Cây lá bỏng - Loại cây thuốc Nam dễ trồng lại đẹp mắt

Với vẻ ngoài bắt mắt, cây lá bỏng thường được trồng với mục đích trang trí nhà cửa, sân vườn. Do vậy, ít ai biết rằng loại cây này có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Vậy cây lá bỏng chữa được những loại bệnh nào và những điều cần lưu ý khi sử dụng nó là gì?

Đặc điểm cây lá bỏng

Cây lá bỏng có tên khoa học là Kalanchoe pinata (Lam.) Pers. Cây thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae), còn được gọi nhiều tên khác như: cây trường sinh, cây sống đời, diệp sinh căn, và thuốc bỏng.

Cây lá bỏng - Loại cây thuốc Nam dễ trồng lại đẹp mắt
Cây và hoa lá bỏng

Thân cây hình tròn, bề mặt nhẵn, chứa nhiều đốm tía và có chiều cao dao động từ 40 – 60cm. Lá bỏng mọc đối xứng dọc theo hai bên thân cây, có thể là lá nguyên hoặc xẻ làm 3 thùy. Phiến lá dày, chứa nhiều nước, xung quanh mép lá có nhiều răng cưa tròn. Từ nách của các vết khía ngoài mép lá có thể mọc ra nhiều cây con.

Cây lá bỏng cho ra hoa vào tháng 2 đến tháng 5 hàng năm. Hoa mọc thành chùm trên đầu một cán dài và thõng xuống dưới. Hoa có thể có màu đỏ, hồng hay màu vàng.

Tác dụng của cây lá bỏng

Theo Đông y

Cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc, có tác dụng chỉ thống, giảm đau, hoạt huyết, tiêu độc, tiêu thũng,... Ngoài những tác dụng đặc trưng là trị bỏng như tên gọi, thì cây lá bỏng còn dùng để chữa các loại bệnh như: bệnh sỏi thận, bệnh gout (gút), ung loét, cao huyết áp và các loại bệnh về da, giảm sốt, chữa đau đầu, giảm đau, tức ngực, giảm ho, và điều hòa kinh nguyệt...

Ở một số vùng, người ta còn lấy lá bỏng non để nấu canh ăn và dùng làm loại thuốc đắp lên vết thương, mụn nhọt, hoặc mắt đỏ sưng đau. Do trong lá bỏng có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn nên cây lá bỏng còn được dùng cho các trường hợp bị viêm nhiễm ở trong và ngoài cơ thể như chữa bệnh đường ruột, hay viêm ruột, trĩ nội,...

Sử dụng trong y học hiện đại

Tất cả những bộ phận của cây đều hoàn toàn có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, vì thế nên không ít người còn gọi đây là loại cây thuốc bỏng. Bộ phận hay được dùng nhất của cây là lá. Lá cây bỏng có công dụng làm giảm đau, giải độc, tiêu thũng, cầm máu, và tiêu viêm, ... Lá cây cũng trị bỏng do nước, hoặc do lửa, trị các chứng đau nhức xương khớp, giải rượu, và viêm loét dạ dày…

Với y học hiện đại, thì khi nghiên cứu cho thấy rằng cây lá bỏng chứa nhiều hoạt chất có lợi, trong đó Bryophylin có năng lực kháng khuẩn cực mạnh nên thường sẽ được ứng dụng trong điều trị bệnh về đường ruột, chữa những vết thương hở…

Cây lá bỏng - Loại cây thuốc Nam dễ trồng lại đẹp mắt
Bộ phận hay được dùng nhất của cây bỏng là lá

Một số bài thuốc từ cây lá bỏng

Trị chấn thương do tai nạn, té ngã và các loại bỏng do nhiệt, bầm máu, rết cắn

Lá bỏng tươi hái về cần rửa sạch và khử khuẩn bằng cách ngâm trong nước muối pha loãng. Sau đó giã nát, đắp trực tiếp vào khu vực cần điều trị.

Chữa đau lưng, nhức mỏi xương khớp

Bạn cần chuẩn bị 3- 5 cái lá bỏng to. Hơ lá bỏng trên bếp cho đến khi lá mềm và nóng. Sau đó, đắp vào khu vực bị đau nhức. Khi lá bỏng nguội, tiếp tục lấy lá mới hơ nóng và đắp lên da. Thực hiện mỗi ngày vài lần, mỗi lần 10 – 15 phút để xoa dịu cơn đau. Chú ý canh độ nóng vừa phải để không gây bỏng da.

Bài thuốc chữa viêm họng, ho từ cây lá bỏng

Chuẩn bị: 10 cái lá bỏng. Số lá bỏng đã chuẩn bị sẽ chia làm 3 lần dùng, trong đó 4 lá cho buổi sáng, 4 lá cho buổi chiều và 2 lá dùng trong buổi tối. Khi sử dụng, lấy lá nhai sống, từ từ nuốt cả nước lẫn bã cho các chất trong lá bỏng thấm vào cổ họng. Áp dụng khoảng 3 ngày sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện.

Trị viêm loét dạ dày, viêm nhiễm đường ruột, bệnh trĩ nội có biểu hiện đi cầu ra máu

Sau khi rửa sạch 50g lá bỏng bằng nước muối, đem vò nát. Sắc lấy nước đặc chia 2 lần uống trong ngày. Cần uống liên tục, không cách ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Chữa mất sữa ở phụ nữ sau sinh, khó ngủ, mất ngủ với cây thuốc bỏng

Chuẩn bị 8 cái lá bỏng. Sau đó, nhai nuốt hết số lá bỏng đã chuẩn bị tương tự như ăn rau sống. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Sử dụng thường xuyên và đều đặn để nhận kết quả tốt nhất.

Chữa bệnh trĩ (nội, ngoại), kiết lỵ

Cần chuẩn bị: 20g lá bỏng, 20g rau sam. Cả 2 nguyên liệu bạn đem rửa sạch. Có thể dùng lá bỏng làm thuốc điều bệnh trĩ, kiết lỵ theo một trong hai cách là nhai nuốt nước hoặc sắc uống tuỳ sở thích và hoàn cảnh.

Chữa say rượu, giải rượu

Chuẩn bị: 10 cái lá bỏng tươi. Cho người say rượu ăn hết chỗ lá bỏng trên, sau khoảng 10 phút sẽ thấy người tỉnh táo hơn.

Cây lá bỏng - Loại cây thuốc Nam dễ trồng lại đẹp mắt
Cây lá bỏng có khả năng chữa say rượu, giải rượu

Điều trị chốc lở, bệnh ghẻ cho trẻ em

Chuẩn bị: 1 nắm lá bỏng. Rửa sạch với nước nhiều lần. Sau đó, nấu lá bỏng lấy nước cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 20ml. Kết hợp giã lá bỏng đắp vào khu vực bị tổn thương. Thực hiện hàng ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh ghẻ chốc lở, mụn nhọt.

Trị mụn trứng cá, mề đay, bệnh chàm

Đem Lá bỏng tươi ngâm nước muối, rửa sạch. Sau đó, nấu nước lá bỏng uống và vệ sinh vùng da bị mụn. Ngoài ra có thể giã nát lá bỏng tươi đắp vào khu vực bị ảnh hưởng.

Chữa viêm xoang, viêm mũi, chảy máu cam

Bạn cần chuẩn bị ít nhất là 2 lá bỏng. Sau đó, giã nát lá bỏng và chắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm nước cốt lá bỏng nhét vào bên lỗ mũi bị viêm 4 – 5 lần trong ngày. Trường hợp bị viêm cả hai bên lỗ mũi thì sáng làm một bên, chiều làm cho bên còn lại.

Lưu ý khi sử dụng cây lá bỏng

Khi sử dụng cây thuốc bỏng cần phải lưu ý:

- Cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi dùng cây lá bỏng chữa bệnh ở tại nhà.

- Những bài thuốc từ lá bỏng thường cho tác dụng chậm. Hiệu quả vẫn chưa được khoa học chứng minh nhiều.

- Kết quả điều trị sẽ phụ thuộc cơ địa và mức độ bệnh của các đối tượng sử dụng. Có người dùng thấy bệnh tình cải thiện hơn nhưng cũng có người ít hoặc là hoàn toàn không thấy được hiệu quả.

- Trong thời gian sử dụng lá bỏng nếu như người dùng có các biểu hiện bị dị ứng hoặc là bệnh tình ngày càng tiến triển nặng hơn thì nên ngưng dùng ngay, và liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.

Trên đây là các thông tin cụ thể về loại cây lá bỏng và cách sử dụng để có thể cải thiện các vấn đề sức khỏe. Trước khi áp dụng người bệnh cần phải tìm hiểu rõ, và cần phải đảm bảo vệ sinh trong khâu bào chế thuốc để không khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn nặng thêm. Những cách chữa trị bệnh từ lá bỏng chỉ phù hợp đối với trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh không nên quá lạm dụng nếu như bệnh đã trầm trọng.

Cây mọc hàng rào xưa nhổ vứt đi, nay thành đặc sản đắt hàng, được mệnh danh là “thần dược” cho sức khỏe Cây mọc hàng rào xưa nhổ vứt đi, nay thành đặc sản đắt hàng, được mệnh danh là “thần dược” cho sức khỏe
Một số công dụng của cây Nhót đối với sức khỏe Một số công dụng của cây Nhót đối với sức khỏe
Thứ rau gia vị bị chê tanh như cá lại có tác dụng kinh ngạc với sức khoẻ Thứ rau gia vị bị chê tanh như cá lại có tác dụng kinh ngạc với sức khoẻ
Cây na rừng và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe Cây na rừng và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
Đu đủ giàu vitamin C hơn cả cam quýt nhưng đây mới là lý do loại quả này được gọi là “quả trường thọ” Đu đủ giàu vitamin C hơn cả cam quýt nhưng đây mới là lý do loại quả này được gọi là “quả trường thọ”
Trinh nữ hoàng cung – Vị thuốc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người Trinh nữ hoàng cung – Vị thuốc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người
Thuỳ Nguyễn

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố danh sách 114 điểm bán lẻ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố.
Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, hiện diện trong các bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng thịt bò mua ngoài chợ có mùi vị không ngon, thậm chí nghi ngờ mình mua phải thịt bò giả?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động