Tác hại khôn lường từ việc ăn tiết canh lợn

Tiết canh lợn là món ăn được nhiều người ưa thích. Thế nhưng, món ăn này lại vô tình gây ra những tác hại tiềm ẩn đối với sức khỏe. Bởi trong tiết canh có chứa rất nhiều loại vi khuẩn có hại mà bạn không ngờ tới.

Tiết canh lợn là máu lợn sống được trộn thêm nhiều loại nguyên liệu và gia vị như thịt, lạc, rau thơm,... nhằm tăng thêm hương vị của món ăn. Sự kết hợp này cũng vô tình trở thành môi trường hoàn hảo cho các loại vi khuẩn và ký sinh trùng hình thành, phát triển.

Đặc biệt, nếu món tiết canh lợn không được chế biến cẩn thận thì có thể làm xuất hiện nhiều mầm bệnh vô cùng nguy hiểm. Rất nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy người ăn phải tiết canh sống của những loài động vật bị nhiễm bệnh (liên cầu lợn, giun sán,...) có tỷ lệ tử vong khá cao.

Tác hại khôn lường từ việc ăn tiết canh lợn
Tiết canh lợn

Dưới đây là một số loại bệnh lý nguy hiểm mà bạn có thể mắc phải nếu ăn tiết canh sống không đảm bảo vệ sinh và chế biến kỹ càng.

Bệnh về đường tiêu hóa: Với những người có hệ tiêu hóa yếu, người bệnh rất dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, tả, lị,... Nguyên nhân là do trong quá trình giết mổ, tiết canh có thể chứa có lông, da, thậm chí là phân của động vật, gia cầm. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ số lượng lớn, nhiều cơ sở sản xuất còn pha trộn nhiều loại tiết canh khác nhau, rất dễ dẫn đến nhiễm tạp khuẩn có hại cho cơ thể con người.

Bệnh nhiễm độc máu: Máu của động vật sẽ bao gồm cả máu đỏ và máu đen. Máu đen được hiểu là chất độc thải ra từ cơ thể của lợn, không có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bình thường không thể phân biệt được đâu là máu tươi, đâu là máu độc. Việc hấp thụ máu độc vào người với số lượng lớn sẽ dẫn đến nhiễm độc máu, xuất huyết dưới da và thậm chí là suy tim.

Bệnh sán lợn gạo: Trong cơ thể lợn có chứa trứng và ấu trùng sán, mọc lổn nhổn như hạt gạo nên được gọi là sán lợn gạo. Sán lợn gạo có nhiều ở các bắp thịt lợn như gân, mỡ, thịt nạc vai, mí mắt, óc,... Khi ấu trùng sán đi vào cơ thể sẽ nở ra thành những con sán nhỏ, theo đường máu đến các bó cơ. Người mắc sán lợn gạo có những dấu hiệu đặc trưng như: Sốt, mệt mỏi, chán ăn, tụt huyết áp...

Tác hại khôn lường từ việc ăn tiết canh lợn
Người ăn tiết canh lợn có nguy cơ mắc bệnh sán lợn gạo

Bệnh liên cầu lợn: Khi vi khuẩn liên cầu lợn vào trong máu thì nó sẽ nhân lên nhanh chóng tiết ra những độc tố vào trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau đầu, sốt cao, ù tai, xuất huyết. Cũng giống như nhiễm độc máu, bệnh lý này cũng gây xuất huyết dưới da thành từng mảng và xuất huyết hệ tiêu hóa. Đối với các trường hợp khi bệnh đã tiến triển nặng nề, người bệnh sẽ bị phù não, hôn mê và tử vong nhanh chóng nếu không được cứu chữa kịp thời.

Bệnh giun xoắn: Bộ Y tế đã đưa ra khuyến nghị rằng bệnh giun xoắn có ảnh hưởng nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với nhiễm sán thông thường. Giun xoắn thường kí sinh ở ruột non của lợn. Khi đi vào cơ thể cũng sẽ trú ngụ ở ruột của người và phát triển thành dạng kén.

Giun xoắn sống rất dai và cũng là bệnh lý duy nhất gây sốt cao ở người bệnh. Bệnh nhân thường mắc giun xoắn do ăn tiết canh hoặc lòng luộc không được chế biến kĩ càng. Các bác sĩ cũng đã cảnh báo rằng bệnh giun xoắn rất khó chữa và có tỷ lệ tử vong rất cao.

Tiết canh là một món ăn được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, nếu không được chế biến cẩn thận và đúng cách thì món ăn này sẽ có những tác động không tốt đối với cơ thể.

Tránh xa món tiết canh lợn và các chế phẩm không đảm bảo từ lợn để không mắc căn bệnh nguy hiểm này? Tránh xa món tiết canh lợn và các chế phẩm không đảm bảo từ lợn để không mắc căn bệnh nguy hiểm này?
Suýt mất mạng vì món ăn nhiều người Việt nghiện Suýt mất mạng vì món ăn nhiều người Việt nghiện
Yến Linh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Liên tiếp các vụ ngộ độc nấm lạ, chuyên gia cảnh báo gì?

Liên tiếp các vụ ngộ độc nấm lạ, chuyên gia cảnh báo gì?

Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc liên quan đến việc hái nấm hoang dại về nấu ăn. Chuyên gia khuyến cáo người dân không nên hái các loại nấm mọc hoang dại để ăn, trừ mộc nhĩ.
9 người nghi ngộ độc do uống rượu đựng trong vỏ chai hóa chất

9 người nghi ngộ độc do uống rượu đựng trong vỏ chai hóa chất

9 người ở Tuyên Quang đã bị ngộ độc sau một buổi liên hoan, nghi do rượu được đựng trong vỏ chai có thể đã được tái sử dụng từ chai đựng hóa chất.
Tác hại của nấm mốc trong nhà

Tác hại của nấm mốc trong nhà

Mùa nồm ẩm, là điều kiện lý tưởng để nấm mốc sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trong nhà. Hiện tượng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Trung bình 1 người mắc bệnh sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Trung bình 1 người mắc bệnh sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống bệnh sởi để bàn giải pháp ngăn chặn dịch lây lan.
Hôn mê sau khi dùng đơn thuốc cũ điều trị tiểu đường

Hôn mê sau khi dùng đơn thuốc cũ điều trị tiểu đường

Người phụ nữ mắc tiểu đường không đi khám định kỳ mà tự ý dùng toa thuốc cũ đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, tai biến mạch máu não, viêm phổi...
Loại quả phòng ung thư giúp ông nông dân kiếm tiền tỷ mỗi năm

Loại quả phòng ung thư giúp ông nông dân kiếm tiền tỷ mỗi năm

Quả roi đỏ, còn gọi là quả mận đỏ ở một số địa phương, là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến ở các nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.
Thanh Hóa: 2 vợ chồng tử vong sau khi ăn nấm hái trong rừng

Thanh Hóa: 2 vợ chồng tử vong sau khi ăn nấm hái trong rừng

Hai vợ chồng ở bản Co Cài, xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã tử vong do ăn phải nấm độc hái trong rừng.
Người lười ăn rau có thể nạp thêm chất xơ từ trái cây nào?

Người lười ăn rau có thể nạp thêm chất xơ từ trái cây nào?

Vụ kẹo rau củ Kera xôn xao dư luận gần đây cho thấy mọi người khá quan tâm đến việc bổ sung chất xơ, vậy ngoài rau thì chúng ta có thể nạp thêm chất này từ trái cây nào?
Nhóm người không nên ăn mận

Nhóm người không nên ăn mận

Quả mận là loại trái cây thơm ngon và chứa nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn mận có thể gây hại cho sức khỏe với một số người.
Hơn 46% học sinh mắc tật khúc xạ ở TP.HCM, chuyên gia khuyến cáo gì?

Hơn 46% học sinh mắc tật khúc xạ ở TP.HCM, chuyên gia khuyến cáo gì?

Theo thống kê của Sở Y tế TP HCM, tật khúc xạ là vấn đề sức khỏe học đường phổ biến nhất, với tỷ lệ mắc lên đến 46,22%. Tiếp theo là thừa cân, béo phì, sâu răng và vẹo cột sống.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động