Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Để ngăn chặn các vụ việc “mượn thương hiệu”, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ phía cơ quan quản lý, đặc biệt trong việc siết chặt hậu kiểm, tăng cường truy xuất nguồn gốc và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất – phân phối trái phép.

Sản phẩm chứa chất cấm, nhãn mác mập mờ

Ngày 1/6/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát đi cảnh báo khẩn cấp về sản phẩm “Viên nang giảm cân "Hồng Hạc Phục Linh” – một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang được rao bán rộng rãi trên thị trường và trên sàn thương mại điện tử. Theo thông báo, mẫu sản phẩm có số lô 01022024, ngày sản xuất 09/02/2024, hạn sử dụng đến 08/02/2027, được lấy tại Nhà thuốc Nhất Ngân (Tiền Giang), có chứa chất cấm Sibutramine và hai chất chuyển hóa của nó: Desmethylsibutramine và Didesmethylsibutramine.

Đáng chú ý, trên bao bì sản phẩm, đơn vị phân phối được ghi là Công ty cổ phần Phu Hung Me., JSC (Hải Phòng), trong khi đơn vị sản xuất được công bố là “Nhà máy HADU” – chi nhánh Công ty CP Quốc tế Dược phẩm Hadu (Hải Dương).

Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp
Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm ghi trên bao bì sản xuất tại Dược phẩm Hadu.

Vấn nạn “mượn danh” trong ngành thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Theo thông tin ông Bùi Quốc Toản – Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc tế Dược phẩm Hadu, công ty đã chấm dứt toàn bộ hoạt động hợp tác sản xuất với Công ty Cổ phần thiết bị y tế Phú Hưng – đơn vị phân phối được ghi trên sản phẩm vi phạm – từ ngày 25/4/2022, căn cứ theo Công văn số 2404/CV-2022 do chính Hadu ban hành.

Trong công văn này, Hadu nêu rõ việc chấm dứt hợp đồng gia công thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đồng thời không còn bất kỳ trách nhiệm sản xuất hay phân phối nào liên quan đến các thương hiệu trước đây từng hợp tác với Phú Hưng như: Hồng Hạc Phục Linh, Slim Queen…

“Lô sản phẩm bị phát hiện chứa chất cấm có ngày sản xuất là tháng 2/2024 – tức gần hai năm sau thời điểm chúng tôi đã chấm dứt hợp tác với phía Phú Hưng. Việc trên bao bì sản phẩm này vẫn sử dụng tên nhà máy của Hadu là hoàn toàn không có sự cho phép của chúng tôi, và có dấu hiệu mạo danh nghiêm trọng” – ông Bùi Quốc Toản nhấn mạnh.

Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp
Văn bản Dược phẩm Hadu gửi tới Cục An toàn thực phẩm từ tháng 11/2024.

Hadu cho biết, họ không tham gia sản xuất lô sản phẩm nói trên, không phân phối, không ký hợp đồng, không nhận thanh toán và không tiến hành bất kỳ thủ tục công bố nào liên quan đến sản phẩm Hồng Hạc Phục Linh hiện đang bị cảnh báo.

Không riêng vụ việc của Hadu, tình trạng các doanh nghiệp bị mạo danh, gắn tên nhà máy trái phép lên bao bì sản phẩm đã và đang là vấn đề nhức nhối trong ngành thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Trong khi người tiêu dùng chỉ nhìn thấy tên doanh nghiệp in trên bao bì và mặc nhiên gán trách nhiệm, thì trên thực tế, chuỗi cung ứng sản xuất – gia công – phân phối trong ngành này khá phức tạp, dễ bị thao túng khi có một mắt xích không trung thực.

Ở góc độ pháp lý, hiện vẫn chưa có cơ chế giám sát hiệu quả việc sử dụng lại nhãn bao bì cũ, tên nhà máy cũ, sau khi doanh nghiệp chấm dứt hợp tác. Do đó, những đơn vị cố tình sản xuất trôi nổi, gian dối có thể in lại mẫu bao bì đã từng được chấp thuận, khiến người tiêu dùng và cơ quan quản lý bị đánh lừa.

Đối với các doanh nghiệp bị lợi dụng thương hiệu, như trường hợp của Hadu, hệ quả không chỉ là uy tín bị ảnh hưởng mà còn là nguy cơ bị liên đới trách nhiệm pháp lý nếu không chứng minh được sự vô can một cách minh bạch và kịp thời.

Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp
Biên bản làm việc do Hadu cung cấp.

Phản ứng nhanh để bảo vệ uy tín

Thông tin với báo chí và cơ quan chức năng, ông Bùi Quốc Toản khẳng định Hadu đang tích cực hợp tác với các cơ quan quản lý, cung cấp bằng chứng, hồ sơ liên quan để làm rõ vụ việc, đồng thời bảo vệ hình ảnh và uy tín doanh nghiệp trước khách hàng, đối tác và người tiêu dùng.

Hadu cũng cho biết sẽ xem xét các bước tiếp theo để xử lý hành vi sử dụng trái phép tên nhà máy, bao gồm cả khả năng khởi kiện dân sự hoặc tố cáo hình sự nếu xác định được hành vi cố ý xâm phạm thương hiệu và gây thiệt hại uy tín nghiêm trọng.

“Chúng tôi hoạt động minh bạch, tuân thủ đầy đủ pháp luật về an toàn thực phẩm và luôn lấy sức khỏe người tiêu dùng làm trung tâm. Chúng tôi không thể chấp nhận việc thương hiệu Hadu bị lợi dụng, gán ghép vào những hành vi vi phạm nghiêm trọng” – ông Toản khẳng định.

Thương hiệu là sự sống còn của doanh nghiệp

Vụ việc lần này là lời cảnh tỉnh cho toàn ngành trong bối cảnh thị trường còn lỏng lẻo khâu kiểm soát, doanh nghiệp không thể trông chờ hoàn toàn vào hậu kiểm, mà cần chủ động thiết lập các “hàng rào phòng vệ thương hiệu” của riêng mình.

Đơn cử như chủ động rà soát và chấm dứt hợp đồng bằng văn bản rõ ràng, lưu trữ đầy đủ hồ sơ pháp lý; Cập nhật thông tin cảnh báo người tiêu dùng, chủ động truyền thông khi có dấu hiệu bị lợi dụng tên tuổi; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và cấu trúc bao bì, để thuận tiện xử lý nếu bị sao chép trái phép; Thiết lập hệ thống quản lý, truy xuất nguồn gốc lô hàng bằng mã QR hoặc blockchain, minh bạch từ khâu sản xuất đến phân phối.

Khi niềm tin người tiêu dùng được xây dựng qua nhiều năm hoạt động nghiêm túc, thì chỉ một sơ hở cũng có thể khiến doanh nghiệp bị tổn hại nghiêm trọng. Vụ việc của Hadu cho thấy, không phải lúc nào cái tên trên nhãn mác cũng phản ánh đúng bản chất bên trong, và trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp cần lên tiếng để bảo vệ chính mình – trước khi bị tổn hại không thể cứu vãn.

Đinh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Y tế cảnh báo về dầu ăn dành cho chăn nuôi bị sử dụng chế biến thực phẩm

Bộ Y tế cảnh báo về dầu ăn dành cho chăn nuôi bị sử dụng chế biến thực phẩm

Bộ Y tế lên tiếng cảnh báo nguy cơ mất an toàn sức khỏe cộng đồng sau khi một số cơ sở bị phát hiện dùng dầu ăn nhập khẩu cho thức ăn chăn nuôi để chế biến thực phẩm cho người.
Nước mắm bị vứt bỏ ở Quảng Nam là sản phẩm của doanh nghiệp Thanh Hóa

Nước mắm bị vứt bỏ ở Quảng Nam là sản phẩm của doanh nghiệp Thanh Hóa

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa xác định hàng loạt sản phẩm nước mắm bị vứt bỏ tại xã Tam Thái, huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) có nguồn gốc sản xuất tại Thanh Hóa. Sự việc đang gây xôn xao dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của sản phẩm nước mắm truyền thống.
Bộ Công an vào cuộc xác minh nghi vấn Công ty C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Bộ Công an vào cuộc xác minh nghi vấn Công ty C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Trước phản ánh lan truyền trên mạng xã hội tố Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam tiêu thụ thịt heo bệnh, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05, Bộ Công an) đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương kiểm tra nhiều cơ sở liên quan tại Sóc Trăng và Hậu Giang. Các bên đang tiến hành xác minh, làm rõ thông tin nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và ổn định chuỗi cung ứng thịt.
Bộ Y tế thu hồi giấy công bố của 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bộ Y tế thu hồi giấy công bố của 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ba công ty dược phẩm vừa đề nghị thu hồi hiệu lực giấy công bố sản phẩm nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang lưu hành trên thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Trước hàng loạt vụ việc giết mổ lợn bệnh, lợn chết bị phát hiện tại Hà Tĩnh, Quảng Trị và nghi vấn vi phạm tại hệ thống bán lẻ của một doanh nghiệp lớn ở Sóc Trăng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý hoạt động giết mổ, kiểm soát nghiêm quy trình nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và thực phẩm.
Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế đã thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc Tadalafil, Odistad và Vacobufen theo đề nghị tự nguyện từ các doanh nghiệp sản xuất.
Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội tố cáo Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã gửi công văn chính thức đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xử lý nhằm trấn an dư luận và bảo vệ chuỗi cung ứng thực phẩm.
C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

Trong thời đại mà an toàn thực phẩm trở thành ưu tiên hàng đầu của cộng đồng, niềm tin của người tiêu dùng chính là tài sản vô hình quý giá nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Một khi xảy ra sự cố – dù chỉ ở cấp độ địa phương – doanh nghiệp buộc phải chứng minh năng lực kiểm soát nội bộ, khả năng quản trị rủi ro và đặc biệt là phản ứng truyền thông một cách chuyên nghiệp. Đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý, mà còn là trách nhiệm xã hội không thể né tránh.
“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

Thuốc giả len lỏi cả trong quầy thuốc hợp pháp, gây nguy hại sức khỏe và đe dọa lòng tin vào hệ thống y tế. Lỗ hổng quản lý, giám sát cùng tâm lý chủ quan đang khiến vấn nạn này thêm nhức nhối, đòi hỏi giải pháp cấp thiết.
Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Một viên thuốc không có hoạt chất, một loại thực phẩm chức năng pha trộn nguyên liệu kém chất lượng, một lô mỹ phẩm sản xuất chui dưới vỏ bọc "tiêu chuẩn GMP" – tất cả đều có thể trở thành công cụ giết người chậm rãi, đánh vào niềm tin, hy vọng và cuối cùng là cả sinh mệnh của người sử dụng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động