Thêm một bệnh viện thu hồi sữa của công ty sản xuất sữa giả
![]() |
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn thu hồi sữa Hapomil. Ảnh: B.V |
Ngày 18/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho hay trước thông tin cơ quan chức năng triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã khẩn trương rà soát toàn bộ các sản phẩm sữa đang được sử dụng tại đơn vị.
Qua rà soát, bệnh viện xác định sản phẩm sữa Hapomil được cung ứng trong bệnh viện do Công ty cổ phần Dinh dưỡng quốc tế Happy World cung ứng, Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma sản xuất (thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả do một trong các công ty sản xuất sữa giả đang bị điều tra).
Theo bệnh viện sản phẩm này được đưa vào sử dụng sau quá trình đấu thầu đúng quy định pháp luật.
Bệnh viện không ký kết hợp đồng trực tiếp với Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma - một trong những đơn vị bị điều tra trong vụ việc nêu trên, mà ký kết hợp đồng với Công ty cổ phần Dinh dưỡng quốc tế Happy World - đơn vị cung ứng sản phẩm cho bệnh viện - hiện không có tên trong danh sách các công ty bị công bố có liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả.
Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi và sự an toàn tuyệt đối cho người bệnh, từ ngày 12/4, ngay sau khi có thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng, bệnh viện đã chủ động dừng tư vấn sử dụng sản phẩm sữa Hapomil tại tất cả các khoa điều trị, đồng thời tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm để trả lại nhà cung cấp.
Hiện chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng về việc sản phẩm sữa Hapomil có phải là hàng giả hay không.
Trong trường hợp sản phẩm bị kết luận là hàng giả, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cùng với người sử dụng loại sữa trên đều là bên bị hại, và bệnh viện cam kết sẽ đồng hành cùng người bệnh để đòi lại quyền lợi chính đáng.
![]() |
Sản phẩm do công ty sản xuất sữa giả đang bị điều tra cung ứng cho bệnh viện - Ảnh: NVCC |
Đây là bệnh viện thứ hai sau Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin về trường hợp cảnh báo, dừng tư vấn sữa thuộc các công ty trong đường dây sản xuất sữa giả đang được điều tra.
Trước đó, Bộ Công an đã triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa bột giả các loại dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai, doanh thu gần 500 tỷ đồng. Theo quy định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố đủ căn cứ xác định là hàng giả. Từ hai doanh nghiệp chính là Rance Pharma và Hacofood Group, nhóm này đã lập thêm 9 công ty để sản xuất, phân phối sữa bột giả. Đường dây sản xuất sữa giả có hệ sinh thái phủ cả nước.
Hiện cơ quan điều tra chưa công bố danh sách 573 nhãn hiệu sữa giả. Bộ Y tế đang chờ báo cáo của 63 tỉnh thành tổng hợp danh sách "tự công bố sản phẩm" của hệ sinh thái trên, sau đó sẽ thông tin đầy đủ đến người dân.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Ghi sai công dụng, 2 mỹ phẩm của Hana HP Group bị thu hồi toàn quốc

Tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin không đạt chất lượng

Cục An toàn thực phẩm tạm dừng lưu thông 4 phụ gia thực phẩm vi phạm

Viên trinh nữ hoàng cung lại bị "tuýt còi" vì quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Thu hồi thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid của Dược phẩm Pymepharco

Xử phạt Công ty Y học Sài Gòn do vi phạm trong kinh doanh thuốc

Đã lấy mẫu kẹo rau củ Kera gửi đi kiểm nghiệm, đang chờ kết quả

Quảng cáo sai sự thật sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

Cẩn trọng với chiêu trò quảng cáo thực phẩm chức năng là "thần dược"
