Bộ Y tế lên tiếng về vụ sữa bột giả
Lộ diện một số sản phẩm trong số gần 600 loại sữa làm giả vừa bị triệt phá Sản xuất, buôn bán sữa giả không đơn thuần là hám lợi mà còn là tội ác Bác sĩ chia sẻ vai trò của sữa và cách "né" sữa giả |
![]() |
Hình ảnh công nhân đóng hộp thành phẩm tại cơ sở sản xuất sữa giả, chuẩn bị tung ra thị trường tiêu thụ. Nguồn ảnh: Báo Công An Nhân Dân |
Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03, Bộ Công an) đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 8 lãnh đạo tại Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group, do liên quan đến đường dây sản xuất, tiêu thụ tới 573 loại sữa bột giả.
Liên quan đến công tác quản lý chất lượng và cấp phép, đặc biệt với nhóm thực phẩm tự công bố, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế luôn nhất quán trong công tác chỉ đạo điều hành thông qua xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; trong công tác phối hợp liên ngành, nhất là phối hợp Bộ Công an và Ban Chỉ đạo 389 của Bộ Công thương trong xử lý thực phẩm giả, thực phẩm có chứa chất cấm…
Việc quản lý ATTP được quy định tại Luật ATTP, trong đó có sự quản lý an toàn thực phẩm của các bộ, gồm: Y tế, Nông nghiệp và Môi trường, Công thương và UBND các cấp; trách nhiệm “Chủ trì việc phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm” được quy định tại khoản 5, Điều 64, Luật ATTP.
Việc công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 (Nghị định 15) quy định chi tiết một số điều của Luật ATTP. Theo đó, đa số thực phẩm được tự công bố và có 4 nhóm cần kiểm soát chặt hơn thì phải được đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Việc trao quyền công bố sản phẩm cho các doanh nghiệp để tạo thông thoáng trong thủ tục hành chính, nhưng khi công bố doanh nghiệp phải “cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về ATTP và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố”.
Chính sách tự công bố và đăng ký bản công sản phẩm của Nghị định 15 là một chính sách tiên tiến, tiệm cận với phương thức quản lý thực phẩm của các nước phát triển trên thế giới. Tại các nước này, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình, không cần đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chỉ một số ít sản phẩm có công bố liên quan hỗ trợ bệnh tật mới cần được phê duyệt của cơ quan Nhà nước trước khi lưu thông trên thị trường.
Cùng với đó, Nghị định 15 cũng quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương đối với việc quản lý các nhóm thực phẩm cụ thể và trách nhiệm trong thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Cụ thể, quy định UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về ATTP trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về ATTP tại địa phương; tổ chức xử lý vi phạm pháp luật về ATTP theo quy định; chịu trách nhiệm trước Chính phủ và trước pháp luật khi để xảy ra vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn.
Bộ Y tế với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP hàng năm xây dựng và ban hành kế hoạch hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm làm cơ sở cho các bộ, ngành và địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch của mình; phối hợp liên ngành để xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
Các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã ký Biên bản hợp tác trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ATTP với các cơ quan của Bộ Công an. Trong đó, Cục ATTP thường xuyên phối hợp chặt chẽ các đơn vị của Bộ Công an kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo thẩm quyền; phối hợp trong hoạt động chuyên môn, cung cấp hồ sơ giấy tờ liên quan để cơ quan công an làm căn cứ khởi tố vụ án, đặc biệt trong các vụ án sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm có chứa chất cấm.
Đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo quá đà sản phẩm
![]() |
BTV Quang Minh tham gia quảng cáo nhiều dòng sữa bột. |
Cũng trong sáng 15/4, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Trần Việt Nga đã ký công văn gửi Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở, đề nghị xử lý nghiêm người nổi tiếng vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm thực phẩm.
Công văn nêu rõ, báo chí đã phản ánh việc một số người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đặc biệt là gây hiểu nhầm về công dụng như thuốc chữa bệnh, hoặc quảng cáo sai lệch về chất lượng, công dụng sản phẩm.
Để quy định của pháp luật được thực thi nghiêm minh, ngăn ngừa kịp thời việc quảng cáo quá tác dụng của sản phẩm thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp kiểm tra, xác minh thông tin và xử lý vi phạm, bao gồm cả việc xử lý người nổi tiếng vi phạm như báo chí đã nêu.
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Ngủ ngon hơn với quy tắc "10-3-2-1-0" của chuyên gia

Việt Nam xóa sổ bệnh mắt hột sau 70 năm nỗ lực

Người đàn ông nguy kịch sau một tuần ăn lòng lợn

Những mẹo đơn giản giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn

Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2025

Ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh
