Trà - thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Uống trà nóng hay trà lạnh tốt cho sức khỏe hơn? 5 loại trà quen thuộc hỗ trợ cơ thể và tâm trí luôn khỏe mạnh 6 lý do nên uống trà gừng vào buổi sáng |
Nếu uống một cách có chừng mực, trà sẽ kích thích duy trì sự tỉnh táo, nâng cao hiệu quả học tập và năng suất làm việc.
Khi phân tích thành phần, người ta nhận thấy rằng trà xanh và một số loại trà khác đều giàu chất chống oxy hóa. Đây là nhóm chất hỗ trợ đắc lực hoạt động ngăn chặn tác nhân gây lão hóa, tham gia bảo vệ tim mạch.
Ngoài ra, uống trà đều đặn hàng ngày chính là cách giúp bạn kiểm soát cân nặng, giảm tình trạng tích lũy mỡ thừa. Chính bởi vậy mà trong nhiều sản phẩm trà giảm cân hiện nay.
Uống trà có tốt không tùy thuộc vào cách nào bạn uống như thế nào. Nếu uống một ít có liều lượng, trà xanh hay các loại trà khác đều tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của việc uống trà
Khả năng chống oxy hóa
Các thử nghiệm chống oxy hóa đã xác nhận rằng một tách trà 300ml có chức năng chống oxy hóa tương đương một chai rưỡi rượu vang đỏ, tương đương 12 chai rượu vang trắng, 12 ly bia, 4 quả táo, 5 củ hành tây, tương đương 7 cốc nước cam tươi.
Chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ hoặc làm chậm tổn thương tế bào gây ra bởi các gốc tự do, giúp cân bằng môi trường tế bào, làm hạn chế nguy cơ xảy ra các vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh tiểu đường, tim mạch và ung thư.
Cải thiện chức năng nhận thức
Tin vui cho những người yêu thích trà xanh đó là loại đồ uống này có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức và tăng cường trí não. Ngoài ra, trà xanh chứa L-theanine, một loại axit amin hoạt động cùng với caffeine giúp tăng cường mức năng lượng, sự tỉnh táo và hỗ trợ chức năng nhận thức.
Chuyên gia dinh dưỡng Goodson cho biết không chỉ trà xanh, các loại trà có chứa caffeine đều có tác dụng tương tự.
Chống lão hóa
Theo kết quả kiểm nghiệm của các nhà nghiên cứu khoa học Nhật Bản, tác dụng chống lão hóa của Polyphenol trong trà mạnh gấp 18 lần so với vitamin E. Trà không chỉ kéo dài tuổi thọ mà còn làm chậm quá trình lão hóa.
Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh
Tiến sĩ Lisa Young, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ cho biết, uống các loại trà thảo dược như trà hoa cúc, trà bạc hà và trà gừng sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Chúng cũng giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn.
Ngoài ra, thường xuyên uống trà còn giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Ví dụ như tannin, một hợp chất trong trà đen, đặc tính kháng khuẩn, nuôi dưỡng hệ lợi khuẩn đường ruột, từ đó giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.
Cải thiện khả năng miễn dịch
Các nghiên cứu về khả năng miễn dịch trên chuột của Viện nghiên cứu trà thuộc Viện khoa học nông nghiệp Trung Quốc đã cho thấy, các dấu hiệu sinh tồn của nhóm chuột được cho ăn bằng trà hoặc được tiêm chất chiết xuất từ trà sẽ tốt hơn đáng kể so với những con chuột được cho ăn thông thường.
Tăng cường sự tỉnh táo
Caffeine nổi tiếng là hoạt chất giúp tăng cường sự tỉnh táo. Caffeine không chỉ có trong cà phê mà một số loại trà, ví dụ như trà đen, trà xanh, trà ô long cũng chứa hoạt chất này.
Chuyên gia dinh dưỡng Goodson cho biết, mặc dù lượng caffeine trong trà ít hơn cà phê nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều cũng có thể dẫn tới các tác dụng phụ như bồn chồn, tim đập nhanh, khó ngủ”. Do đó, cần tiêu thụ trà ở mức độ vừa phải, đặc biệt đối với những người nhạy cảm với caffeine.
Giảm khả năng mắc bệnh Parkinson
Các nhà nghiên cứu từ Đại học quốc gia Singapore đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 63.000 người Singapore gốc Hoa tuổi từ 45-75 trong 12 năm. Nhóm nghiên cứu phát hiện những người trung niên và cao tuổi thường xuyên uống trà đen có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn 71%.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Các nghiên cứu dịch tễ học được thực hiện tại Nhật Bản đã chỉ ra, uống 10 tách trà nhỏ mỗi ngày có thể làm giảm 42% chỉ số nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới, so với những người uống ít hơn 3 tách trà mỗi ngày. Ở nữ, con số này là 18%.
Thư giãn cơ thể
Trà hoa cúc là loại trà nổi tiếng tốt cho giấc ngủ. Nguyên nhân, trà hoa cúc chứa apigenin, chất chống oxy hóa có thể liên kết với một số thụ thể trong não, giúp giảm lo lắng và giúp thư giãn cơ thể. Uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn và ngủ ngon hơn.
Giảm nguy cơ đục thủy tinh thể
Nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, trong số bệnh nhân đục thủy tinh thể, 28,6% có thói quen uống trà, 71,4% không có thói quen uống trà.
Điều chỉnh quá trình trao đổi chất
Một nghiên cứu được công bố trên The International Journal of Molecular Science cho thấy, uống trà thường xuyên giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể. Nghiên cứu đã xem xét lợi ích này của trà xanh và trà đen.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy các hợp chất có trong 2 loại trà này cực hiệu quả khi giảm viêm nhiễm trong tế bào hồng cầu. Họ thậm chí còn phát hiện những người mắc bệnh lupus có mức độ viêm nhiễm giảm đi khi uống trà xanh hàng ngày trong 12 tuần liên tiếp.
Giảm nguy cơ tiểu đường
Các nhà nghiên cứu tại Đại học y dược Toyama, Nhật Bản phát hiện ra nhóm 1.300 bệnh nhân tiểu đường uống trà pha trong nước sôi để nguội trong nửa năm 82% các triệu chứng tiểu đường thuyên giảm đáng kể.
Lợi tiểu
Trà bồ công anh, trà xanh, trà lúa mạch, trà dâm bụt đều có đặc tính lợi tiểu. Đặc tính này giúp loại bỏ muối ra khỏi cơ thể, có lợi cho người bị vấn đề về thận, đái tháo đường hoặc mắc một số bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mọi người nên tránh sử dụng những loại trà nêu trên sau 4 giờ chiều để không làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm.
Tiêu diệt vi khuẩn E.coli
Nhóm nghiên cứu của Đại học Showa, Nhật Bản đã cho 10.000 Escherichia coli 0-157 có độc tính cao vào 1 ml dung dịch trà polyphenol pha loãng bằng 1/20 trà thông thường. Sau 5 giờ, tất cả vi khuẩn đều chết. Điều này cho thấy tinh chất trà giúp diệt virus hiệu quả, từ đó giúp bảo vệ hệ tiêu hóa.
Kiểm soát cân nặng
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra hiệu quả của trà xanh đối với việc kiểm soát cân nặng. Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần đăng tải trên The International Journal of Molecular Science cho thấy phụ nữ uống trà xanh hàng ngày giảm được đáng kể trọng lượng cơ thể cũng như lượng mỡ bụng.
Lưu ý khi uống trà
Chỉ nên uống lượng nước trà đầy đủ mỗi ngày. Việc lạm dụng uống trà quá nhiều có thể gây ra nhiều tạc dụng phụ như kém hấp thụ sắt, tâm trạng bồn chồn, lo âu, mất ngủ, nôn ói, ợ nóng và tăng nguy cơ sảy thai.
Không nên dùng trà thay nước. Dùng trung bình 2 đến 3 ly trà hàng ngày, liều lượng không quá 710ml.
Nếu bụng đang đói, bạn tuyệt đối không uống nhiều trà. Bởi dễ khiến cơ thể cồn cào, nôn nao, chóng mặt.