Số ca mắc COVID-19 gia tăng nhẹ, chuyên gia khuyến cáo không chủ quan

Số ca mắc COVID-19 đang có xu hướng tăng nhẹ ở nước ta trong ba tuần gần đây, chủ yếu ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên vẫn cần phòng bị để không ảnh hưởng tới đời sống.
Hàng nghìn kit test, thực phẩm chức năng, khẩu trang bị vứt bỏ trên đường phố Hà Nội Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong TP.HCM: Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại nhưng chưa ghi nhận ca nặng

PGS.TS Trần Văn Ngọc – Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM cho biết, số ca mắc COVID-19 thường có xu hướng tăng trong thời điểm giao mùa hoặc sau các sự kiện tập trung đông người. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 100 ca mắc COVID-19, hầu hết đều nhẹ, không có trường hợp tử vong, với biểu hiện bệnh tương tự cúm mùa.

Một ca điều trị Covid-19 hồi tháng 4/2023. Ảnh: Quỳnh Trần
Một ca điều trị Covid-19 hồi tháng 4/2023. Ảnh: Quỳnh Trần

Số liệu từ Bộ Y tế cho thấy, trong ba tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 trên cả nước có xu hướng tăng nhẹ, trung bình khoảng 20 ca/tuần. Tính từ đầu năm 2025 đến nay, đã có tổng cộng 148 trường hợp mắc COVID-19 rải rác tại 27 tỉnh, thành phố, chưa ghi nhận ca tử vong.

Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay COVID-19 tại Việt Nam đã trở thành bệnh truyền nhiễm lưu hành, gây triệu chứng viêm hô hấp cấp tương tự các loại virus hô hấp khác.

Sở đánh giá, việc người dân gia tăng đi lại, giao lưu trong các hoạt động lễ hội thời gian qua là nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tăng lên và tình trạng này có thể tiếp diễn trong những tuần tới. Mặc dù chưa ghi nhận biến thể mới hay ca bệnh nặng, nhưng sự gia tăng số ca vẫn phần nào ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân.

Chuyên gia khuyến cáo

PGS.TS Ngọc nhận định, COVID-19 hiện nay tương tự cúm mùa với một vài đợt bùng phát mỗi năm. Cả hai đều có tốc độ lây lan tương đương và mức độ nguy hiểm thấp.

"Chúng ta có thể yên tâm với đợt bùng phát bệnh COVID-19 và cảm cúm nhẹ như hiện nay. Nhưng cần chú ý hạn chế tiếp xúc với những người cao tuổi, người có bệnh nền. Khi họ có triệu chứng hô hấp, cần đưa đi khám để kịp thời chẩn đoán, đánh giá mức độ nguy hiểm, điều trị bệnh nền..., tránh tình trạng bội nhiễm, biến chứng"ông khuyến cáo.

Đối với trẻ em, phụ huynh nên sử dụng hợp lý các thiết bị làm mát như quạt máy, điều hòa trong thời tiết nắng nóng; tránh gió lùa khi trời mưa lạnh; đồng thời cho trẻ đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và tiêm vắc xin phòng bệnh. Ngoài ra, nên tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

Đặc biệt, cần chú ý bảo vệ trẻ dưới 24 tháng tuổi và những trẻ có yếu tố nguy cơ như sinh non, suy dinh dưỡng nặng, bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhiễm sắc thể (như hội chứng Down…). Những trẻ này cần tránh tiếp xúc với người có biểu hiện ho, sốt để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Hành khách đi phà trên sông Chao Phraya đeo khẩu trang để ngăn ngừa Covid-19 và ô nhiễm, tháng 1/2024. Ảnh: Bangkok Post
Hành khách đi phà trên sông Chao Phraya đeo khẩu trang để ngăn ngừa Covid-19 và ô nhiễm, tháng 1/2024. Ảnh: Bangkok Post

Trong khuyến cáo mới nhất ban hành tháng 5/2025, Bộ Y tế cảnh báo số ca mắc COVID-19 đang gia tăng tại Thái Lan. Trong nước tuy chưa ghi nhận các ổ dịch tập trung, nhưng có sự gia tăng nhẹ số ca mắc trong ba tuần gần đây.

Trước tình hình này, Bộ đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch tại cơ sở y tế và cộng đồng; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án thu dung, cấp cứu và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người có bệnh nền và người cao tuổi, nhằm hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện khẩn trương rà soát, cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị COVID-19 theo diễn biến dịch bệnh, tránh tình trạng bị động, bất ngờ trong ứng phó.

Để chủ động phòng chống dịch, Bộ tiếp tục khuyến cáo người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông và tại cơ sở y tế; hạn chế tụ tập nơi đông người nếu không cần thiết; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động và rèn luyện thể lực.

Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời.

Sau khi khỏi cúm, có cần thiết phải khử trùng đồ đạc trong nhà? Sau khi khỏi cúm, có cần thiết phải khử trùng đồ đạc trong nhà?
Phụ nữ mang thai có tiêm phòng cúm được không? Phụ nữ mang thai có tiêm phòng cúm được không?
TP.HCM ghi nhận ca viêm não hiếm gặp do virus cúm gia cầm TP.HCM ghi nhận ca viêm não hiếm gặp do virus cúm gia cầm
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Bổ sung magie từ trái cây – Giải pháp tự nhiên cho sức khỏe toàn diện

Bổ sung magie từ trái cây – Giải pháp tự nhiên cho sức khỏe toàn diện

Bổ sung magie từ thực phẩm tự nhiên, đặc biệt là trái cây, là cách an toàn và hiệu quả giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ miễn dịch, thần kinh và tim mạch.
Thời điểm vàng để ăn trứng luộc

Thời điểm vàng để ăn trứng luộc

Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, trứng luộc còn có thể trở thành “trợ thủ” tuyệt vời cho sức khỏe nếu bạn biết ăn đúng thời điểm.
Ca ghép thận – bàng quang đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong y học tái tạo

Ca ghép thận – bàng quang đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong y học tái tạo

Lần đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ tại California (Mỹ) ghép thành công bàng quang, mở ra hy vọng cho bệnh nhân suy tạng.
Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Tổn thương gan xảy ra khi gan không thể đảm nhiệm đầy đủ chức năng của mình. Phát hiện sớm giúp can thiệp kịp thời, ngăn bệnh tiến triển nặng.
Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Cận thị ngày càng phổ biến, đặc biệt ở học sinh. Bên cạnh kính và thuốc, dinh dưỡng đúng cách cũng góp phần bảo vệ và cải thiện thị lực.
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Văn phòng cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận ông mắc ung thư tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh tiến triển âm thầm và nguy hiểm khi phát hiện muộn.
Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Dầu cá là nguồn cung cấp omega-3, DHA, EPA và các vitamin thiết yếu cho tim mạch, mắt và não bộ. Đặc biệt, khi được sử dụng vào thời điểm phù hợp.
Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết nếu không được phát hiện kịp thời và xử trí sớm có thể dẫn tới hôn mê và gây nên nhiều tác hại cho người bệnh.
Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dứa là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam, thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày với vị chua ngọt dễ chịu và mùi thơm đặc trưng. Không chỉ đơn thuần là một món tráng miệng, dứa còn được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Trái cây giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hoá. Bạn có thể ăn nguyên quả hoặc uống nước ép nhưng đâu mới là lựa chọn tối ưu?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động