Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong

Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong, nhưng số ca mắc có xu hướng tăng nhẹ. Bộ Y tế cảnh báo người dân không chủ quan.
Trung Quốc phát hiện virus mới trên dơi có khả năng lây sang người tương tự Covid-19 Chuyên gia khuyến cáo không thổi phồng virus mới giống Covid-19 Hàng nghìn kit test, thực phẩm chức năng, khẩu trang bị vứt bỏ trên đường phố Hà Nội

Tính đến ngày 14/5, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 148 ca mắc Covid-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có ca tử vong. Các địa phương có số ca mắc cao nhất bao gồm TP.HCM (34 ca), Hải Phòng (21 ca), Hà Nội (19 ca), Nghệ An (17 ca) và Bắc Ninh (14 ca).

Tính đến ngày 14/5, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 148 ca mắc Covid-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có ca tử vong.
Tính đến ngày 14/5, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 148 ca mắc Covid-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có ca tử vong.

Trong khi đó, nhiều tỉnh thành khác chỉ ghi nhận từ 1-2 ca mỗi nơi. Đặc biệt, không có ổ dịch lớn nào được phát hiện, tuy nhiên, số ca mắc đã có xu hướng tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, với trung bình khoảng 20 ca mới mỗi tuần.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và khu vực

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong 28 ngày qua (tính đến ngày 27/4), trên thế giới đã ghi nhận hơn 25.000 ca mắc Covid-19, giảm gần 57% so với chu kỳ trước. Số ca tử vong liên quan đến Covid-19 cũng giảm 38%. Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn ghi nhận số ca mắc cao, trong đó Brazil đứng đầu với hơn 7.000 ca, tiếp theo là Anh với hơn 5.000 ca.

Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đang ghi nhận số ca mắc gia tăng mạnh mẽ. Từ đầu năm đến ngày 10/5, nước này đã có gần 53.700 ca mắc và 16 ca tử vong. Đặc biệt, Bangkok, thủ đô của Thái Lan, ghi nhận hơn 16.700 ca mắc, với đỉnh dịch trong tuần từ 27/4 đến 3/5.

Các chuyên gia y tế nhận định sự gia tăng này có liên quan đến sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron, vốn có khả năng lây lan nhanh nhưng không gây bệnh nặng hơn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đã xuất hiện từ năm 2023 và có khả năng lây lan nhanh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đã xuất hiện từ năm 2023 và có khả năng lây lan nhanh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đã xuất hiện từ năm 2023 và có khả năng lây lan nhanh, nhưng hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này gây triệu chứng nghiêm trọng hơn. WHO khẳng định không có cảnh báo toàn cầu mới liên quan đến Covid-19 vào thời điểm hiện tại.

Các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Để chủ động ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch cơ bản:

Đeo khẩu trang tại nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và tại các cơ sở y tế.

Hạn chế tụ tập đông người nếu không cần thiết.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bộ Y tế cũng yêu cầu người dân từ các quốc gia có số ca mắc cao cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh để giảm thiểu nguy cơ lây lan.

Bộ Y tế Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, phối hợp với WHO và các tổ chức y tế quốc tế để cập nhật tình hình và triển khai các biện pháp phòng ngừa phù hợp, hiệu quả tại Việt Nam.

Bé trai 4 tuổi trong vụ Bé trai 4 tuổi trong vụ "nộp tiền mới cấp cứu" đã tỉnh táo, sắp xuất viện
Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố loạt sản phẩm của Abbott Healthcare Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố loạt sản phẩm của Abbott Healthcare
Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vì sức khỏe cộng đồng Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vì sức khỏe cộng đồng
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Gàu không chỉ do cơ địa hay thời tiết mà còn xuất phát từ những thói quen tưởng chừng vô hại như gội đầu sai cách, dùng mỹ phẩm tóc thường xuyên, ăn uống thiếu dưỡng chất…
Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Vụ việc hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi chế biến thành thực phẩm cho người. Các chuyên gia cảnh báo loại dầu này chứa độc chất có thể gây ung thư, tổn thương gan, thận và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa không chỉ tồn tại ngoài môi trường mà còn ẩn trong những vật dụng bếp quen thuộc, âm thầm phát tán vào thức ăn và đe dọa sức khỏe gia đình bạn.
Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Vải thiều vào mùa mang đến vị ngọt hấp dẫn nhưng nếu ăn sai cách hoặc kết hợp với thực phẩm “đại kỵ”, có thể gây hại cho sức khỏe.
Các loại trái cây bổ sung protein

Các loại trái cây bổ sung protein

Một số loại trái cây không chỉ giàu vitamin và chất xơ mà còn là nguồn protein thực vật ít ai ngờ tới. Ngoài ra, chúng còn bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất.
Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Suy thận không còn là bệnh của người già. Ngày càng nhiều người trẻ, đặc biệt dưới 40 tuổi, mắc bệnh do lối sống thiếu lành mạnh và tâm lý chủ quan với sức khỏe.
Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến, dù không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt triệu chứng và cải thiện vận động.
Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”?

Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”?

Giàu dưỡng chất và chất chống oxy hóa, dâu tằm mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách có thể tạo ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Sĩ tử cần làm gì để giữ gìm sức khỏe mùa thi?

Sĩ tử cần làm gì để giữ gìm sức khỏe mùa thi?

Không chỉ ôn luyện kiến thức, sĩ tử cần chú trọng dinh dưỡng, giấc ngủ và sức khỏe tinh thần để đạt phong độ tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Căn bệnh âm thầm từ thói quen ngồi nhiều, đứng lâu

Căn bệnh âm thầm từ thói quen ngồi nhiều, đứng lâu

Tình trạng đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới, đặc biệt trong các ngành nghề đặc thù.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động