Biến thể COVID-19 ở Thái Lan lan nhanh gấp 7 lần cúm

Biến thể XEC của Covid-19 lây lan nhanh gấp 7 lần cúm mùa khiến Thái Lan siết chặt phòng dịch. Việt Nam cũng ghi nhận xu hướng gia tăng ca nhiễm rải rác.
Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong TP.HCM: Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại nhưng chưa ghi nhận ca nặng Số ca mắc COVID-19 gia tăng nhẹ, chuyên gia khuyến cáo không chủ quan

Thái Lan siết chặt phòng dịch COVID-19

Bangkok Post dẫn lời Bộ trưởng Y tế Công cộng Thái Lan Somsak Thepsuthin cho biết, ngành y tế nước này đang tập trung toàn lực để bảo vệ các nhóm dân số dễ bị tổn thương trước sự gia tăng ca mắc COVID-19, đồng thời duy trì cảnh giác cao độ đối với nguy cơ lây lan của virus, đặc biệt trong môi trường học đường.

Biến thể XEC có tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều so với các biến thể phụ Omicron khác. Ảnh: Shutterstock.
Biến thể XEC có tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều so với các biến thể phụ Omicron khác. Ảnh: Shutterstock.

Theo ông Somsak, từ đầu năm 2025 đến nay, Thái Lan đã bước sang tuần thứ 21 triển khai các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 mới. Trong giai đoạn này, nước này đã ghi nhận 108.891 trường hợp nhiễm biến thể XEC, trong đó có 27 ca tử vong.

Đáng chú ý, phần lớn các ca tử vong thuộc nhóm "608" – bao gồm người cao tuổi, người mắc bệnh nền và phụ nữ mang thai. Riêng người già chiếm tới 80% tổng số ca tử vong. Trẻ em cũng được xác định là nhóm có nguy cơ cao khi đối mặt với biến thể mới này.

Biến thể XEC là một chủng tái tổ hợp thuộc dòng Omicron, lần đầu được phát hiện tại Đức vào tháng 6/2024. Đây là kết quả lai tạo giữa hai biến thể phụ KS.1.1 (FLiRT) và KP.3.3 (FLuQE), mang nhiều đột biến cho phép virus lây lan nhanh hơn so với các biến thể trước.

Theo Tiến sĩ Teera Woratanarat, giảng viên Y khoa tại Đại học Chulalongkorn, chủng XEC có tốc độ lây lan gần gấp 7 lần bệnh cúm. Ông khẳng định COVID-19 hiện vẫn là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở mọi nhóm tuổi – từ trẻ nhỏ đến người già.

Mặc dù không gây triệu chứng nặng như các biến thể trước, nhưng tốc độ lây lan nhanh khiến XEC trở thành mối đe dọa nghiêm trọng với các nhóm nguy cơ cao. Giới chức y tế kêu gọi người dân không chủ quan, đồng thời tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và theo dõi triệu chứng.

Trong tuần qua, Thái Lan đã ghi nhận hơn 43.000 ca bệnh COVID-19 phải nhập viện, bao gồm điều trị nội trú và ngoại trú – tăng 35,5% so với tuần trước. Ba ca tử vong mới nhất được báo cáo tại Kanchanaburi, Sukhothai và quận Bangkok Noi.

Người dân Thái Lan tiêm vaccine phòng Covid-19. Ảnh: The Nation
Người dân Thái Lan tiêm vaccine phòng Covid-19. Ảnh: The Nation

Ngoài ra, các bác sĩ cũng phát hiện sự gia tăng các trường hợp tái nhiễm, đặc biệt ở những người từng mắc COVID-19 trong giai đoạn 2021–2022. Một số chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ xem xét chiến lược tiêm nhắc lại, nhất là với nhóm người cao tuổi và nhân viên y tế tuyến đầu.

Trước những diễn biến mới của dịch, nhà chức trách Thái Lan kêu gọi người dân tăng cường cảnh giác, chủ động theo dõi sức khỏe cá nhân, và thực hiện các biện pháp phòng bệnh trong cộng đồng nhằm hạn chế tốc độ lây lan.

Việt Nam ghi nhận gia tăng nhẹ

Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, hệ thống giám sát dịch tễ đã ghi nhận 148 ca mắc COVID-19 rải rác tại 27 tỉnh, thành phố, nhưng không có trường hợp tử vong. Mặc dù không xuất hiện ổ dịch tập trung, số ca mắc mới có dấu hiệu tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, trung bình 20 ca/tuần.

Bộ Y tế nhận định việc người dân đi lại, du lịch nhiều trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, cơ quan này đánh giá khả năng gia tăng ca nặng là thấp, do biến thể hiện tại không gây triệu chứng nghiêm trọng.

Ngày 19/5 vừa qua, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã ban hành công văn khẩn yêu cầu các bệnh viện và sở y tế địa phương cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo ứng phó kịp thời và tránh bị động.

Các cơ sở y tế được yêu cầu chuẩn bị đầy đủ khu cách ly, thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, đồng thời tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, đặc biệt tại các khoa có bệnh nhân nguy cơ cao như hồi sức, tim mạch, thận nhân tạo và phẫu thuật.

Cục cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vệ sinh môi trường bệnh viện, bố trí khoa phòng hợp lý để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh trong điều kiện dịch có thể bùng phát trở lại.

Ngành y tế Việt Nam khuyến cáo người dân không nên chủ quan nhưng cũng không hoang mang, tiếp tục tuân thủ các hướng dẫn phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng trong bối cảnh COVID-19 có dấu hiệu quay trở lại.

Trung Quốc phát hiện virus mới trên dơi có khả năng lây sang người tương tự Covid-19 Trung Quốc phát hiện virus mới trên dơi có khả năng lây sang người tương tự Covid-19
Chuyên gia khuyến cáo không thổi phồng virus mới giống Covid-19 Chuyên gia khuyến cáo không thổi phồng virus mới giống Covid-19
Hàng nghìn kit test, thực phẩm chức năng, khẩu trang bị vứt bỏ trên đường phố Hà Nội Hàng nghìn kit test, thực phẩm chức năng, khẩu trang bị vứt bỏ trên đường phố Hà Nội
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều mít?

Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều mít?

Không ít người yêu thích mít vì vị ngọt thơm, song ăn quá mức có thể gây đầy hơi, mụn nhọt, tăng huyết áp hoặc nguy hiểm với người bệnh gan thận.
Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên

Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên

Giàu dưỡng chất, hỗ trợ tim mạch, tăng đề kháng và phòng ngừa ung thư, nấm đông cô không chỉ là nguyên liệu ẩm thực quen thuộc mà còn được xem như một “bài thuốc” quý cho sức khỏe.
Người bệnh mạn tính được kê đơn thuốc ngoại trú tới 3 tháng từ 1/7

Người bệnh mạn tính được kê đơn thuốc ngoại trú tới 3 tháng từ 1/7

Thay vì chỉ được kê thuốc 30 ngày như trước, từ ngày 1/7, người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường có thể sẽ được bác sĩ kê đơn dùng trong 90 ngày.
Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm tưởng chừng là hoạt động đơn giản hằng ngày, song không ít người lại vô tình mắc phải những sai lầm gây hại cho làn da và sức khỏe tổng thể.
Từ 1/7, lao động nam được nghỉ thai sản ra sao khi vợ sinh con?

Từ 1/7, lao động nam được nghỉ thai sản ra sao khi vợ sinh con?

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang đến nhiều điểm mới đáng chú ý liên quan đến chế độ thai sản của lao động nam, áp dụng cho cả khu vực BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Người tiểu đường có nên ăn xoài?

Người tiểu đường có nên ăn xoài?

Dù chứa đường tự nhiên, xoài vẫn là lựa chọn tốt nếu ăn đúng lúc, đúng lượng. Thậm chí, thành phần sinh học trong xoài còn giúp cải thiện độ nhạy insulin.
Nhận diện sớm biểu hiện của bệnh zona thần kinh

Nhận diện sớm biểu hiện của bệnh zona thần kinh

Zona thần kinh do virus gây thủy đậu tái hoạt động, thường gặp ở người lớn tuổi và dễ gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm.
Lợi ích và những điều cần tránh khi xông hơi sau khi tập gym

Lợi ích và những điều cần tránh khi xông hơi sau khi tập gym

Xông hơi sau khi tập gym giúp thư giãn cơ, đào thải độc tố, hỗ trợ giảm cân và tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, nếu thực hiện sai cách, hành động này có thể gây hại cho sức khỏe.
Vì sao chiều cao người Việt thấp hơn chuẩn thế giới gần 8 cm?

Vì sao chiều cao người Việt thấp hơn chuẩn thế giới gần 8 cm?

Chiều cao trung bình của người Việt đã cải thiện rõ rệt sau một thập kỷ, nhưng vẫn thấp hơn chuẩn toàn cầu do trẻ em chưa chăm sóc đúng trong các giai đoạn vàng.
Lạm dụng thuốc nhức đầu, hạ sốt có thể âm thầm tàn phá gan

Lạm dụng thuốc nhức đầu, hạ sốt có thể âm thầm tàn phá gan

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến đến mức nhiều người xem nhẹ những rủi ro tiềm ẩn. Việc lạm dụng hoặc dùng sai cách có thể gây tổn thương gan.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động