Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện 59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới |
Liên tiếp các vụ ngộ độc trong đầu tháng 4
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
![]() |
59 trường hợp xuất hiện triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, sốt… |
Điển hình là chiều 5/4, gia đình bà P.T.T ở khu Lán Than, thôn Vá, xã An Bá, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang tổ chức tiệc cưới với khoảng 680 khách. Đến rạng sáng 6/4, nhiều thực khách xuất hiện triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, sốt… Trung tâm Y tế huyện Sơn Động đã tiếp nhận 59 trường hợp có biểu hiện tương tự, tất cả đều từng dự tiệc cưới này.
Tiếp đó vào sáng ngày 6/4, Trường Đại học Đồng Tháp đã tổ chức Ngày hội STEM với sự tham gia của hơn 3.500 học sinh và giáo viên.
Trưa cùng ngày, học sinh và giáo viên dự Ngày hội STEM tại Trường Đại học Đồng Tháp dùng bữa trưa do quán T.R (TP Cao Lãnh) cung cấp, kèm sữa hộp và trà sữa pha tại chỗ. Đến khoảng 13h30, một số người xuất hiện triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Đến 16h, có 33 người phải nhập viện, trong đó 29 người điều trị nội trú. Chẩn đoán ban đầu là nhiễm trùng tiêu hóa, hiện sức khỏe các bệnh nhân đã ổn định.
Gần đây nhất là 8/4, 12 học sinh khối lớp 2, 3 và 4 tại thị trấn Đô Lương (Nghệ An) có biểu hiện đau bụng sau khi ăn cơm nắm mua từ quán trước cổng trường. Các em được đưa đến Trạm Y tế thị trấn để kiểm tra và truyền dịch. Đến chiều tối cùng ngày, sức khỏe ổn định và các em đã được cho về nhà.
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vi khuẩn Salmonella là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy trên toàn cầu, thường liên quan đến các vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô lớn.
Khi Salmonella xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn, chúng sản sinh độc tố, tấn công và làm tổn thương niêm mạc ruột. Hậu quả là người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Nếu không được bù nước kịp thời, tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể xảy ra, dẫn đến tụt huyết áp, suy đa cơ quan và thậm chí tử vong. Trong trường hợp số lượng vi khuẩn xâm nhập lớn, chúng có thể lan vào máu, gây nhiễm trùng huyết và đe dọa tính mạng.
![]() |
Vi khuẩn Salmonella phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm. |
Vi khuẩn Salmonella phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm, đặc biệt ở nhiệt độ từ 35 đến 37 độ C. Trong quá trình giết mổ gia súc, gia cầm, nếu không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn này có thể dễ dàng phát tán ra môi trường, bám vào các loại thực phẩm như thịt, trứng gia cầm.
Người dân có nguy cơ nhiễm Salmonella khi ăn trứng sống hoặc trứng luộc chưa chín kỹ. Bên cạnh đó, rau sống và sữa cũng là nguồn dễ nhiễm khuẩn nếu bị tiếp xúc với phân động vật chứa vi khuẩn Salmonella. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh trong chế biến, bảo quản là yếu tố then chốt để phòng tránh ngộ độc.
Các chuyên gia cảnh báo, thời điểm hiện tại cả nước đang bước vào mùa nắng nóng – điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, đặc biệt là Salmonella, sinh sôi và phát triển mạnh. Điều này làm gia tăng nguy cơ mất an toàn thực phẩm, kéo theo nguy cơ ngộ độc cao hơn.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, nắng nóng là điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Do đó các loại thực phẩm đều có thể là môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, đặc biệt với những thực phẩm thuộc nhóm nguy cơ cao như thịt, cá, trứng, sữa hoặc thực phẩm không được làm sạch, do quá trình sản xuất, vận chuyển bị ô nhiễm.
Ngoài ra một số món ăn như canh, xúp hoặc thực phẩm phải chế biến qua nhiều khâu sẽ có nguy cơ "dính" vi khuẩn từ bên ngoài. Với các bếp ăn tập thể, bữa tiệc tập trung đông người như đám cưới, tiệc... đều tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo vào mùa nắng nóng, tất cả các thực phẩm đã qua chế biến chỉ nên để ở bên ngoài khoảng 2-3 giờ, nên bảo quản trong tủ lạnh. Nếu để lâu hơn, thực phẩm có thể ôi thiu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ngộ độc khi ăn phải.
Thức ăn đã chế biến để trong tủ lạnh trước khi ăn nên đun sôi lại ở nhiệt độ trên 100 độ C và thời gian hơn 5 phút. Bên cạnh đó, việc ăn sống một số loại thức ăn vẫn có nguy cơ bị ngộ độc, do đó tốt nhất nên ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện

Phân biệt đột quỵ và đột tử

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon
