Chủ tịch Quốc hội: Luật sửa đổi lần này phải đảm bảo ngành y tế thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình

Chiều 12/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Tọa đàm tham vấn ý kiến chuyên gia về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) do Ủy ban Xã hội phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức.
Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Cần thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về giá Quốc hội thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) Nghiên cứu bổ sung đầy đủ quy định về cơ chế tài chính trong khám, chữa bệnh
Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Đảm bảo về tài chính để ngành y tế yên tâm chuyên môn

Phát biểu tại Tọa đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khoá XV và theo chương trình sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tư tới nhằm tiếp tục thể chế hoá Nghị quyết 20-NQ/TW của Trung ương ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Dự luật có phạm vi tác động rất rộng tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, sức khoẻ, tính mạng của người dân.

“Đây cũng là dự án Luật khó, nhất là trong điều kiện hiện nay, sau khi những tác động của dịch bệnh Covid – 19, các vấn đề của ngành y tế, y tế cơ sở, y tế dự phòng, tài chính y tế... đang bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức và đặt ra những yêu cầu mới về khuôn khổ pháp lý”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

“Nội dung dự án Luật nhận được sự quan tâm sâu sắc không chỉ trong ngành y tế mà còn của cử tri và nhân dân cả nước. Khi Quốc hội sửa đổi xong Luật này thì có tháo gỡ được những khó khăn, vướng măc hiện nay của ngành y tế hay không? Có giúp cho ngành y tế thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình theo tinh thần Nghị quyết số 20 của Trung ương về chăm sóc sức khoẻ của nhân dân hay không? Đó là câu hỏi hết sức quan trọng phải trả lời”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ngay sau Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khoá XV, Ủy ban Xã hội – cơ quan chủ trì thẩm tra, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế - cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan của Quốc hội tổ chức nhiều hoạt động tham vấn ý kiến của các bên liên quan để hoàn thiện một bước dự thảo Luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại tọa đàm
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại tọa đàm

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, đến nay, chất lượng dự thảo Luật đã được nâng lên so với phiên bản trình Quốc hội lần đầu. Tuy nhiên, dự án Luật cũng còn các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện thêm như: cấp giấy phép hành nghề, các chức danh nghề nghiệp trong ngành y; cách thức tổ chức đánh giá năng lực hành nghề; việc sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề khám bệnh và chữa bệnh để vừa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đối với các chuyên gia nước ngoài, người nước ngoài hành nghề y tại Việt Nam vừa bảo đảm hội nhập quốc tế, thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi; hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh và chữa bệnh…

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, qua tổng hợp dư luận xã hội, ý kiến của nhân dân, cử tri, ngành y tế cho thấy tài chính y tế hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề. Trong đó, nhiều ý kiến rằng cần đưa tài chính y tế vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu không đưa vào thì cũng rất khó khăn vì hiện nay chúng ta chưa có luật về đơn vị sự nghiệp công lập mà mới chỉ có một số quy định tại các luật liên quan (trong nhiệm kỳ này, Quốc hội cũng đã có kế hoạch xây dựng luật về đơn vị sự nghiệp công lập).

Riêng với cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì hiện mới chỉ được quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định này cũng quy định chung cho tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập chứ chưa có quy định riêng cho lĩnh vực hết sức đặc thù của ngành y tế.

Tới đây Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội. Bộ Y tế cũng đang dự kiến trình Chính phủ, Quốc hội ban hành các luật mới trong lĩnh vực y tế như: luật về trang thiết bị y tế, Luật về y tế dự phòng... Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cơ chế tài chính của cơ sở khám, chữa bệnh hiện đang là vấn đề bức xúc.

"Chúng ta có cần bổ sung các quy định về vấn đề này vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh để sau khi sửa đổi luật thì cán bộ ngành y tế, các bác sỹ, các cơ sở y tế cũng yên tâm làm công tác chuyên môn hay không? Nếu đưa vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) thì cần thiết kế các quy định cụ thể như thế nào? Có nên quy định thành một chương riêng áp dụng cho cả cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế tư nhân không?", Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.

Mặc dù thời gian từ nay cho đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khoá XV không còn nhiều, nhưng đây là cơ hội rất quan trọng để sửa đổi, khắc phục những vướng mắc về cơ chế tài chính trong lĩnh vực y tế. Do đó, theo Chủ tịch Quốc hội, nên chăng chúng ta chắt lọc để đưa các quy định hiện hành vào dự thảo Luật, trên cơ sở đó sẽ nhân rộng cho các lĩnh vực sự nghiệp công lập khác.

Chủ tịch Quốc hội: Luật sửa đổi lần này phải đảm bảo ngành y tế thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình

Chỉ ra một số nội dung căn cơ khác nhưng còn chưa rõ trong dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tinh thần là phải làm tích cực, khẩn trương, tập trung toàn lực, nhưng cũng không được nóng vội. Ủy ban Xã hội, các cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, rà soát, đánh giá kỹ lưỡng để đáp ứng được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với lĩnh vực y tế hiện nay.

"Ngành y tế cần sự đồng hành, đóng góp chung của xã hội, của Quốc hội, của Chính phủ, các cấp, các ngành để tháo gỡ những khó khăn hiện nay”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Giải quyết những vướng mắc trong việc xã hội hóa dịch vụ y tế

Trên cơ sở gợi ý của Chủ tịch Quốc hội, các chuyên gia tham dự Toạ đàm đã tập trung làm rõ những vướng mắc trong thực hiện quy định hiện hành về tài chính y tế và cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở khám, chữa bệnh kể cả cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân; đóng góp ý kiến về cơ chế tự chủ tài chính của bệnh viện công lập, giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và trong y tế nói riêng; hành lang pháp lý cho việc thực hiện tự chủ tài chính trong lĩnh vực y tế; nguồn lực dành cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; xã hội hóa dịch vụ y tế, hợp tác công tư trong hoạt động khám, chữa bệnh; đánh giá năng lực và cấp chứng chỉ hành nghề y...

Nhấn mạnh cơ chế tài chính y tế là vấn đề hết sức quan trọng đối với ngành y tế hiện nay, một số chuyên gia nhất trí cần có một chương riêng quy định về cơ chế tài chính khám, chữa bệnh trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Các chuyên gia phát biểu ý kiến tại tọa đàm
Các chuyên gia phát biểu ý kiến tại tọa đàm

Một số chuyên gia đánh giá việc dự thảo Luật hiện đã có quy định về xã hội hoá công tác khám, chữa bệnh, bổ sung chủ thể ngoài nhà nước được cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, phi vụ lợi là điểm mới, một dấu son. Tuy nhiên, các ý kiến này cũng lưu ý, xã hội hoá trong lĩnh vực y tế là chính sách có tác động rộng lớn, bao quát, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm của cơ sở y tế, thậm chí dễ nảy sinh xung đột giữa hệ thống y tế tư nhân và y tế công lập.

Hiện nay, Nhà nước đang chủ trương cắt giảm đầu tư công, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực y tế tư nhân. Nhưng vừa qua, ở một số địa phương, có tình trạng đầu tư “công không ra công, tư không ra tư” do chính quyền địa phương kêu gọi đầu tư xã hội hoá y tế, mời doanh nghiệp đầu tư trong khuôn viên bệnh viện công.

Cho rằng đây thực chất là hình thức “núp bóng” chủ trương xã hội hóa, dễ nảy sinh tiêu cực, sai phạm, đại diện Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam đề nghị không nên luật hoá chính sách xã hội hoá đối với khối y tế công lập trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Một số chuyên gia cũng nhất trí quan điểm trên và cho rằng, chính sách tài chính trong lĩnh vực y tế cần bảo đảm nguyên tắc "công ra công, tư ra tư". Cùng với đó, dự thảo Luật cần phân định rõ 3 chủ thể khám chữa bệnh gồm: y tế công/y tế nhà nước, y tế tư nhân và y tế ngoài nhà nước nhân đạo phi vụ lợi... và có quy định nhằm bảo đảm sự cạnh tranh công bằng trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của 3 chủ thể này.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra 12 “từ khóa” trong phát triển Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra 12 “từ khóa” trong phát triển Đồng bằng sông Hồng

Tại Hội nghị lần thứ ba của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong triển khai Quy hoạch vùng và phát triển, liên kết vùng thời gian tới, với 12 "từ khóa" quan trọng: Truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.
“3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số

“3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, tập trung chỉ đạo quyết liệt trong triển khai chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số; với tinh thần "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

7h45 sáng 7/5, lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ bắt đầu diễn ra tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Người dân Hà Nội được chiêm ngưỡng bức tranh Panorama tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ tại không gian phố đi bộ Hoàn Kiếm từ ngày 3-7/5.
Cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng - bức tranh toàn cảnh về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng - bức tranh toàn cảnh về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Với thời lượng hơn 120 phút, cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng đưa khán giả quay trở lại năm tháng hào hùng với những ký ức không thể nào quên của một thời bom đạn. Những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7/2024

Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7/2024

Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian, giảm bớt các chi phí tuân thủ và nâng cao trách nhiệm, tính chủ động cho chính quyền địa phương.
Tích cực, chủ động chuẩn bị cho thực hiện cải cách tiền lương

Tích cực, chủ động chuẩn bị cho thực hiện cải cách tiền lương

Thời gian qua, Bộ Nội vụ đã tích cực, chủ động phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và một số các cơ quan liên quan tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.
Phát triển điện mặt trời mái nhà không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

Phát triển điện mặt trời mái nhà không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

Phát triển nguồn điện tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.
Phấn đấu đến 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc có thu nhập trung bình cao

Phấn đấu đến 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc có thu nhập trung bình cao

Phấn đấu đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng có thu nhập trung bình cao, một số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước, tiệm cận với ngưỡng thu nhập cao.
Đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công từ 1/7

Đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công từ 1/7

Bộ LĐTB&XH đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng 29,2% (từ 2.055.000 đồng lên 2.655.000 đồng), từ ngày 1/7/2024.
Thủ tướng yêu cầu thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng…
Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu, thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành các hoạt động của Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Đắk Lắk điều động, bổ nhiệm hàng loạt nhân sự

Đắk Lắk điều động, bổ nhiệm hàng loạt nhân sự

Sáng 2/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định về công tác cán bộ, trong đó điều động, luân chuyển, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt đến các địa phương và sở, ngành.
Chiều 2/5, Quốc hội họp bất thường xem xét nội dung nhân sự

Chiều 2/5, Quốc hội họp bất thường xem xét nội dung nhân sự

Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV vào chiều 2/5 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Nhiều chính sách mới quan trọng liên quan đến công chức, viên chức, về giá điện, về lĩnh vực giáo dục… sẽ có hiệu lực thi hành trong tháng 5/2024.
Sẽ ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5

Sẽ ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu hoàn thành xây dựng vị trí việc làm trước 31/3/2024; ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5/2024; hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vào Quý III/2024.
Chiến thắng mùa Xuân 1975: Thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và thống nhất đất nước

Chiến thắng mùa Xuân 1975: Thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và thống nhất đất nước

Hôm nay, kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2024.
Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - chiến dịch quyết chiến, chiến lược trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 - là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc thắng lợi và nhân dân Việt Nam đã thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào"; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày vui thống nhất non sông

Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!
Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Nắng nóng kéo dài kèm theo thiếu hụt lượng mưa, dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao, gây thiệt hại về rừng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe, tài sản, tính mạng và đời sống của người dân.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm, kéo dài 6 tháng so với quyết định chốt cuối năm ngoái của Quốc hội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 23/4/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội nằm trong danh sách 100 thành phố thông minh nhất thế giới năm 2024

Hà Nội nằm trong danh sách 100 thành phố thông minh nhất thế giới năm 2024

Việt Nam có 2 thành phố là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh góp mặt trong bảng xếp hạng, trong đó Hà Nội đứng ở vị trí thứ 97 (tăng 3 bậc so với năm 2023) và TP Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 105.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động