Điều trị sốt xuất huyết bằng bài thuốc y học cổ truyền

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh sốt xuất huyết. Bên cạnh việc phòng ngừa, điều trị bằng y học hiện đại, một số bài thuốc cổ truyền sẽ có tác dụng tích cực, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh trong giai đoạn đầu của bệnh mà không gặp phải các biến chứng bất lợi.
Món ăn bài thuốc trị cảm cúm trứ danh trong y học cổ truyền Một số bài thuốc quý từ mấm Linh Chi Sức khỏe: Phát hiện, xử trí sớm bệnh sốt xuất huyết
Điều trị sốt xuất huyết bằng bài thuốc y học cổ truyền
Bệnh sốt xuất huyết chia làm 4 độ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh

Trong điều trị bệnh sốt xuất huyết, điều quan trọng nhất là cần phát hiện dấu hiệu tiền sốc (độ III), để có thể xử trí kịp thời bằng hồi sức nội khoa y học hiện đại nhằm giảm tỷ lệ tử vong. Khi chưa có dấu hiệu tiền sốc (tương ứng với độ I và độ II), điều trị đơn thuần bằng Y học cổ truyền có hiệu quả tốt.

Theo Y học cổ truyền, bệnh sốt xuất huyết được xếp vào nhóm Ôn bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt tà xâm phạm vào phần Vệ, Khí, Dinh, Huyết.

Nguyên tắc điều trị cơ bản của Y học cổ truyền đối với bệnh sốt xuất huyết là thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết. Thanh nhiệt giải độc để loại trừ nguyên nhân gây bệnh là nhiệt độc, lương huyết chỉ huyết để làm mát huyết, đưa huyết về trạng thái bình thường và để cầm máu. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc được đông y điều trị sốt xuất huyết theo từng mức độ, dưới đấy.

Trường hợp bệnh nhân mới chỉ có sốt cao (chưa có xuất huyết) tương đương với độ I theo phân độ của Y học hiện đại. Pháp điều trị là: Sơ biểu, thanh nhiệt, giải độc. Sử dụng bài thuốc Tang cúc ẩm gia giảm với các vị thuốc sau: Lá dâu 12g; Cát cánh 6g; Cúc hoa 12g; Mạch môn 8g; Kim ngân hoa 12g; Hoàng cầm 8g; Liên kiều 12g; Quả dành dành 8g; Bạc hà 6g. Sắc ngày 1 thang, chia uống 2 -3 lần trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.

Điều trị sốt xuất huyết bằng bài thuốc y học cổ truyền
Bài thuốc Tang cúc ẩm

Trường hợp bệnh nhân đã có xuất huyết, sử dụng pháp điều trị là: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết. Có thể sử dụng một trong hai bài thuốc sau:

Bài thuốc tham khảo số 1 với các vị thuốc sau: Cỏ nhọ nồi (sao vàng) 20g; Cối xay (sao vàng) 12g; Rễ cỏ tranh 20g; Sài đất 20g; Kim ngân 12g; Hạ khô thảo (sao qua) 12g (Nếu không có hạ khô thảo có thể thay bằng bồ công anh 12g); Hòe hoa 10g; Gừng tươi 3 lát. Một số vị thuốc nam điều trị sốt xuất huyết có thể dùng tươi như là: Cỏ nhọ nồi, cối xay, rễ cỏ tranh. Cách dùng, cho 600 ml nước sạch cùng với 1 thang thuốc vào ấm, đun sôi 30 phút, để ấm, chia uống ngày 3 lần.

Điều trị sốt xuất huyết bằng bài thuốc y học cổ truyền
Thuốc nam hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết

Bài thuốc nam điều trị sốt xuất huyết gồm có: Rễ cỏ tranh 8g (Có thể thay thế bằng: Râu ngô, râu mèo, mã đề, rễ thơm-dứa); Rau má 8g (Có thể thay thế bằng: Rau đắng lá lớn, tinh tre, khổ qua); Lá muồng trâu 4g (Có thể thay thế bằng: Vỏ cây dại, lá mơ lông); Cỏ mần trầu 8g (Có thể thay thế bằng: Lá dâu tằm, kim ngân hoa, rau sam); Ké đầu ngựa 4g, cam thảo nam 4g, gừng 2g (Có thể thay thế bằng: Củ riềng, vỏ bưởi, vỏ phật thủ); Củ sả 4g; Trần bì 4g.

Sắc ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm.

Liều lượng thuốc đông y điều trị sốt xuất huyết cho trẻ em:

- Trẻ em từ 6 - 14 tuổi: Sử dụng với 1/2 liều người lớn.

- Trẻ em 15 tuổi trở lên: Sử dụng bằng liều người lớn.

- Trẻ còn bú mẹ đến 5 tuổi nên chuyển sang truyền nhiễm nhi để được điều trị phù hợp.

Khi bệnh thuyên giảm, để nâng cao thể trạng, phục hồi sức khỏe nhanh chóng, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các thuốc Y học cổ truyền có tác dụng bổ khí huyết, bổ âm.

Nếu bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi nhiều, ăn kém, không muốn ăn, có thể sử dụng bài thuốc Bổ trung ích khí thang, gồm có: Đảng sâm 16g; Thăng ma 08g; Bạch truật 12g; Cam thảo 06g; Trần bì 08g; Đương quy 12g; Hoàng kỳ 12g; Sài hồ 10g. Sắc ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.

Điều trị sốt xuất huyết bằng bài thuốc y học cổ truyền

Lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết bằng Y học cổ truyền

Điều trị sốt xuất huyết bằng Y học cổ truyền có hiệu quả cao ở giai đoạn đầu của bệnh, tương ứng với mức độ I và độ II theo cách phân loại của y học hiện đại. Điều trị giúp hạn chế bệnh chuyển nặng và giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Mặc dù bệnh sốt xuất huyết đa phần có thể tự khỏi nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ có khả năng chuyển nặng. Tuy nhiên người bệnh thường không có chuyên môn nên rất khó để phân biệt dấu hiệu trở nặng. Trong khi bệnh lại chuyển biến nhanh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Ngoài ra, do triệu chứng ban đầu của bệnh sốt xuất huyết khá giống với triệu chứng nhiễm COVID-19 hiện nay. Vì vậy mọi người càng phải đặc biệt chú ý, không nên chủ quan khi có các dấu hiệu của bệnh. Nếu không phân biệt được các dấu hiệu trở nặng, người bệnh hoặc nghi mắc bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sỹ chuyên khoa.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc sốt xuất huyết Dengue Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc sốt xuất huyết Dengue
Sức khỏe: Những điều cần biết để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết Sức khỏe: Những điều cần biết để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Diệp Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Tử vong do đuối nước luôn là mối đe dọa lớn nhất với trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp hè. Vì vậy phòng chống đuối nước ở trẻ em cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo là một loại thực phẩm ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài công dụng là một loại thực phẩm, dưa leo còn có tác dụng làm đẹp và làm thuốc chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây được trồng nhiều ở Việt Nam, là một loại thực phẩm với nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ dùng để giải nhiệt mà còn có tác dụng chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động