Tăng cường năng lực quản lý kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm động vật

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 - 2030”.
Tăng cường kiểm soát dịch bệnh động vật
Tăng cường kiểm soát dịch bệnh động vật

Theo Quyết định, mục tiêu chung là xây dựng được các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với gia súc, gia cầm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP) trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật; động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu.

Mục tiêu cụ thể về tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người, giai đoạn 2023 – 2030 là đến năm 2025, có 06 vùng của tỉnh Bình Phước và 01 vùng của tỉnh Tây Ninh, 12 vùng khác của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh đạt ATDB theo quy định của Việt Nam; 04 vùng của tỉnh Bình Phước và 01 vùng của tỉnh Tây Ninh đạt ATDB theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH)

Đến năm 2030, các vùng đã đạt ATDB tiếp tục được duy trì; các huyện còn lại của các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên được xây dựng vùng ATDB theo quy định của Việt Nam; có 08 vùng khác của tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh được xây dựng theo tiêu chuẩn của WOAH.

Phấn đấu xuất khẩu được thịt gà chế biến sang các thị trường Nhật Bản, Hồng Kông

Về xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật: Quyết định nêu rõ, phấn đấu xuất khẩu được thịt gà chế biến sang các thị trường Nhật Bản, Hồng Kông và 5 nước Liên minh kinh tế Á - Âu và các thị trường Hàn Quốc, Singapore, Anh, EU và Trung Quốc.

Xuất khẩu được trứng và sản phẩm trứng gia cầm sang Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Hoa Kỳ và các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.

Xuất khẩu được thịt lợn sang Malaysia, Trung Quốc. Xuất khẩu được sữa và sản phẩm sữa sang Malaysia và Indonesia. Xuất khẩu được mật ong và sản phẩm ong sang Nhật Bản, Thái Lan và các thị trường khác.

bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật
Bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật

Mục tiêu cụ thể về tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2023 – 2030 là 100% trạm kiểm dịch đầu mối giao thông được rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền đầu tư, nâng cấp bảo đảm đúng quy định của pháp luật. 100% động vật đưa vào cơ sở giết mổ tập trung được cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ.

Mục tiêu cụ thể về nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vaccine thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, giai đoạn 2023 – 2030: Phấn đấu có ít nhất 02 phòng thử nghiệm trọng điểm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xây dựng phục vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng thuốc, vaccine thú y và 01 phòng thử nghiệm trọng điểm về kháng thuốc.

Nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Quyết định cũng nêu rõ các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm để thực hiện.

Theo đó, nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người, giai đoạn 2023 - 2030 gồm: Xác định và thiết lập vùng ATDB phù hợp với quy hoạch của tỉnh và tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Thú y, Luật Quy hoạch và theo các quy định của WOAH; chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý chăn nuôi bảo đảm ATDB; tổ chức triển khai giám sát, lấy mẫu xét nghiệm chứng nhận ATDB, an toàn thực phẩm (ATTP); xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2023 – 2030 gồm: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các cơ quan kiểm dịch thú y cửa khẩu; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đầu tư nâng cấp các trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Giám sát vệ sinh thú y, ATTP đối với sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước.

Nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vaccine thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, giai đoạn 2023 – 2030 như sau: Xây dựng 02 phòng thử nghiệm trọng điểm phục vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng thuốc thú y.

Đầu tư, nâng cấp phòng thử nghiệm dược phẩm, phòng thử nghiệm vaccine thú y và khu nuôi động vật phục vụ nghiên cứu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm của Cục Thú y; thiết lập hệ thống phòng thử nghiệm về kháng thuốc, bao gồm 01 phòng thử nghiệm trọng điểm quốc gia về kháng thuốc.

Đề xuất ưu tiên cấp giống, tiêu thụ sản phẩm của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật Đề xuất ưu tiên cấp giống, tiêu thụ sản phẩm của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật
Tăng cường quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm Tăng cường quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ của Bí thư Thành ủy Hà Nội

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ của Bí thư Thành ủy Hà Nội

Trước thềm Xuân mới Ất Tỵ 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài có Thư chúc Tết gửi tới đồng bào, đồng chí, chiến sỹ Thủ đô. Dưới đây là Thư chúc Tết của đồng chí Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
Không khí lạnh mới tăng cường, Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó

Không khí lạnh mới tăng cường, Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó

Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động theo dõi sát tình hình; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là.
Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tặng quà Tết sum vầy cho hộ nghèo tại huyện Hậu Lộc

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tặng quà Tết sum vầy cho hộ nghèo tại huyện Hậu Lộc

Ngày 24/1/2025, Văn phòng đại diện Bắc Trung bộ tại Thanh Hóa của Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã có chuyến thăm và tặng 42 suất quà Tết với tổng giá trị lên tới gần 150 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo, người già neo đơn thuộc xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Thủ tướng yêu cầu đảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025

Thủ tướng yêu cầu đảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025

Ngày 22/1/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
Những kết quả nổi bật trong năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS)

Những kết quả nổi bật trong năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS)

Năm 2024, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS) đã hoạt động tích cực và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; trong đó, nổi bận Hội VANPS đã thành lập thành công Chi hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên khu vực miền núi phía Bắc tại Thái Nguyên.
Đại hội Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm nhiệm kỳ 2025-2027

Đại hội Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm nhiệm kỳ 2025-2027

Ngày 04/01/2025, Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Đồng chí Nguyễn Viết Hưng – Tổng Biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ, nhiệm kỳ 2025 – 2027.
6 điểm mới nổi bật của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024

6 điểm mới nổi bật của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024

Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2024 gồm 4 chương, 18 điều, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Ngoài những nội dung kế thừa quy định Luật hiện hành, những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung chủ yếu liên quan tới người nộp thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT, giá tính thuế, thuế suất, khấu trừ thuế GTGT đầu vào…
Nhóm đối tượng nào được hỗ trợ mức đóng BHYT từ 1/7/2025?

Nhóm đối tượng nào được hỗ trợ mức đóng BHYT từ 1/7/2025?

Tại khoản 4, Điều 12 của Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT năm 2024, số 51/2024/QH15 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, nhóm đối tượng nào được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT?
Tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh

Tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), các ĐBQH thống nhất với đề xuất của Chính phủ là tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp đồng bộ, dài hạn nhằm cải thiện năng lực sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng hàng hóa và tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hoàn thiện quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để mở rộng cơ sở thu

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để mở rộng cơ sở thu

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động