Vì sao cần đánh răng trước khi đi ngủ?
Công dụng bất ngờ khi kết hợp kem đánh răng với gừng mà ít người biết Đánh răng trước hay sau khi ăn sáng, nha sĩ khuyên gì? Cách lựa chọn kem đánh răng phù hợp |
Việc chỉ đánh răng vào mỗi buổi sáng không đủ để làm sạch tối đa khoang miệng. Cũng theo các chuyên gia, việc không đánh răng trước khi đi ngủ sẽ gây ra nhiều vấn đề về răng miệng.
Tiến sĩ Rashi Gupta, nha sĩ nội trú của DMD + Better & Better giải thích: “Vào ban ngày, nước bọt đóng vai trò như một lớp bảo vệ tự nhiên và giúp trung hòa các axit trong thức ăn và ngăn ngừa bất kỳ tổn thương nào đối với men răng. Nhưng vào ban đêm, việc sản xuất nước bọt giảm đi!".
Vì bạn có hệ thống phòng thủ thấp hơn trong khi ngủ nướng, bạn thực sự phải chải răng trước khi đi ngủ để giảm lượng vi khuẩn có trong miệng.
Tiến sĩ Rashi Gupta, nha sĩ nội trú của DMD + Better & Better giải thích: “Vào ban ngày, nước bọt đóng vai trò như một lớp bảo vệ tự nhiên và giúp trung hòa các axit trong thức ăn và ngăn ngừa bất kỳ tổn thương nào đối với men răng. Nhưng vào ban đêm, việc sản xuất nước bọt giảm đi!".
Vì bạn có hệ thống phòng thủ thấp hơn trong khi ngủ nướng, bạn thực sự phải chải răng trước khi đi ngủ để giảm lượng vi khuẩn có trong miệng.
Dưới đây là những tác hại nếu bạn không đánh răng trước khi ngủ:
Mắc bệnh sâu răng
Không đánh răng mỗi ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn phá hỏng men răng, hình thành chấm nhỏ li ti. Lâu dần, vi khuẩn gây ra các lỗ hổng lớn trên bề mặt răng. Những lỗ hổng này ngày càng phát triển rộng hơn, phá huỷ răng và làm Quý khách bị đau nhức, ê buốt.
Hạn chế môi miệng
Việc không đánh răng vào buổi tối được xếp vào những lý do gây nên tình trạng hôi miệng vào buổi sáng hôm sau đó. Nguyên nhân là bởi vi khuẩn có trong các mẩu thức ăn còn mắc trong răng sẽ giải phóng thành các loại hóa chất khiến hơi thở có mùi. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân gây khó chịu cũng như ham muốn khi yêu.
Viêm lợi
Không đánh răng trước khi đi ngủ lâu ngày tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ quanh chân răng. Từ đó, vi khuẩn gây tổn thương lợi, làm chảy máu và sưng đau. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ tụt lợi, răng lung lay.
Ngăn chặn nguy cơ gây nướu răng
Việc đánh răng 2 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện răng miệng rất hiệu quả và làm góp phần ngăn chặn các nguy cơ gây viêm nha chu. Nếu không đánh răng vào buổi tối sẽ dẫn đến sự tích tụ cao răng, gây nên tình trạng viêm và chảy máu nướu răng và chân răng.
Viêm phổi
Vi khuẩn từ miệng có thể theo đường hô hấp xâm nhập vào phổi, gây ra các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.. Thông thường những người bị viêm phổi đều cho rằng mình không chú ý đến sức khỏe, bị cảm lạnh ở chân rồi dẫn đến viêm phế quản, rồi đến viêm phổi. Bệnh viêm phổi phát triển khi khả năng miễn dịch bị suy giảm, khi một mầm bệnh nhiễm trùng xâm nhập vào phổi và dẫn đến sự phát triển của tình trạng viêm nhiễm.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của đã chỉ ra rằng cảm lạnh thông thường sẽ chuyển thành viêm phổi do không có thói quen đánh răng trước khi đi ngủ. Một người bị cảm lạnh và nghẹt mũi đi ngủ sau bữa tối thịnh soạn, chắc chắn những mảnh thức ăn sẽ mắc kẹt giữa hai hàm răng. Môi trường trong miệng lúc này trở nên ấm và ẩm, thúc đẩy sự sinh sôi nhanh chóng của vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.
Nghẹt mũi khiến tình trạng ngáy trầm trọng hơn khi ngủ, điều này kết hợp cùng với luồng không khí lưu thông, các mảnh thức ăn rơi ra khỏi răng và lao vào phổi với tốc độ như một cơn bão cùng với một đàn vi khuẩn. Kết quả là phế quản bị viêm và nhanh chóng chuyển sang viêm phổi do tuần hoàn kém.
Dễ mắc bệnh nha chu
Việc lười đánh răng khiến vi khuẩn dễ tấn công và phá hủy men răng. Tình trạng này kéo dài làm bào mòn răng, gây tổn thương tới mô xung quanh răng. Lúc này vùng nha chu có thể bị viêm.
Tim mạch
Sức khỏe răng miệng và hệ tim mạch có một sự liên quan nhất định với nhau. Các vi khuẩn tạo nên các mảng bám và cao răng cũng có khả năng xâm nhập vào màu và gây tác động vào các động mạch, hình thành cục máu đông. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng xuất huyết trong, đứt gãy động mạch và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Suy giảm trí nhớ
Như đã nói trên, thói quen vệ sinh răng miệng kém vào buổi tối có thể dẫn tới viêm nha chu. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy mối liên hệ giữa bệnh nha chu và bệnh Alzheimer. Vi khuẩn từ miệng có thể di chuyển đến não bộ, góp phần vào sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Suy giảm hệ miễn dịch
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, việc không đánh răng đều đặn mỗi ngày có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Điều này khiến sức khỏe tổng thể đi xuống, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý.
Đối với phụ nữ mang thai
Nồng độ estrogen và progesterone tăng lên, nhu cầu tiêu thụ các nguyên tố vi lượng tăng lên, do đó thai nhi được hình thành và phát triển, khả năng miễn dịch giảm rõ rệt, thường dẫn đến sự phát triển của các quá trình viêm nhiễm nói chung và các bệnh lý viêm nhiễm về nướu nói riêng.
Cứ 5 phụ nữ mang thai thì có 1 trường hợp bị viêm nướu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu như bỏ qua việc vệ sinh răng miệng vào buổi tối, vi khuẩn trong khoang miệng có thể sản xuất ra các hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Chảy máu nướu răng gây ra sự lây lan của nhiễm trùng qua đường máu, có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể của bà mẹ tương lai và thai nhi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc không đánh răng có thể làm tăng nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.
Không chỉ vậy, những bà mẹ có thói quen vệ sinh răng miệng kém trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ sau khi sinh.
Chỉ nha khoa phải dùng thế nào cho đúng? |
Những tác hại khôn lường của việc trị mụn bằng kem đánh răng |
Cách lựa chọn kem đánh răng phù hợp |