Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Thực phẩm quen thuộc có đạm nhiều hơn thịt bò, giàu sắt gấp 3 lần gan lợn Giải oan cho gan lợn Cô gái lở miệng, sưng phù toàn thân sau khi tự ý uống thuốc đau răng

Gan lợn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt giàu protein và sắt. Trong 100g gan lợn có chứa khoảng 21,3g protein và 25mg sắt, rất cần thiết cho quá trình tạo máu và duy trì sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, gan lợn còn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A – một dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường thị lực và nâng cao sức đề kháng. Trong các thực phẩm giàu vitamin A, gan lợn chỉ đứng sau gan gà về hàm lượng.

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?
Gan lợn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Không chỉ vậy, gan lợn còn chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin D, acid folic (vitamin B9), cùng với các loại men như men tiêu hóa và men thải độc, rất có lợi cho người bị thiếu máu, rối loạn sắc giác, còi xương, hoặc cần tăng cường chức năng gan.

Một số sai lầm khi chế biến gan lợn

Mặc dù gan lợn rất giàu dinh dưỡng, nhưng nếu không được lựa chọn kỹ và chế biến đúng cách, món ăn từ gan có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến cần tránh:

Ăn gan lợn từ con vật mắc bệnh

Theo thông tin từ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), việc tiêu thụ gan của những con lợn bị bệnh có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Gan của lợn bệnh có thể chứa virus, vi khuẩn và các độc tố nguy hiểm. Dấu hiệu nhận biết gan lợn không đạt chất lượng bao gồm: màu sắc không đỏ tươi, bề mặt gan có nốt sần, màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi bất thường. Khi ấn vào thấy mềm nhũn, chảy nước và không có độ đàn hồi.

Không nấu gan chín kỹ

Gan lợn sống hoặc chưa chín hoàn toàn có thể chứa nhiều ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, hoặc các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Việc chế biến chưa chín kỹ khiến các tác nhân gây hại này không bị tiêu diệt, dễ xâm nhập vào cơ thể khi ăn, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho đường tiêu hóa và gan mật.

Không loại bỏ hết máu đọng trong gan

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?
Trước khi nấu, bạn nên bóp kỹ để loại bỏ hết lượng máu đọng trong gan.

Gan là cơ quan lọc máu, do đó thường chứa một lượng máu đọng nhất định – đây là nơi tích tụ nhiều chất độc mà gan chưa kịp đào thải. Nếu không loại bỏ phần máu này trước khi chế biến, món ăn có thể vẫn còn chứa độc tố, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Trước khi nấu, bạn nên bóp kỹ để loại bỏ hết lượng máu đọng trong gan. Ngoài ra, cần bóc bỏ lớp màng mỏng bao quanh gan để dễ dàng làm sạch hơn. Một mẹo đơn giản là ngâm gan trong nước muối loãng khoảng 10 phút để giúp khử mùi hôi và làm sạch máu hiệu quả. Sau đó, bạn có thể cắt gan thành lát mỏng, rửa kỹ bằng nước lạnh và dùng khăn giấy hoặc giấy ăn thấm khô hết phần máu còn sót lại. Cách làm này giúp giữ lại phần mô gan giàu dưỡng chất, đồng thời loại bỏ các tạp chất không mong muốn.

Tiêu thụ gan kém chất lượng, ôi thiu

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc ăn gan hoặc các loại nội tạng động vật kém chất lượng, đã bị ôi thiu hoặc đổi màu có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Những loại gan này thường chứa mầm bệnh như giun sán, vi khuẩn, thậm chí là các loại nấm mốc sinh độc tố.

Đặc biệt, các nội tạng như ruột, dạ dày, tá tràng... của động vật được nuôi bằng nguồn nước bẩn có thể mang theo vi khuẩn E.coli – tác nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như tiêu chảy cấp, tả, hoặc thương hàn. Việc nhận biết gan tươi và gan đã hỏng là rất quan trọng: gan tươi có màu đỏ sẫm, bề mặt mịn, không có mùi lạ; ngược lại, gan hư sẽ có mùi hôi, màu lạ (vàng, tím tái), bề mặt nhớt hoặc chảy nước.

Ăn gan thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?
Chuyên gia cho rằng, khi chọn mua gan, cần lưu ý chọn loại có màu đỏ tươi, bề mặt nhẵn, không có các nốt sần sùi hay mùi lạ.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, gan là cơ quan lọc và chuyển hóa độc tố, sau đó đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, gan cũng có thể chứa các ký sinh trùng như sán lá gan hoặc virus gây bệnh. Do đó, khi chọn mua gan, cần lưu ý chọn loại có màu đỏ tươi, bề mặt nhẵn, không có các nốt sần sùi hay mùi lạ.

Ngoài ra khi chế biến gan không nên xào gan với giá đỗ bởi trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C. Nếu xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đỗ cùng một lúc sẽ làm vitamin C bị oxy hóa, món ăn không còn chất dinh dưỡng. Hạn chế ăn gan với gỏi cá, bởi sẽ gây trướng bụng, khó tiêu. Gan lợn chứa các ion kim loại làm phân giải vitamin C nên hạn chế ăn kèm cà rốt. Rau cần có chất cellulose và axit oxalic, nếu kết hợp với gan lợn cũng làm hạn chế sự hấp thụ sắt của cơ thể.

Gan lợn có hàm lượng cholesterol khá cao. Vì vậy, người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, hoặc mạch vành nên hạn chế ăn để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh. Ngoài ra, trong thực tế, một số cơ sở chăn nuôi sử dụng thức ăn chứa chất độc hại hoặc kim loại nặng không theo đúng quy chuẩn an toàn, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng gan lợn.

Tuyệt đối không được ăn quá nhiều gan lợn vì hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao, có thể gây ra các bệnh như xơ vữa động mạch, bệnh tim nặng hơn, bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh mạch vành. Những người mắc bệnh cao huyết áp, mạch vành nên hạn chế tiêu thụ gan lợn. Trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, người thiếu máu thiếu sắt, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi nên ăn các loại phủ tạng, trong đó có gan nhưng chỉ nên vừa phải, mỗi tuần ăn 2-3 lần, mỗi lần ăn 50-70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn 30-50g/bữa.

Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón
Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây
Những ai không nên ăn măng? Những ai không nên ăn măng?
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Từ đầu năm tháng 4 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Bắc Giang, Đồng Tháp và Nghệ An, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân gây bệnh.
Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vừa công bố báo cáo kết luận vụ ngộ độc thực phẩm do uống rượu có chứa hàm lượng methanol vượt gấp 1073,05 lần mức quy định.
59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sáng ngày 6/4, nhiều thực khách sau khi tham dự tiệc cưới ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, sốt… và phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện.
Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Sau khi ăn cơm nắm mua tại một quán vỉa hè trước cổng Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), 12 học sinh đã có biểu hiện đau bụng, nôn mửa và được đưa đến Trạm Y tế thị trấn để điều trị.
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Một vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp, khiến 33 học sinh, giáo viên và tình nguyện viên xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Chỉ trong 30 giây, không cần thiết bị y tế, bạn có thể tự thực hiện bài kiểm tra đơn giản tại nhà để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

Canxi là dưỡng chất thiết yếu cho xương và nhiều chức năng sinh lý, thường được bổ sung qua sữa. Việc áp dụng đúng cách sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi từ sữa hiệu quả hơn.
33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện

33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện

33 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi tham dự Ngày hội STEM tổ chức tại Trường Đại học Đồng Tháp, trong đó 29 người phải nhập viện để điều trị.
Phân biệt đột quỵ và đột tử

Phân biệt đột quỵ và đột tử

Tại Việt Nam, nhiều người còn nhầm lẫn giữa đột quỵ và đột tử, cho rằng đây là cùng một bệnh. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng khác nhau, có nguyên nhân và dấu hiệu riêng.
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Việc ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng khi tham gia chạy marathon đã được cảnh báo nhiều lần. Tuy nhiên vì chủ quan, nhiều người vẫn phạm phải sai lầm trong cách rèn luyện bộ môn thể thao này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động