Nguy cơ xâm nhập bệnh đầu mùa khỉ vào Việt Nam là hoàn toàn có thể

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết “Dù Việt Nam hiện nay chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên nguy cơ bệnh xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể do bệnh dịch đã ghi nhận ở nhiều quốc gia và đặc biệt là quốc gia lân cận Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…”
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ Sẵn sàng 3 kịch bản ứng phó với dịch đậu mùa khỉ Chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương trả lời các câu hỏi của báo chí tại họp báo
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương: Nguy cơ dịch bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam là hoàn toàn có thể

Liên quan đến việc xâm nhập bệnh đậu mùa khỉ vào Việt Nam và biện pháp phòng chống, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022 diễn ra tối nay (3/8), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, đậu mùa khỉ được ghi nhận ca bệnh đầu tiên ở người vào năm 1970 và chỉ lưu hành ở khu vực Trung và Tây Phi.

Tuy nhiên từ tháng 5/2022 đến nay, dịch có diễn biến bất thường, ghi nhận tại 12 quốc gia khu vực châu Âu. Bệnh gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ có ca bệnh.

Đến ngày 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố sự bùng phát của dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Đến ngày 30/7, đã ghi nhận trên 21.000 ca mắc tại 78 quốc gia, trong đó có 7 trường hợp tử vong.

“Việt Nam hiện nay chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên nguy cơ bệnh xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể do bệnh dịch đã ghi nhận ở nhiều quốc gia và đặc biệt là quốc gia lân cận Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Hiện nay, với chính sách mở cửa thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả đối với dịch COVID-19 thì sự giao lưu, đi lại thuận tiện và có xu hướng gia tăng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới cũng như trong khu vực là 1 trong những lý do nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam là hoàn toàn có thể”, Thứ trưởng Hương nhấn mạnh.

Để chủ động phòng chống bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam, Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, từ tháng 5/2022, Bộ Y tế đã chủ động chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng chống và đã liên tục liên hệ với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, các cơ quan đầu mối thực hiện điều lệ y tế quốc tế để cập nhật, trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh.

“Ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới công bố tình trạng khẩn cấp thì ngày 24/7, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp khẩn với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức quốc tế, CDC Hà Nội, các chuyên gia, các đơn vị chuyên môn của ngành y tế để thảo luận về tình hình dịch bệnh cũng như đưa ra các biện pháp phòng chống”, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay.

nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam là hoàn toàn có thể

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cũng cho biết, Việt Nam được đánh giá, phân loại là nhóm 1, quốc gia chưa ghi nhận ca bệnh theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới nhưng ngay lập tức Bộ Y tế đã kích hoạt Văn phòng đáp ứng khẩn cấp, tổ chức tập huấn, hướng dẫn về điều trị, giám sát các trường hợp bệnh đậu mùa.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo và ban hành Công điện số 680 ngày 1/8/2022 về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, nêu rõ biện pháp phòng chống dịch đậu mùa khỉ hiện nay theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cụ thể:

Chỉ đạo thông suốt, quyết liệt, huy động các cấp, các ngành, đoàn thể tham gia, tăng cường cưỡng chế phối hợp chuyên ngành giữa Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan để tăng cường sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.

Theo dõi chặt chẽ, cập nhật thông tin, diễn biến dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Thực hiện quyết liệt các biện pháp giám sát phòng chống dịch ngay tại cửa khẩu, tại cộng đồng và tại các cơ sơ y tế. Xử lý kịp thời ổ dịch, điều trị người mắc bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong, ưu tiên bảo vệ lực lượng y tế, đối tượng có nguy cơ cao, đối tượng dễ bị tổn thương; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, chi phí để triển khai các biện pháp phòng chống, tiếp nhận và điều trị các trường hợp bệnh.

Xây dựng kế hoạch đáp ứng về y tế với bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam. Tiếp tục hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật; tăng cường năng lực xét nghiệm, chuân đoán, xác định. Tập huấn cho cán bộ y tế.

Tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời bằng nhiều hình thức tới người dân, cộng đồng, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao về tình hình dịch bệnh và các biện pháp đề phòng dịch bệnh; khuyến cáo người dân chủ động khai báo cơ quan y tế khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh; thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin tại địa phương để tư vấn, hỗ trợ người dân.

Thực tế ngay sau buổi họp khẩn cấp của Bộ Y tế, chúng tôi đã có thông tin gửi đến báo chí cũng như các biện pháp khuyến cáo đến người dân.

Tăng cường đôn đốc các biện pháp kiểm tra việc giám sát phát hiện xử lý ổ dịch và các biện pháp dự phòng cũng như điều trị, đảm bảo sẵn sàng các phương tiện vật tư, thuốc phù hợp cho công tác phòng chống dịch.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Uống gì để da trẻ, sáng và mịn màng?

Uống gì để da trẻ, sáng và mịn màng?

Làn da tươi trẻ không chỉ đến từ kem dưỡng mà còn nhờ dinh dưỡng từ bên trong. Cùng khám phá những loại nước giúp cải thiện độ đàn hồi, cấp ẩm và chống lão hóa cho làn da.
Những thói quen đơn giản giúp ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả

Những thói quen đơn giản giúp ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả

Sỏi thận có thể gây đau đớn dữ dội khi phát triển. Tuy nhiên, chỉ với vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh này.
Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc nhỏ mắt

Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc nhỏ mắt

Dùng thuốc nhỏ mắt sai cách không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tăng nguy cơ viêm, tổn thương mắt. Nhiều người vẫn mắc phải những lỗi cơ bản mà không hề hay biết.
Những thời điểm vàng để uống nước tốt cho sức khỏe

Những thời điểm vàng để uống nước tốt cho sức khỏe

Không chỉ là nhu cầu sinh tồn, uống nước đúng lúc còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe như giảm mệt mỏi, hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa thân nhiệt.
Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều mít?

Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều mít?

Không ít người yêu thích mít vì vị ngọt thơm, song ăn quá mức có thể gây đầy hơi, mụn nhọt, tăng huyết áp hoặc nguy hiểm với người bệnh gan thận.
Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên

Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên

Giàu dưỡng chất, hỗ trợ tim mạch, tăng đề kháng và phòng ngừa ung thư, nấm đông cô không chỉ là nguyên liệu ẩm thực quen thuộc mà còn được xem như một “bài thuốc” quý cho sức khỏe.
Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm tưởng chừng là hoạt động đơn giản hằng ngày, song không ít người lại vô tình mắc phải những sai lầm gây hại cho làn da và sức khỏe tổng thể.
Từ 1/7, lao động nam được nghỉ thai sản ra sao khi vợ sinh con?

Từ 1/7, lao động nam được nghỉ thai sản ra sao khi vợ sinh con?

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang đến nhiều điểm mới đáng chú ý liên quan đến chế độ thai sản của lao động nam, áp dụng cho cả khu vực BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Người tiểu đường có nên ăn xoài?

Người tiểu đường có nên ăn xoài?

Dù chứa đường tự nhiên, xoài vẫn là lựa chọn tốt nếu ăn đúng lúc, đúng lượng. Thậm chí, thành phần sinh học trong xoài còn giúp cải thiện độ nhạy insulin.
Nhận diện sớm biểu hiện của bệnh zona thần kinh

Nhận diện sớm biểu hiện của bệnh zona thần kinh

Zona thần kinh do virus gây thủy đậu tái hoạt động, thường gặp ở người lớn tuổi và dễ gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động