Hà Nội

Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh, người dân cần chủ động phòng chống

Sốt xuất huyết “leo top” với số lượng người mắc bệnh gia tăng và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Ngoài việc chủ động phòng bệnh, người dân cần chủ động phát hiện sớm và chăm sóc cho người nhiễm sốt xuất huyết đầy đủ và kịp thời.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người Chủ động phòng, chống bệnh liên cầu lợn trên người Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật
Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh, người dân cần chủ động phòng chống

Tình trạng ca mắc sốt xuất huyết

Theo Bộ Y tế, trong 2 tháng đầu năm 2023, số mắc sốt xuất huyết cả nước khoảng 13 nghìn ca, tăng 2-3 lần so với cùng kỳ năm 2022, nguy cơ bùng phát thành dịch.

Trong đó, dịch sốt xuất huyết có chiều hướng tăng bất thường khu vực Tây Nam Bộ. Cụ thể, TP.Cần Thơ có trên 600 ca, tỉnh An Giang có khoảng 860 ca; riêng ở hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang, số ca mắc sốt xuất huyết tính từ đầu năm đến nay tăng 200-400% so với cùng kỳ năm 2022; khu vực Đông Nam Bộ (riêng tỉnh Đồng Nai ghi nhận gần 800 ca mắc sốt xuất huyết).

Tại TP.HCM có 5.488 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 74% so với cùng kỳ năm 2022) ở 287 ổ dịch, rải rác tại các phường, xã, thị trấn. Những địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao là huyện Bình Chánh (588 ca), quận Bình Tân (586 ca), Thủ Đức (568 ca), quận 12 (356 ca), quận Bình Thạnh (341 ca).

Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh, người dân cần chủ động phòng chống

Ngày 27/3, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18 đến 24/3), Hà Nội ghi nhận 17 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 9 trường hợp so với tuần trước), không có ca tử vong.

Cộng dồn, từ đầu năm 2023 đến nay, TP.Hà Nội có 189 ca mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhân phân bố tại 26/30 quận, huyện, thị xã; 120/579 xã, phường, thị trấn.

Đánh giá tình hình dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội nhận định, trong tuần, số ca mắc sốt xuất huyết tăng. Dự báo trong thời gian tới có thể vẫn sẽ tiếp tục ghi nhận bệnh nhân tại các quận, huyện, thị xã.

Vậy nên thời gian tới, Hà Nội cùng các đơn vị, cơ sở tiếp tục duy trì đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng chống dịch, đảm bảo sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn TP.

Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh, người dân cần chủ động phòng chống

Biện pháp ứng phó

Thời gian tới, Hà Nội cùng các đơn vị, cơ sở tiếp tục duy trì đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng chống dịch, đảm bảo sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn TP.

Theo dõi chặt chẽ và cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh, biến chủng trên thế giới và Việt Nam để kịp thời đề xuất các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.

Ngành Y tế Thủ đô cùng các đơn vị tăng cường giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân tại cộng đồng và các cơ sở y tế đã được phân cấp. Rà soát, xác minh, cập nhật thông tin ca bệnh trên hệ thống phần mềm Thông tư 54/2015/TT-BYT để phát hiện sớm ca bệnh nhằm điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch kịp thời, hạn chế ổ dịch lan rộng. Thực hiện báo cáo kịp thời số liệu ca bệnh, ổ dịch theo quy định.

Theo dõi sát tình hình dịch bệnh, sẵn sàng nhân lực, cơ số vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Chủ động giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh SXH tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, chủ động triển khai chiến dịch VSMT-DBG một cách triệt để, có hiệu quả.

Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh, người dân cần chủ động phòng chống

Trước tình hình bất thường này, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng 3 tình huống ứng phó với dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố. Cụ thể, tình huống 1 khi chưa có dịch trên quy mô xã, phường, thị trấn; tình huống 2 khi có dịch trên quy mô xã, phường, thị trấn; tình huống 3 khi dịch bùng phát, lan rộng ra cộng đồng.

Sở Y tế thành phố giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tăng cường dự báo, thường xuyên báo cáo kịp thời diễn biến tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết theo quy định; đồng thời xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động chuyên môn theo từng cấp độ dịch…

Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng kế hoạch tổ chức thu dung, cấp cứu và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại đơn vị; thường xuyên tập huấn phác đồ chẩn đoán, cấp cứu, điều trị bệnh sốt xuất huyết cho cán bộ y tế.

Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh, người dân cần chủ động phòng chống

Chủ động phòng chống

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết người dân cần thực hiện những điều sau: Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.

Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...

Bên cạnh đó, cần loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.

Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Ngoài ra, khi bị sốt, người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Trong khi điều trị bệnh, người bị sốt xuất huyết nên nằm trong màn để không bị muỗi đốt, tránh lây lan bệnh cho người khác.

Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc sốt xuất huyết Dengue Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc sốt xuất huyết Dengue
Điều trị sốt xuất huyết bằng bài thuốc y học cổ truyền Điều trị sốt xuất huyết bằng bài thuốc y học cổ truyền
Cảnh báo bệnh nhân sốt xuất huyết diễn biến nặng tăng cao Cảnh báo bệnh nhân sốt xuất huyết diễn biến nặng tăng cao
Nguyên nhân sốt xuất huyết bùng phát mà bạn không ngờ đến Nguyên nhân sốt xuất huyết bùng phát mà bạn không ngờ đến
Hà Nội: Huyện Chương Mỹ triển khai các biện pháp phòng sốt xuất huyết Hà Nội: Huyện Chương Mỹ triển khai các biện pháp phòng sốt xuất huyết
Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mè đen - Kho tàng chất chống oxy hóa cho sức khỏe và sắc đẹp

Mè đen - Kho tàng chất chống oxy hóa cho sức khỏe và sắc đẹp

Mè đen là loại hạt được người Việt Nam sử dụng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mè đen không chỉ mang hương vị thơm ngon còn còn chứa nhiều khoáng chất tự nhiên và các hợp chất hữu cơ.
Vì sao AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn cầu?

Vì sao AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn cầu?

AstraZeneca cho biết Vaccine Vaxzevria bị thu hồi vì lý do thương mại và không còn được sản xuất hoặc cung cấp nữa, thay vào đó là các loại vaccine hữu hiệu hơn, có khả năng phòng chống nhiều biến chủng COVID-19 mới.
Ăn các loại hạt thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe?

Ăn các loại hạt thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe?

Ăn các loại hạt vốn được khuyến cáo là tốt cho sức khỏe, nhưng có 2 loại hạt dễ gây ung thư, nguy cơ cao hơn cả thịt ba chỉ nướng nhưng nhiều người vô tư ăn, đó là những loại nào?
Bí quyết bổ sung protein đầy đủ không chỉ từ thịt

Bí quyết bổ sung protein đầy đủ không chỉ từ thịt

Có nhiều người lầm tưởng rằng protein chỉ có trong thịt, thực tế thì nhiều loại rau cũng chứa hàm lượng protein cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với ăn nhiều thịt.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm xoang

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm các xoang cạnh mũi. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Vinalink Group được vinh danh "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024"

Vinalink Group được vinh danh "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024"

Vinalink Group vinh dự nhận giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024" do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) trao tặng. Giải thưởng danh giá này là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Vinalink Group trong việc mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và hiệu quả, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Vì sao rau khoai lang được ví như "thần dược"?

Vì sao rau khoai lang được ví như "thần dược"?

Rau khoai lang là thực phẩm dân dã, dễ chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm của gia đình Việt. Rau khoai lang được ví như một "thần dược" xuất phát từ đồng quê.
Những tác dụng bất ngờ của cây bằng lăng đối với sức khoẻ

Những tác dụng bất ngờ của cây bằng lăng đối với sức khoẻ

Cây bằng lăng được trồng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là ở các khu đô thị, trường học và đường phố. Ngoài làm bóng mát, một số bộ phận của cây bằng lăng khi kết hợp với một số loại thuốc đông y còn có tác dụng chữa bệnh.
Mẹo “đánh bay” đau cổ, lưng khi đi tàu xe

Mẹo “đánh bay” đau cổ, lưng khi đi tàu xe

Kỳ nghỉ dài là cơ hội để chúng ta có những chuyến du lịch xa để nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng. Tuy nhiên, những khó chịu từ đau vùng cổ gáy và thắt lưng khi di chuyển bằng phương tiện giao thông sẽ ảnh hưởng đến niềm vui của kỳ nghỉ. Vậy khắc phục thế nào?
5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe

5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe

Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến khích bổ sung rau xanh vào bữa ăn hàng ngày. Nếu bạn muốn ăn rau để giảm cân, “đốt” mỡ bụng thì có thể tham khảo các loại dưới đây.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động