nhập viện do cúm bội nhiễm, bác sĩ cảnh cáo gì? Người phụ nữ phải nhập viện do cúm bội nhiễm, bác sĩ cảnh cáo gì?
Hoài An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những mẹo đơn giản giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn

Những mẹo đơn giản giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn

Nếu muốn giảm cân hiệu quả, việc kiểm soát các cơn thèm ăn là điều cần thiết, bởi chúng thường mãnh liệt và khó kiềm chế hơn cảm giác đói thông thường.
Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi

Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi

Chiều ngày 13/4, Bộ Y tế cho biết hiện nay bệnh sởi đã ghi nhận nhiều ca mắc ở người trưởng thành, trong đó có không ít trường hợp diễn biến nặng và đã xuất hiện ca tử vong.
Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2025

Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2025

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ghi nhận ca bệnh não mô cầu đầu tiên trong năm là bé trai 3 tháng tuổi ở quận Thanh Xuân.
Ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam

Ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam

Một phụ nữ 46 tuổi bị suy tim giai đoạn cuối đã được bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện ca ghép tim nhân tạo bán phần để duy trì sự sống.
Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Không chỉ là một loại rau quen thuộc, rau má còn là “bí quyết” chăm sóc da tuyệt vời, giúp phục hồi vết thương, giữ da săn chắc và giảm rõ rệt các nếp nhăn.
Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Muối là khoáng chất thiết yếu cho não bộ và cơ thể. Dùng nước muối pha loãng có nhiều lợi ích nhưng cần dùng cần dùng đúng cách và lưu ý liều lượng.
Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Mất ngủ là vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể cải thiện nếu bạn chủ động xây dựng những thói quen lành mạnh mỗi ngày.
Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Giải độc gan là việc bạn cần làm mỗi ngày để đảm bảo lá gan khỏe mạnh, gan có sức thực hiện trọng trách vốn dĩ thuộc về nó. Vậy uống gì để thải độc gan nhanh và hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé.
Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế vừa chỉ đạo điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP.HCM.
Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở phụ nữ, dẫn đến đột quỵ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động