Trà xanh – “thức uống vàng” trong kiểm soát tiểu đường và bảo vệ tim mạch
5 loại trà dưỡng nhan, vừa thải độc tố vừa giúp da dẻ trắng hồng Người trẻ háo hức giải nhiệt cuộc sống trước khi bước vào deadline hè Uống trà xanh tươi mỗi ngày có tốt cho sức khỏe? |
Trà xanh từ lâu đã được biết đến như một loại đồ uống phổ biến trên toàn thế giới, không chỉ bởi hương vị thanh mát mà còn bởi hàng loạt lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
![]() |
Trà xanh từ lâu đã được biết đến như một loại đồ uống phổ biến trên toàn thế giới. |
Nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh trà xanh chứa các hợp chất thực vật có khả năng chống lão hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, phòng ngừa tiểu đường type 2 và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
Theo Tiến sĩ Howard Sesso, Phó Giáo sư Y khoa tại Trường Y Harvard (Hoa Kỳ), trà xanh là nguồn cung cấp dồi dào các catechin và epicatechin – hai hợp chất sinh học có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Những hoạt chất này được cho là có thể cải thiện độ nhạy insulin, điều hòa đường huyết, hỗ trợ giảm cân, chống viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa.
Bệnh tiểu đường type 2 – một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay – chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng kháng insulin hoặc suy giảm chức năng sản xuất insulin.
Trà xanh, đặc biệt là hợp chất epigallocatechin gallate (EGCG), đã được chứng minh có khả năng cải thiện chức năng insulin, giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn. Nhờ đó, việc tiêu thụ trà xanh thường xuyên có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu một cách tự nhiên, đồng thời giảm phụ thuộc vào thuốc hoặc insulin tiêm ngoài.
![]() |
Trà xanh còn cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện các dấu ấn sinh học liên quan đến tiểu đường. |
Không chỉ dừng lại ở việc điều hòa đường huyết, trà xanh còn cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện các dấu ấn sinh học liên quan đến tiểu đường. Một phân tích tổng hợp từ 15 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, với sự tham gia của 722 bệnh nhân đái tháo đường type 2, cho thấy bổ sung trà xanh giúp giảm đáng kể lượng đường huyết lúc đói và chỉ số HbA1c – yếu tố phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết dài hạn.
Ngoài ra, trà xanh còn hỗ trợ giảm cân và kiểm soát béo phì – yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh tiểu đường. Các catechin trong trà xanh giúp tăng tốc độ trao đổi chất, thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và hạn chế hấp thu lipid từ thực phẩm. Đồng thời, chúng cũng tạo cảm giác no, góp phần giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày.
Đối với người mắc tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 2-4 lần so với người bình thường. Trong bối cảnh đó, trà xanh được xem là một "trợ thủ đắc lực" trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận các chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể giảm viêm, hạ huyết áp, giảm cholesterol xấu (LDL), đồng thời tăng cholesterol tốt (HDL) và cải thiện chức năng nội mô mạch máu. Những tác động này giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, từ đó ngăn ngừa nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Không chỉ là một thói quen thưởng thức, trà xanh – với những tiềm năng đã được khoa học chứng minh – hoàn toàn có thể trở thành một phần trong chiến lược phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường type 2, cũng như các biến chứng tim mạch liên quan.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

13 ca COVID-19 mới: Đà Nẵng kích hoạt lại các biện pháp chống dịch

Bộ trưởng Y tế: Cuộc chiến chống hàng giả phải quyết liệt và không khoan nhượng

Tác dụng của việc ngủ trưa

Nông nghiệp “siết trận”: Tấn công mạnh vào hóa chất cấm, thực phẩm giả

Cách kiểm soát cơn thèm đường giúp giảm cân hiệu quả

Bơi lội – “liều thuốc vàng” cho sức khỏe trong mùa hè

Ngủ nướng – “kẻ thù thầm lặng” của sức khỏe thể chất và tinh thần

COVID-19 xuất hiện trở lại trong trường học ở Bà Rịa, ngành y tế vào cuộc

Biến thể COVID-19 ở Thái Lan lan nhanh gấp 7 lần cúm
