Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Trong 20 năm qua, khoảng 451 nghìn người đã không bị nhiễm HIV nhờ những nỗ lực y tế công cộng to lớn của ngành y Việt Nam để ngăn chặn virus HIV
Việt Nam ký kết văn kiện hợp tác về y dược cổ truyền với Trung Quốc Số ca mắc bệnh sởi tăng gấp 8 lần, Bộ Y tế chỉ đạo nóng Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo nhân lực trực khám, cấp cứu dịp lễ Quốc khánh 2/9

Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về phòng, chống HIV

Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tính đến tháng 8/2024 cả nước phát hiện gần 250.000 người nhiễm HIV, trong đó, 234.220 trường hợp biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Trong số bệnh nhân đang điều trị ARV có 82% được làm xét nghiệm tải lượng HIV (theo dõi hiệu quả điều trị ARV). Kết quả 98,3% người bệnh điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế (dưới 1000 bản sao/mL máu). Kết quả này vượt chỉ tiêu 95% trong Chiến lược quốc gia hướng đến kết thúc AIDS vào năm 2030.

Việt Nam cũng là quốc gia dẫn đầu trong công tác triển khai thông điệp K=K (“Không phát hiện virus = không lây truyền), là nước đầu tiên trong khu vực và các nước được PEPFAR (Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp về AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ) hỗ trợ ký cam kết triển khai hoạt động này; dẫn đầu khu vực châu Á về việc triển khai chiến lược sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) với nhiều mô hình linh hoạt và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau.

Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về phòng, chống HIV.

Trong 20 năm qua, khoảng 451 nghìn người đã không bị nhiễm HIV nhờ những nỗ lực y tế công cộng to lớn của ngành y Việt Nam để ngăn chặn virus HIV, theo nhận định của ông Eric Joseph Dziuban, Giám đốc Quốc gia, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam.

Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu khác trong nỗ lực ứng phó với HIV trong cộng đồng, như giảm được 60% các ca nhiễm HIV mới kể từ năm 2010, có những bước tiến mạnh mẽ trong việc đưa các sáng kiến mới trong phòng, chống HIV vào áp dụng và nhanh chóng mở rộng tại Việt Nam, theo nhận định của bà Christine Stegling, Phó Giám đốc Điều hành về Chính sách, Vận động chính sách và Kiến thức của UNAIDS.

Một số nỗ lực của Việt Nam trong đáp ứng HIV

Việt Nam đã cung cấp tất cả các phương cách xét nghiệm HIV hiện có và đặc biệt đẩy mạnh tự xét nghiệm; thí điểm và mở rộng cấp phát thuốc methadone nhiều ngày; nhanh chóng mở rộng độ bao phủ chương trình PrEP thông qua việc đa dạng hóa các mô hình cung cấp dịch vụ; thí điểm mua dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS với tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật, năng lực cho nhân viên y tế và nhân viên tiếp cận cộng đồng để cung cấp dịch vụ giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người sử dụng ma túy tổng hợp và người sử dụng ma túy khi quan hệ tình dục; làm tốt chuyển đổi thành công điều trị HIV sang nguồn BHYT để bảo đảm tính bền vững của chương trình. Ghi nhận năm 2023 đã có hơn 96% người có HIV đang điều trị ARV tham gia BHYT.

Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
Việt Nam đã điều trị PrEP cho 67.000 người nguy cơ cao.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là một biện pháp can thiệp giảm lây nhiễm HIV một cách hữu hiệu với hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi lây truyền HIV do quan hệ hình dục không an toàn là nguyên nhân chính tại Việt Nam.

Kể từ khi chương trình PrEP được thí điểm vào năm 2017, đến nay có 35 tỉnh/thành phố trên cả nước đang cung cấp dịch vụ này. Việt Nam đã điều trị PrEP cho 67.000 người nguy cơ cao, trong đó trên 80% là nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).

Những khó khăn còn tồn tại

ThS. Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, một trong những nguyên nhân dịch HIV chưa được kiểm soát, do quần thể MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới) đang gia tăng với tốc độ lây nhanh, nhưng độ bao phủ dịch vụ HIV/AIDS cho nhóm này còn hạn chế.

Thời gian qua, HIV/AIDS đã thuyên giảm ở nhóm nghiện chích ma túy (9%) và phụ nữ bán dâm (2,4%), nhưng lại tăng trong nhóm MSM (mặc dù hiện tại đã chững lại), nhưng vẫn ở mức cao nhất trong các nhóm (12,5%), và là nhóm "dẫn dắt" dịch HIV/AIDS tại Việt Nam.

Số người phát hiện nhiễm HIV mới hàng năm còn cao (năm 2023 là 13.445 người), còn xa so với mục tiêu Chấm dứt dịch bệnh AIDS (<1.000 người nhiễm HIV được phát hiện mới hàng năm). Nhiều yếu tố nguy cơ đe dọa tính bền vững của các thành quả phòng chống HIV/AIDS (ma túy, nghiện chất, lối sống, công nghệ số, giảm đầu tư và cả yếu tố chủ quan…).

Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
Số người phát hiện nhiễm HIV mới hàng năm còn cao.

Tài chính cũng là một trong những khó khăn cho các công tác kiểm soát HIV. Ông Quinten Lataire, Quyền Giám đốc Chương trình phối hợp phòng chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS) tại Việt Nam cho biết, ước tính nguồn lực của UNAIDS vào tháng 7/2024, khoảng thiếu hụt về nguồn lực tài chính cho HIV đang tăng dần, và sẽ thiếu hụt khoảng 9,5 tỉ USD cho đáp ứng với HIV đến năm 2025. Trong khi đó, nguồn lực của quốc tế hỗ trợ đáp ứng với HIV ở các nước thu nhập thấp và trung bình đã giảm 17% kể từ năm 2013. Nguồn lực trong nước cho phòng, chống HIV/AIDS đã chững lại kể từ năm 2018. Do đó, các quốc gia cần có lộ trình hướng đến duy trì bền vững đáp ứng với HIV.

Bên cạnh đó, mặc dù đã đạt được các kết quả nhất định, nhưng Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì và mở rộng bền vững chương trình PrEP nhằm hướng đến kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030.

Phần lớn các dịch vụ cho PrEP, bao gồm thuốc ARV đang do Quỹ toàn cầu và PEPFAR tài trợ. Sự viện trợ này đang có xu hướng giảm mạnh. Trong khi quần thể MSM đang gia tăng mạnh và có xu hướng trẻ hóa. Mức độ bao phủ PrEP còn rất nhỏ và việc tuân thủ duy trì điều PrEP vẫn còn nhiều thách thức.

Nguồn tài chính bền vững cho việc cung cấp PrEP khi nguồn lực quốc tế cắt giảm mạnh và bảo hiểm y tế chưa chi trả cho PrEP đang là thách thức lớn, đòi hỏi có các chính sách tài chính đặc thù để triển khai.

Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
Việt Nam đã đưa ra các giải pháp ưu tiên bảo đảm kết thúc AIDS và bảo đảm kiểm soát bền vững.

Định hướng kiểm soát HIV/AIDS

ThS. Võ Hải Sơn cho biết, để ngăn chặn lây nhiễm mới HIV, kiểm soát tốt dịch bệnh AIDS, Việt Nam đã đưa ra các giải pháp ưu tiên bảo đảm kết thúc AIDS và bảo đảm kiểm soát bền vững. Cụ thể, đề cao những cam kết chính trị và lãnh đạo thực hiện; xây dựng các kịch bản chính; xác định đối tượng ưu tiên; áp dụng ứng dụng thành tựu khoa học: K=K, PrEP, can thiệp Chemsex…; lấy con người làm trung tâm và thiết kế dịch vụ lấy con người làm trung tâm…

Đại diện UNAIDS tại Việt Nam cho rằng cần huy động các nỗ lực chung và thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ hướng tới đáp ứng bền vững với HIV, để đạt được và duy trì tác động khống chế dịch HIV trong giai đoạn sau năm 2030, thông qua bảo đảm quyền về sức khỏe cho mọi người dân.

TS. Eric Dziuban, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, để đảm bảo cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS bền vững, việc quan trọng nhất là Việt Nam cần chủ động xây dựng lộ trình tài chính bền vững đáp ứng với HIV. PEPFAR cam kết sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong từng bước xây dựng quá trình này.

Bộ Y tế: Hãy coi việc tiêm chủng là trách nhiệm đối với cộng đồng Bộ Y tế: Hãy coi việc tiêm chủng là trách nhiệm đối với cộng đồng
WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ
Nguy cơ thành dịch, làm gì để bảo vệ bản thân khỏi bệnh đậu mùa khỉ? Nguy cơ thành dịch, làm gì để bảo vệ bản thân khỏi bệnh đậu mùa khỉ?
Báo động về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam Báo động về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

“Báu vật” cho sức khỏe từ bí đao mà người Việt thường đổ bỏ

“Báu vật” cho sức khỏe từ bí đao mà người Việt thường đổ bỏ

Bí đao là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều công dụng thần kì. Bên cạnh phần thịt ngọt mát thì vỏ bí đao - phần mà chúng ta thường bỏ đi - lại có những công dụng bất ngờ đối với sức khỏe và sắc đẹp.
Mặt nạ gạo –  lựa chọn hàng đầu để có làn da trong suốt như gái Hàn

Mặt nạ gạo – lựa chọn hàng đầu để có làn da trong suốt như gái Hàn

Gạo không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc mà còn được coi là "thần dược" trong việc chăm sóc và làm đẹp cho làn da. Việc sử dụng bột gạo đúng cách sẽ giúp bạn có được làn da mịn màng, trắng sáng và khỏe mạnh.
Khuyến cáo những việc cần làm trước, trong và sau bão

Khuyến cáo những việc cần làm trước, trong và sau bão

Trước mức độ nguy hiểm của bão, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã đưa ra một số khuyến cáo an toàn.
Siêu bão Yagi mạnh nhất 30 năm, người dân tuyệt đối không ra ngoài lúc mưa to, gió lớn

Siêu bão Yagi mạnh nhất 30 năm, người dân tuyệt đối không ra ngoài lúc mưa to, gió lớn

Lúc 15h, tâm bão trên vùng biển đông bắc đảo Hải Nam, sức gió mạnh nhất 201km/h, cấp 16 siêu bão, giật trên cấp 17 và đang theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15-20km/h. Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết Yagi là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông.
Nguyên liệu tạo ngọt phù hợp với người đường huyết cao

Nguyên liệu tạo ngọt phù hợp với người đường huyết cao

Đường và đồ ngọt thường được cho là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy nên mọi người, đặc biệt là những người bị đường huyết cao, tiểu đường thường không dám sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng 2 nguyên liệu tạo ngọt tự nhiên sau để thay thế đường.
Cùng mang chất độc Alkaloid tương tự lá ngón nhưng tại sao loại cây này lại được coi là thảo dược quý?

Cùng mang chất độc Alkaloid tương tự lá ngón nhưng tại sao loại cây này lại được coi là thảo dược quý?

Thiên lý không chỉ là giống cây trồng làm cảnh đẹp mà còn là nguồn thực phẩm đa dạng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe đồng thời là thành phần quan trọng trong những bài thuốc dân gian, truyền thống để chữa nhiều loại bệnh.
Những ai nên hạn chế ăn bánh trung thu?

Những ai nên hạn chế ăn bánh trung thu?

Người có hệ tiêu hóa kém, phụ nữ mang bầu, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều bánh trung thu.
Ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp?

Ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp?

Yếu tố nguy cơ không cho chúng ta biết mọi thứ. Có một hoặc một vài yếu tố nguy cơ, không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh. Và nhiều người mắc bệnh có thể có ít hoặc không có yếu tố nguy cơ nào. Ngay cả khi một người bị ung thư tuyến giáp có yếu tố nguy cơ, cũng rất khó để biết được yếu tố nguy cơ đó có thể góp phần gây ra ung thư đến mức nào. Các nhà khoa học đã tìm thấy một vài yếu tố nguy cơ có thể mắc ung thư tuyến giáp.
Lá mướp – thuốc quý cho gan, mắt và da nhưng ít người biết

Lá mướp – thuốc quý cho gan, mắt và da nhưng ít người biết

Trong y học cổ truyền, mướp là cây thuốc quý bởi tất cả các bộ phận của loài cây này đều mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Trong đó, lá mướp có rất nhiều công dụng thần kì mà cách dùng lại vô cùng đơn giản nhưng đa số lại bị mọi người vứt bỏ.
Hơn 150 công nhân ở Phú Thọ nhập viện do chất histamine trong cá thu ù kho

Hơn 150 công nhân ở Phú Thọ nhập viện do chất histamine trong cá thu ù kho

Hơn 150 công nhân Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam phải nhập viện do ngộ độc món cá thu ù kho.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động