TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Ngày 10/4, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) đã gửi báo cáo đến Phòng Y tế, Trung tâm Y tế và Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 7 về sự việc hơn 20 học sinh có biểu hiện nôn ói, đau bụng và sốt sau khi tan học vào ngày 9/4.

Theo nội dung báo cáo, vào tối ngày 9/4, một số phụ huynh có con theo học tại trường đã phản ánh việc các em bị nôn nhiều, không ăn được và đau bụng sau khi về nhà, khiến gia đình phải đưa đi khám tại cơ sở y tế.

Đến sáng ngày 10/4, bộ phận y tế Trường Tiểu học Võ Thị Sáu đã tổng hợp thông tin từ giáo viên chủ nhiệm các lớp và ghi nhận có 21 học sinh bị đau bụng, nôn ói, trong đó một số em còn có triệu chứng tiêu chảy kể từ đêm 9/4.

Hơn 20 học sinh tiểu học Q.7, TP.HCM nôn ói, nhập viện sau khi đi học về
Hơn 20 học sinh tiểu học Q.7, TP.HCM nôn ói, nhập viện sau khi đi học về

Trong số này, 7 em đã được phụ huynh đưa đến bệnh viện khám và được bác sĩ cho về nhà để tiếp tục theo dõi, chăm sóc. Tình trạng sức khỏe của 21 học sinh hiện đã dần ổn định.

Cũng trong buổi sáng 10/4, thêm một em có biểu hiện nôn ói và được bác sĩ chỉ định nhập viện. Bước đầu, nguyên nhân được nghi ngờ là do ngộ độc thực phẩm.

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu hiện đang sử dụng suất ăn công nghiệp do một đơn vị bên ngoài cung cấp để phục vụ bữa ăn bán trú cho học sinh. Ông Phan Thanh Phong, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết đơn vị cung cấp suất ăn này đã ký hợp đồng với trường, tuy nhiên hiện chưa xác định được cụ thể các em học sinh đã ăn những món gì vào ngày 9/4.

Đại diện Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM cho biết cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu thức ăn lưu tại trường cũng như mẫu bệnh phẩm của học sinh để kiểm nghiệm. Đồng thời, lực lượng chức năng cũng đang kiểm tra cơ sở cung cấp suất ăn cho nhà trường.

Hiện nguyên nhân vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng phối hợp điều tra, làm rõ.

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước liên tiếp ghi nhận các vụ học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm với số lượng lớn, gây lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học và các khu vực lân cận.

Cụ thể, ngày 6/4, tại Ngày hội STEM tổ chức ở Trường Đại học Đồng Tháp, 33 học sinh, tình nguyện viên và giáo viên đã xuất hiện các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy sau bữa trưa.

Tiếp đó, ngày 8/4, tại Nghệ An, 12 học sinh nghi bị ngộ độc sau khi ăn cơm nắm mua tại một quán vỉa hè gần trường.

Những vụ việc liên tiếp xảy ra cho thấy tình trạng mất an toàn thực phẩm vẫn đang là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe học sinh và cần được các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ hơn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vi khuẩn Salmonella là một trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy toàn cầu, thường liên quan đến các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn. Khi xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm hoặc nước uống nhiễm khuẩn, vi khuẩn này có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí nhiễm trùng huyết và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Vi khuẩn Salmonella phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm, đặc biệt ở 35–37°C. Thịt, trứng, rau sống và sữa là những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách.

Các chuyên gia cảnh báo rằng thời điểm nắng nóng hiện nay là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, làm tăng nguy cơ mất an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các bếp ăn tập thể, tiệc đông người. Thực phẩm đã chế biến chỉ nên để ngoài nhiệt độ phòng tối đa 2–3 giờ, sau đó cần bảo quản lạnh và hâm lại kỹ trước khi ăn. Ngoài ra, người dân nên ăn chín, uống sôi và vệ sinh tay sạch sẽ để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp
Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

BHYT chậm cập nhật thuốc, giải pháp nào cho người bệnh?

BHYT chậm cập nhật thuốc, giải pháp nào cho người bệnh?

Danh mục thuốc BHYT nhiều năm chưa cập nhật khiến người bệnh khó tiếp cận thuốc mới, phải dùng thuốc cũ kém hiệu quả. Bộ Y tế khẳng định sẽ phối hợp cập nhật chính sách, bổ sung thuốc và đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Sau sinh bao lâu mới nên ăn kiêng giảm cân?

Sau sinh bao lâu mới nên ăn kiêng giảm cân?

Giảm cân sau sinh là mối quan tâm của hầu hết các bà mẹ bỉm sữa, nhưng ăn kiêng thế nào, khi nào bắt đầu và cần lưu ý những gì để vừa an toàn cho sức khỏe, vừa đảm bảo đủ sữa cho con?
Dầu sạch tự ép tại nhà có thật sự an toàn?

Dầu sạch tự ép tại nhà có thật sự an toàn?

Nhiều nông dân và người dân vùng quê đang tự ép dầu tại nhà để ăn cho an toàn. Nhưng theo cảnh báo của chuyên gia, nếu không hiểu kỹ về quy trình, thiết bị, nhiệt độ, nguy cơ nhiễm nấm mốc, mất chất, sinh độc tố là hoàn toàn có thật.
Khẩu trang màu tối hay sáng chống nắng tốt hơn?

Khẩu trang màu tối hay sáng chống nắng tốt hơn?

Khẩu trang là một trong những phương pháp đơn giản để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng. Tuy nhiên, nên chọn khẩu trang màu sáng hay tối để chống nắng hiệu quả vẫn là băn khoăn của nhiều người.
Những lưu ý trước và sau hiến máu

Những lưu ý trước và sau hiến máu

Hiến máu không chỉ cứu giúp người bệnh mà còn mang lại lợi ích sức khỏe cho chính người hiến. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và thoải mái, bạn cần chuẩn bị và chăm sóc đúng cách trước và sau khi hiến máu.
Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Trước nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi tại nhiều tỉnh phía Bắc, người tiêu dùng càng cần tỉnh táo khi lựa chọn thịt lợn.
Sai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biết

Sai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biết

Thịt gà là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử lý và chế biến thịt gà đúng cách để vừa giữ hương vị vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tháng 10 tới, Hà Nội tiên phong xóa bỏ nhựa một lần tại nhà hàng, khách sạn

Tháng 10 tới, Hà Nội tiên phong xóa bỏ nhựa một lần tại nhà hàng, khách sạn

Từ tháng 10/2025, Hà Nội sẽ bắt đầu lộ trình tiên phong nói không với nhựa dùng một lần tại các quán cà phê, nhà hàng và khách sạn trong khu vực Vành đai 1. Đây không chỉ là một bước đi chính sách, mà còn là lời kêu gọi mỗi người dân cùng chung tay vì một môi trường bền vững và một tương lai không rác thải nhựa.
Nằm đệm đau lưng: Vì sao và cách khắc phục để ngủ ngon hơn

Nằm đệm đau lưng: Vì sao và cách khắc phục để ngủ ngon hơn

Một chiếc đệm êm ái tưởng chừng mang lại giấc ngủ sâu, nhưng với nhiều người, đó lại là “thủ phạm” khiến họ tỉnh dậy với cảm giác đau lưng, mệt mỏi.
Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"!

Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"!

Nước hạt chia mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe nhưng nếu lạm dụng, đặc biệt là vào ban đêm, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động