59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới
Ngày 8/4, đại diện UBND xã An Bá (huyện Sơn Động) cho biết, trên địa bàn xã ghi nhận nhiều trường hợp nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi dự tiệc cưới tại nhà bà P.T.T (sinh năm 1976), trú tại thôn An Bá.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, chính quyền xã đã chỉ đạo Trạm Y tế phối hợp với tổ kiểm tra liên ngành của huyện xuống thôn An Bá để thăm hỏi các gia đình có người nghi bị ngộ độc; lập biên bản đối với cơ sở nấu cỗ; đồng thời tiến hành phun thuốc khử trùng khu vực tổ chức tiệc cưới và nhà của các trường hợp nghi bị ngộ độc. Những người tham dự bữa tiệc cũng được theo dõi, giám sát sức khỏe.
![]() |
Bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Sơn Động |
Sáng 9/4, ông Nguyễn Kim Cương, Trưởng phòng Y tế huyện Sơn Động cho biết: "Nguồn gốc vi khuẩn có khả năng do môi trường và vệ sinh khu gia đình, hệ thống cống rãnh, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi không đảm bảo."
Trước đó, vào chiều ngày 5/4, gia đình bà P.T.T tổ chức lễ cưới cho con gái tại khu Lán Than, thôn Vá, với khoảng 680 khách mời tham dự.
Thực đơn trong bữa tiệc gồm các món: cơm, xôi đỗ, miến xào, khâu nhục, thịt trâu xào, sốt vang, thịt gà luộc, nộm rau, canh măng, canh ngao, tôm, cháo ngô, rượu, dưa hấu... Cơ sở nấu cỗ được gia đình thuê từ một đơn vị tại thôn Vá.
Khoảng 2 giờ sáng ngày 6/4, nhiều thực khách sau khi tham dự tiệc cưới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, sốt… và phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện.
Trung tâm Y tế huyện Sơn Động cho biết, từ sáng ngày 6/4 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận 59 bệnh nhân đều có điểm chung là đã tham dự tiệc cưới tại gia đình bà P.T.T. Các bệnh nhân đến khám với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần.
Trong số này, 27 trường hợp được chỉ định nhập viện điều trị tại Khoa Nội lây và Khoa Ngoại. Hầu hết bệnh nhân đã thuyên giảm triệu chứng, chỉ còn một số ít vẫn còn đau bụng nhẹ. Dự kiến, nếu tình trạng sức khỏe ổn định, các bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vòng 1–2 ngày tới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vi khuẩn Salmonella là một trong những tác nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy trên toàn cầu, đặc biệt liên quan đến nhiều vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn.
![]() |
Vi khuẩn Salmonella. (Ảnh minh họa) |
Khi xâm nhập vào cơ thể người qua thức ăn hoặc đồ uống nhiễm khuẩn, Salmonella sẽ sinh độc tố, tấn công và làm tổn thương niêm mạc ruột, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy. Nếu không được bù nước kịp thời, người bệnh có thể bị mất nước nghiêm trọng, dẫn đến tụt huyết áp, suy đa cơ quan, thậm chí tử vong. Trong trường hợp lượng vi khuẩn xâm nhập lớn, chúng có thể thâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Vi khuẩn Salmonella phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm, đặc biệt ở nhiệt độ từ 35 đến 37 độ C. Trong quá trình giết mổ gia súc, gia cầm, nếu không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn này có thể dễ dàng phát tán ra môi trường, bám vào các loại thực phẩm như thịt, trứng gia cầm.
Người dân có nguy cơ nhiễm Salmonella khi ăn trứng sống hoặc trứng luộc chưa chín kỹ. Bên cạnh đó, rau sống và sữa cũng là nguồn dễ nhiễm khuẩn nếu bị tiếp xúc với phân động vật chứa vi khuẩn Salmonella. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh trong chế biến, bảo quản là yếu tố then chốt để phòng tránh ngộ độc.
Trước đó, vào ngày 6/4, Trường Đại học Đồng Tháp đã tổ chức Ngày hội STEM thu hút sự tham gia của hơn 3.500 học sinh và giáo viên từ nhiều địa phương.
Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, một số học sinh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy. Tính đến 16h, đã có tổng cộng 33 người — bao gồm học sinh, giáo viên và tình nguyện viên — gặp triệu chứng tương tự và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp để theo dõi và chăm sóc y tế.
Cũng trong ngày hôm qua, tại Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương (Nghệ An), 12 học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và được xác định là bị ngộ độc thực phẩm, may mắn ở mức độ nhẹ.
Các chuyên gia cảnh báo, thời điểm hiện tại cả nước đang bước vào mùa nắng nóng, điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, đặc biệt là Salmonella, phát triển mạnh. Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vì vậy càng gia tăng. Người dân được khuyến cáo chú ý vệ sinh trong khâu chế biến, bảo quản thức ăn và ăn uống hợp vệ sinh để phòng ngộ độc.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện

Phân biệt đột quỵ và đột tử

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon
