Ăn hải sản thế nào để an toàn cho sức khoẻ?

Vừa là món ngon bổ dưỡng, nhưng hải sản lại cũng tiềm ẩn nguy cơ dị ứng và ngộ độc. Vậy làm thế nào để thưởng thức an toàn?
Bộ Y tế cảnh báo hai sản phẩm phát hiện chứa chất cấm Sibutramine Loại trà làm từ vỏ dứa lại có lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tăng cường sinh lý giả

Bạn có phải là tín đồ của hải sản mỗi khi có dịp du lịch biển? Nhưng bạn đã thực sự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để thưởng thức an toàn chưa? Bác sĩ Đỗ Tùng Lâm, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, sẽ chia sẻ những lưu ý quan trọng giúp bạn tránh xa các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn như dị ứng, ngộ độc, tiêu chảy khi ăn hải sản.

Không ăn hải sản sống hoặc chưa nấu chín kỹ

Ăn hải sản thế nào để an toàn cho sức khoẻ?
Nhiều loại hải sản chứa vi khuẩn như Vibrio parahaemolyticus – có khả năng chịu nhiệt cao, chỉ bị tiêu diệt khi đun sôi ở nhiệt độ từ 80°C trở lên.

Nhiều loại hải sản chứa vi khuẩn như Vibrio parahaemolyticus – có khả năng chịu nhiệt cao, chỉ bị tiêu diệt khi đun sôi ở nhiệt độ từ 80°C trở lên. Ngoài ra, cua sống còn có thể mang ký sinh trùng “đỉa phổi” – gây ho ra máu, tổn thương phổi và thậm chí là co giật, bại liệt nếu ký sinh trùng di chuyển lên não. Vì vậy, các loại cua cần được nấu chín kỹ ít nhất từ 20–30 phút trước khi ăn.

Tránh ăn chung với thực phẩm giàu vitamin C

Hải sản có thể chứa asen pentavalent – một hợp chất không độc. Nhưng khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, ổi..., chất này có thể bị chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín) – chất cực độc, gây ngộ độc cấp tính.

Cẩn thận với các loại hải sản lạ

Nhiều người đi du lịch thích khám phá món ăn mới lạ, nhưng một số loại hải sản, dù đã chế biến kỹ, vẫn có thể chứa độc tố tự nhiên như cá nóc với tetrodotoxin – cực kỳ nguy hiểm. Ngoài ra, cơ thể có thể phản ứng dị ứng mạnh với những loại hải sản chưa từng ăn trước đó.

Không ăn tôm, cua, sò, hến đã chết

Hải sản chết nhanh chóng bị phân hủy và sản sinh độc tố. Chẳng hạn, cua chết có thể tạo ra histamine – gây ngộ độc nếu tiêu thụ. Do đó, chỉ nên chọn hải sản tươi sống khi chế biến và sử dụng.

Tránh kết hợp với thực phẩm có tính hàn

Hải sản vốn mang tính hàn (lạnh). Khi ăn cùng các loại thực phẩm cũng có tính hàn như rau muống, dưa hấu, lê, nước lạnh, nước có gas… sẽ dễ gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Hải sản vốn mang tính hàn (lạnh). Khi ăn cùng các loại thực phẩm cũng có tính hàn sẽ dễ gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Hải sản vốn mang tính hàn (lạnh). Khi ăn cùng các loại thực phẩm cũng có tính hàn như rau muống, dưa hấu, lê, nước lạnh, nước có gas… sẽ dễ gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Mang theo thuốc nếu có tiền sử dị ứng

Một số người có cơ địa dị ứng với tôm, cua, ghẹ, mực… Các phản ứng có thể xuất hiện nhanh chóng như nổi mẩn, phù mặt, khó thở, tụt huyết áp. Vì vậy, nên mang theo thuốc chống dị ứng hoặc thuốc cấp cứu nếu bạn từng gặp vấn đề tương tự.

Không uống bia khi ăn hải sản

Hải sản chứa nhiều purin – chất chuyển hóa thành axit uric, dễ gây bệnh gút nếu tích tụ trong cơ thể. Việc uống bia cùng lúc sẽ thúc đẩy quá trình này, làm tăng nguy cơ viêm khớp và rối loạn chuyển hóa.

Không ăn khi đói hoặc ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều hải sản khi đói dễ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu, hoặc làm tăng axit uric. Ngoài ra, lượng histamin tự nhiên trong hải sản cũng có thể khiến bạn bị nổi mẩn, ngứa kéo dài.

Không ăn sát giờ lên máy bay, tàu xe

Hải sản dễ gây đầy bụng, nếu kết hợp với cảm giác say tàu xe sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Trường hợp bị dị ứng hay ngộ độc trong lúc di chuyển sẽ rất khó xử lý.

Thận trọng khi cho trẻ ăn hải sản

Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ phản ứng mạnh với hải sản. Phụ huynh nên cho trẻ làm quen với từng loại hải sản một cách từ từ, bắt đầu bằng lượng nhỏ để theo dõi phản ứng của cơ thể.

"Bỏ túi" ngay cách chọn mì chính chất lượng sau vụ việc ở Phú Thọ
Mẹo phòng tránh say tàu xe khi đi đường dài Mẹo phòng tránh say tàu xe khi đi đường dài
Cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh dại trong mùa hè Cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh dại trong mùa hè
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bé 5 tháng tuổi thoát nguy kịch nhờ lọc máu liên tục

Bé 5 tháng tuổi thoát nguy kịch nhờ lọc máu liên tục

Một bé gái mới 5,5 tháng tuổi rơi vào nguy kịch do nhiễm RSV, suy đa cơ quan, nhưng đã được cứu sống ngoạn mục nhờ kỹ thuật lọc máu liên tục.
Cụ ông ngừng tuần hoàn vì hóc dị vật khi ăn cỗ

Cụ ông ngừng tuần hoàn vì hóc dị vật khi ăn cỗ

Cụ ông 78 tuổi bất ngờ ho sặc sụa, tím tái và ngất lịm khi đang ăn cỗ, được đưa đi cấp cứu trong tình trạng ngừng tuần hoàn.
Men gan cao nên ăn gì để hạ men gan?

Men gan cao nên ăn gì để hạ men gan?

Men gan cao là do mỡ tích tụ trong gan, làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Một chế độ ăn hợp lý giúp cải thiện tình trạng này.
Cách giữ an toàn khi tham gia các hoạt động, sự kiện đông người

Cách giữ an toàn khi tham gia các hoạt động, sự kiện đông người

Khi tham gia sự kiện, mọi người nên chọn trang phục lịch sự, gọn gàng; mang theo nước uống, đồ ăn nhẹ, các phụ kiện che nắng và mưa gọn gàng. Không chen lấn, xô đẩy; không phấn khích quá mức, tranh cãi hay gào thét.
Uống nước chanh thế nào để tốt cho thận?

Uống nước chanh thế nào để tốt cho thận?

Khi được sử dụng đúng cách và với liều lượng hợp lý, nước chanh có thể mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe thận và ngược lại.
Cứu sống bệnh nhân đột quỵ 67 tuổi nhờ "thời gian vàng"

Cứu sống bệnh nhân đột quỵ 67 tuổi nhờ "thời gian vàng"

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) vừa kịp thời cứu sống một bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não nhờ được cấp cứu đúng "thời gian vàng".
Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa

Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa

Bộ Y tế vừa có công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa.
Cứu sống bé 7 tuổi bị viêm cơ tim tối cấp bằng kỹ thuật ECMO

Cứu sống bé 7 tuổi bị viêm cơ tim tối cấp bằng kỹ thuật ECMO

Sau gần nửa tháng chiến đấu giành giật sự sống, cháu N.V.T (7 tuổi, trú tại thị xã Hương Thủy, TP Huế) đã hồi phục một cách ngoạn mục.
Những sai lầm phổ biến khi tập gym

Những sai lầm phổ biến khi tập gym

Tập gym mang lại nhiều lợi ích như tăng cơ, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên nếu không tập đúng cách, bạn dễ gặp chấn thương và khó đạt được hiệu quả.
Điều gì xảy ra khi uống nước ép cà chua mỗi ngày?

Điều gì xảy ra khi uống nước ép cà chua mỗi ngày?

Nước ép cà chua không chỉ giàu dưỡng chất mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện da, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, …
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động