Bé gái 4 tuổi ở Hà Nội tử vong sau 1 ngày nhập viện do sởi

Bệnh khởi phát từ 10/3, nhưng đến khi bé khó thở, gia đình mới đưa bé vào Bệnh viện Nhi Trung ương. Bé tử vong một ngày sau đó, là ca tử vong do sởi đầu tiên ở Hà Nội năm 2025.
Cao Bằng: Bé 2 tuổi tử vong nghi do mắc sởi Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch sởi Nguyên nhân khiến dịch sởi lan rộng

Ca tử vong do bệnh sởi đầu tiên ở Hà Nội

Bé gái sinh năm 2021, cư trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Gia đình cho biết bé chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Bệnh bắt đầu xuất hiện từ ngày 10/3 và sau 5 ngày thì bé có triệu chứng phát ban. Tuy nhiên, đến ngày 17/3, khi bé có dấu hiệu khó thở nghiêm trọng, gia đình mới đưa bé vào Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại đây, tình trạng bệnh của bé diễn biến nặng, và bé được điều trị tích cực (thở máy, lọc máu, ECMO), nhưng không có cải thiện. Sau một ngày điều trị, bé đã tử vong với chẩn đoán sốc không hồi phục, suy đa tạng, viêm phổi ARDS cấp, suy hô hấp nặng, và có bão cytokine trên nền bệnh sởi. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên vì bệnh sởi tại Hà Nội kể từ đầu năm đến nay.

Bé gái 4 tuổi ở Hà Nội tử vong sau 1 ngày nhập viện do sởi
Ảnh minh họa trẻ mắc bệnh sởi.

Kết quả điều tra dịch tễ tại nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh cho thấy bé mắc sởi do lây từ anh chị em trong gia đình khi chơi cùng nhau.

Điều tra tại trường mầm non nơi bé học cho thấy, từ đầu năm 2025 đến nay, chưa ghi nhận trường hợp mắc sởi nào (ngoài bệnh nhân này). Trong năm 2024, nhà trường đã phối hợp với trạm y tế để rà soát và mời gia đình những trẻ chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi để tiêm bổ sung (bao gồm cả bệnh nhân), tuy nhiên bé chưa được tiêm đúng lịch.

Bệnh sởi hiện đang có xu hướng gia tăng tại Hà Nội. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) ghi nhận trong tuần qua có 182 ca sởi, tăng 51 ca so với tuần trước, nâng tổng số ca mắc trong năm lên 1.058. Các quận ghi nhận nhiều ca bệnh gồm Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm và Tây Hồ. Cùng kỳ năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca sởi nào.

CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi trong tuần tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở những người chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đầy đủ. Dự báo số ca bệnh sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Ứng phó phòng chống bệnh sởi

Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), cho biết từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 42.400 ca nghi mắc sởi tại tất cả các địa phương, trong đó hơn 4.000 ca đã xét nghiệm dương tính với sởi. Cả nước đã có 6 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Cao Bằng.

Để ứng phó với tình trạng gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc-xin cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại 54 tỉnh thành, thay vì chờ đủ 9 tháng tuổi như thông lệ. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương khẩn trương hoàn thành tiêm chủng trước ngày 31-3. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo hoàn thành chiến dịch tiêm phòng sởi trong tháng 3 này.

Bé gái 4 tuổi ở Hà Nội tử vong sau 1 ngày nhập viện do sởi
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sởi.

Bộ Y tế nhìn nhận "vắc xin là công cụ cần thiết để kiểm soát dịch sởi", song nhiều địa phương vẫn đang "đuổi theo dịch chứ không chủ động phòng chống". Vì vậy, các địa phương cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. Người dân được khuyến cáo chủ động tiêm vắc xin, bên cạnh các biện pháp phòng bệnh khác như đeo khẩu trang, cách ly người bệnh.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, chủ yếu lây qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc gần hoặc dịch tiết từ mũi họng của người bệnh.

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh sởi bao gồm sốt, viêm họng, viêm kết mạc và phát ban. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy và viêm não, thậm chí dẫn đến tử vong. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng, là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bệnh sởi.

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Vắc xin sởi giúp cơ thể tạo ra khả năng miễn dịch, bảo vệ người tiêm khỏi việc mắc bệnh và giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Tiêm vắc xin sởi đúng lịch và đầy đủ giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh, đặc biệt là ở trẻ em và những người có sức đề kháng yếu.

Trung bình 1 người mắc bệnh sởi có thể lây cho 12-18 người khác Trung bình 1 người mắc bệnh sởi có thể lây cho 12-18 người khác
Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch sởi Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch sởi
Nguyên nhân khiến dịch sởi lan rộng Nguyên nhân khiến dịch sởi lan rộng
Mạnh Quỳnh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Trong ba tháng qua, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.074 ca mắc sởi, trong đó hơn một nửa là trẻ đang đi học. Trước tình hình này, các bệnh viện trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch ứng phó dịch nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan.
Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Theo dự báo, từ ngày 1/4, cường độ không khí lạnh suy yếu dần, khoảng ngày 5/4, bộ phận không khí lạnh tăng cường trở lại miền Bắc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động