Các loại trà giúp hạ huyết áp

Huyết áp cao là yếu tố hàng đầu dẫn tới đau tim và đột quỵ. Một số loại thực phẩm từ tự nhiên, trong đó có các loại trà có thể giúp ích trong việc hạ huyết áp.
Trà - thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe Thực hư tin đồn vừa ăn phở vừa uống trà đá gây ung thư? Uống trà xanh tốt cho sức khỏe nhưng có người chăm uống lại hỏng gan, vì sao vậy?

Huyết áp cao hay tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới tim mạch (suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim...) và đột quỵ.

Cao huyết áp có thể được cải thiện bằng cách kết hợp điều chỉnh lối sống như tập thể dục, giảm cân, chế độ ăn uống lành mạnh, giảm muối, tránh stress...

Có rất nhiều loại thực phẩm có thể thêm vào chế độ ăn uống khi bị tăng huyết áp, bao gồm: Các loại rau lá xanh, trái cây giàu chất xơ… Và một số loại trà cũng có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp dễ dàng hơn.

Trà xanh

Các loại trà giúp hạ huyết áp

Trà xanh là một thức uống rất phổ biến ở nước ta, được biết là có tác dụng hỗ trợ giảm cân và tốt cho một số tình trạng bệnh mạn tính, trong đó có tăng huyết áp.

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Theo các nghiên cứu, uống trà xanh với tỷ lệ phù hợp, có thể cải thiện lưu lượng máu, đồng thời giảm nguy cơ viêm nhiễm ở các mô tim.

Đối với những người đang bị tăng huyết áp, nên uống một hoặc hai cốc trà xanh hằng ngày.

Trà dâm bụt

Trà dâm bụt được làm từ cánh hoa dâm bụt khô. Loại trà này có màu đỏ đẹp mắt và vị chua nhẹ. Trong trà dâm bụt có các hợp chất thực vật, bao gồm anthocyanin và polyphenol. Các hợp chất này đều có tác dụng thư giãn mạch máu, giảm huyết áp tâm thu và tâm trương.

Một nghiên cứu năm 2019 của Đại học Khoa học Y tế Mashhad (Iran) cho thấy uống trà dâm bụt thường xuyên có tác dụng hạ huyết áp. Chính vì thế, trà dâm bụt được coi là ‘thuốc hạ huyết áp tự nhiên’.

Các loại trà giúp hạ huyết áp

Bên cạnh đó, các nghiên cứu đều cho thấy dâm bụt rất giàu các chất chống oxy hóa khác như beta-carotene, vitamin C. Chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt các gốc tự do - phân tử có hại - trong cơ thể. Gốc tự do là tác nhân làm các tổn thương tế bào, từ đó dẫn tới hình thành ung thư, bệnh tim và tiểu đường. Chính vì thế, tiêu thụ một loại đồ uống giàu chất chống oxy hóa như trà dâm bụt sẽ góp phần giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc chứa nhiều hợp chất có lợi như flavonoid, terpenoid và coumarin, có công dụng thúc đẩy thư giãn, bớt căng thẳng, gián tiếp duy trì huyết áp ổn định. Loại trà này còn được nhiều người yêu thích nhờ đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan, phòng ngừa ung thư.

Trà Ô long

Trà Ô long được chế biến từ cây trà (cây chè) với tên khoa học là Camellia Sinensis, thuộc họ chè (Theaceae).

Trà Ô Long được chế biến theo phương pháp lên men một nửa bằng cách phơi lá trà ngoài nắng cho héo, lắc nhẹ rồi phơi tiếp trong râm cho đến khi lá chuyển sang màu vàng nhạt, để các phản ứng sinh hóa diễn ra từ từ và làm tăng hoạt động của enzym. Sau đó trà Ô Long được đem đi sấy nhẹ và vo tròn để các cấu trúc tế bào được giữ nguyên.

Loại trà này giàu chất chống oxy hóa, nên rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

Các loại trà giúp hạ huyết áp

Trà lá ô liu

Trà lá ô liu được làm từ lá của cây ô liu và có hương vị thơm ngon. Loại trà này chứa các hợp chất như oleuropein và hydroxytyrosol có tác dụng hỗ trợ điều hòa huyết áp bằng cách thư giãn mạch máu.

Trong một nghiên cứu năm 2017, 31 người tham gia đã uống trà lá ô liu trong 28 tuần. Kết quả cho thấy huyết áp tâm thu và tâm trương của họ đều giảm đáng kể trong vòng 4 tuần.

Một điểm đáng lưu ý đó là trong số người tham gia nghiên cứu này, có những người đã được chẩn đoán mắc tiểu đường loại 2 và tiền tăng huyết áp. Họ đều đạt được mức huyết áp tiêu chuẩn sau khi uống trà lá ô liu.

Trà táo gai

Trà táo gai được làm từ quả của cây táo gai, có vị hơi ngọt và chua nhẹ. Theo dân gian, trà táo gai tốt cho sức khỏe tim mạch khi có thể làm giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu và hạ huyết áp.

Một đánh giá năm 2020 về 4 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy chế phẩm từ táo gai (dạng viên hoặc dạng lỏng) có tác dụng giảm đáng kể huyết áp ở những người bị tăng huyết áp nhẹ (tiền tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp giai đoạn 1) khi dùng trong ít nhất 12 tuần.

Mặc dù các thử nghiệm này đều không liên quan cụ thể tới trà táo gai nhưng điều đáng chú ý là nhiều hợp chất tương tự có trong trà táo gai đều góp phần mang lại những tác dụng này.

Các loại trà giúp hạ huyết áp

Lưu ý khi sử dụng trà để hạ huyết áp

Liều lượng

Theo các nghiên cứu, liều lượng trà cần thiết để đạt được lợi ích hạ huyết áp là khoảng 2 tách mỗi ngày. Tuy nhiên, liều lượng này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cá nhân, loại trà, chế độ ăn uống tổng thể, lối sống và mức huyết áp hiện tại.

Thời gian sử dụng

Tương tự như liều lượng, thời gian uống trà để có được lợi ích hạ huyết áp cũng khác nhau ở mỗi người. Một số người có thể thấy hiệu quả ngay sau vài tuần, nhưng cũng có người phải mất vài tháng mới thấy được tác dụng.

5 loại trà quen thuộc hỗ trợ cơ thể và tâm trí luôn khỏe mạnh 5 loại trà quen thuộc hỗ trợ cơ thể và tâm trí luôn khỏe mạnh
7 loại trà thảo mộc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi 7 loại trà thảo mộc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
5 loại trà uống vào mùa thu vừa ngon, vừa tốt cho sức khoẻ 5 loại trà uống vào mùa thu vừa ngon, vừa tốt cho sức khoẻ
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Bụi mịn là “kẻ thù” vô hình đe dọa sức khỏe của bạn và gia đình. Bạn đã biết gì về nó chưa? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Nguy hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách

Nguy hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách

Chanh dây từ lâu đã được biết đến như một loại trái cây giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dùng chanh sai cách có thể gây các tác dụng xấu đối với cơ thể.
15 loại nước ép trái cây giúp giảm cân, đẹp da

15 loại nước ép trái cây giúp giảm cân, đẹp da

Nước ép rau củ bên cạnh là loại thức uống ngon miệng còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào, hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe.
Tự bảo vệ bản thân khỏi suy thận

Tự bảo vệ bản thân khỏi suy thận

Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Suy thận hầu hết sẽ làm tổn thương các Nephron (một đơn vị cấu trúc của thận) khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không điều trị hoặc điều trị thất bại sẽ gây mất chức năng thận.
Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Hiện nay, tại TP.HCM, các cơ sở cung cấp dịch vụ “chân mày phong thủy” đang ngày càng gia tăng. Nhiều cơ sở thu hút khách hàng bằng những lời quảng cáo hấp dẫn như "thay tướng đổi vận" hay "cải thiện vận may, tài lộc" cùng các hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đằng sau đó là những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe và tài chính.
Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Dầu ăn là nguyên liệu nấu ăn không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn có biết rằng sử dụng dầu ăn không đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe?
Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã chất vấn đại diện Bộ Y tế về vấn đề liên quan tới việc cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về việc vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết Bộ đang đang xây dựng sổ tay cẩm nang hướng dẫn để các địa phương đủ năng lực thực hiện.
Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Nếu bạn bị khó ngủ triền miên, hãy áp dụng thử công thức "10-3-2-1-0" để cải thiện tình trạng này, cho giấc ngủ ngon hơn.
Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Trong phiên họp chiều 11-11 trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc làm sao giữ chân nhân viên y tế tại các cơ sở công lập, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã thông tin về chế độ, chính sách nhân viên y tế tại các cơ sở công lập.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động