Công dụng tuyệt vời ít người biết của cây lộc vừng trước sân nhà
Top 7 loại cây nhả khí Oxy vào ban đêm được mọi người "săn lùng" Thú vị với ý nghĩa của màu hoa Mẫu Đơn mà ít ai biết Những công dụng bất ngờ từ cây dâu tằm bạn có thể chưa biết đến |
Cây lộc vừng có dáng to, cao 8-10m. Vỏ thân dày, nháp, mầu nâu đen. Lá mọc so le, nhưng thường tập trung ở đầu cành, mép khía răng, mặt trên xanh sẫm bóng; cuống lá có mầu đỏ. Hoa mầu đỏ nhạt, chi nhị và vòi nhụy mầu đỏ thẫm. Quả có 4 cạnh lồi, mỗi cạnh lại xẻ rãnh dọc, đựng một hạt.
Cây lộc vừng thường được trồng làm cảnh và lấy bóng mát ở nhiều nhà dân khu vực miền Bắc.
Cách dùng cây lộc vừng
Đọt và lá non cây lộc vừng dùng làm rau
Về hương vị, màu sắc và cảm quan, đọt và lá cây lộc vừng rất được ưa chuộng để dùng làm rau ở một số nước vùng Đông Nam Á, đặc biệt ở Nam Bộ Việt Nam lá lộc vừng được xem như một loại rau đặc sản để ăn sống và nấu canh chua.
Người Châu Âu rất sợ ăn lá cây lộc vừng vì chất độc nhất là các chất Saponins có trong loại cây này. Họ cho rằng người Việt Nam và một số nước Đông Nam Á ăn rau lộc vừng theo kiểu “ điếc không sợ súng”!
Quả cây lộc vừng dùng làm chất độc diệt cá
Trong kinh nghiệm dân gian ở một số nước trong vùng Nam Á và Đông Nam Á dùng quả già của cây lộc vừng đâm nát làm bả thuốc diệt cá trong ao hồ để cá khờ dể bắt.
Các dùng này không phổ biến ở Việt nam.
Cây lộc vừng trồng làm cây cảnh
Do cây lộc vừng sống lâu, có nhiều cành, dể uốn, sửa thế nên được nhiều người dân ở Việt nam cũng như ở các nước Châu Á dùng trồng làm cây cảnh trong chậu và cây cảnh cổ thụ.
Ở Việt Nam cây lộc vừng mọc hoang được bứng trồng trong chậu để làm cây cảnh. Cây này sống lâu, ít sâu bệnh, có hoa đẹp nên được giới trồng cây cảnh rất ưa thích.
Tác dụng của cây lộc vừng
Theo Đông y, Cây lộc vừng có Rễ đắng, có tính hạ nhiệt, Hạt thơm.
Rễ được dùng trị bệnh sởi. Quả dùng trị ho và hen suyễn. Nhân hạt giã ra thêm bột và dầu, dùng trị ỉa chảy. Hạt được dùng trị các cơn đau bụng, và bệnh về mắt, còn dùng để duốc cá.
Quả lộc vừng xanh ép nước bôi chữa chàm hoặc ngâm rượu trị nhức răng. Vỏ cây chứa nhiều tanin, dùng chữa bệnh tiêu chảy, đau bụng.
Ở Ấn Ðộ, rễ làm thông, làm mát, quả trị ho, hen và ỉa chảy, nhân hạt cùng với sữa dùng trị bệnh vàng da và các chứng bệnh về mật; hạt dùng trị đau bụng và bệnh về mắt, hạt và vỏ trị giun, xổ , sát trùng và để thuốc cá.
Ở Malaixia, lá hoặc cả rễ và vỏ dùng đắp trị ghẻ và các nốt đậu.
Ở Philippines, vỏ thân chữa vết thương, nếu sắc uống lại có tác dụng chữa đau dạ dày.
Một số bài thuốc từ cây lộc vừng
Chữa bệnh trĩ bằng lá cây lộc vừng
Bài thuốc này rất đơn giản, đã được nhiều người dùng. Rất an toàn và dễ kiếm và hiệu quả cao. Một chét lá cây lộc vừng tuơi - khoảng 20gram (cây trồng làm cảnh ở mọi nơi đều có). Yêu cầu lá Bánh tẻ (không non quá, không già quá) rửa bằng nước nhiều lần cho thật sạch, lần cuối rửa bằng nước sôi nguội, để ráo nước, buổi tối trước đi ngủ khoảng 15 phút, nhai lá cây, nuốt lấy nước, bã đắp vào hậu môn (dùng một miếng Polyethylen sạch lót phía ngoài sao cho không bị thấm mất nước từ bã ra ).
Tác dụng: Làm hết táo bón, co búi trĩ (nội và ngoại) chống viêm, cầm máu. Dùng một đợt từ 7-10 ngày, sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống khoảng 10 ngày nữa thi không còn bị khổ vi trĩ nữa.
Trị bệnh đau bụng, tiêu chảy, sốt
Vỏ thân lộc vừng, thu hái quanh năm, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều tanin (16%). Khi dùng, lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Quả cây lộc vừng chữa đau răng
Quả lộc vừng còn xanh, ép lấy nước, bôi chữa chàm, hoặc nghiền nhỏ ngâm với rượu, ngậm nhổ nước chữa đau răng.
Lưu ý
Dù cây lộc vừng có nhiều tác dụng tốt trong y học nhưng không nên lạm dụng, bởi cây lộc vừng có chất độc saponins có thể gây những tác dụng phụ trên cơ địa của từng người. Nên hạn chế ăn rau lộc vừng luộc, mặc dù hiện nay có nhiều người ca tụng loại rau này và xem nó là một trong những món ăn thời thượng trong các nhà hàng với tên gọi “rau rừng”.