Cảnh báo bệnh nhân sốt xuất huyết diễn biến nặng tăng cao

Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tuần thứ 45 của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, 7 ngày qua, số ca sốt xuất huyết tăng cao, thêm 83 ổ dịch, ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã.
Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc sốt xuất huyết Dengue Điều trị sốt xuất huyết bằng bài thuốc y học cổ truyền Làm gì khi xuất hiện hàng trăm ổ dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội?
Cảnh báo bệnh nhân sốt xuất huyết diễn biến nặng tăng cao

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 4 - 11/11), trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.343 ca mắc sốt xuất huyết, số mắc tăng 2,3% so với tuần trước đó. Bệnh nhân ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã, trong đó có một số quận, huyện có số mắc cao như: Đống Đa (120 ca), Thanh Oai (98 ca), Phú Xuyên (95 ca), Hoàng Mai (94 ca).

Cũng trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 83 ổ dịch mới tại Hoàng Mai (24), Đống Đa (12), Hà Đông (9), Thanh Oai (8), Thanh Trì (7), Bắc Từ Liêm (6), Hai Bà Trưng (5), Thanh Xuân (4), Hoài Đức (4), Thạch Thất (2), Chương Mỹ (1) và Thường Tín (1).

Từ đầu năm 2022 đến nay, thành phố đã có tất cả 994 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện còn 164 ổ dịch hoạt động tại 23 quận, huyện. Trong đó, một số ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân là thôn Bùng, Phùng Xá, Thạch Thất (238); Ngọc Đình, Hồng Dương, Thanh Oai (55); tiểu khu Mỹ Lâm, thị trấn Phú Xuyên, Phú Xuyên (53).

Một số cơ sở y tế trên địa bàn TP. Hà Nội đang điều trị khá đông các bệnh nhân sốt xuất huyết. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi TW) đang có khoảng 40-50 trẻ mắc sốt xuất huyết điều trị nội trú (tăng gấp 2 lần so với tuần trước), trong đó có một số ca bệnh nặng.

Cảnh báo bệnh nhân sốt xuất huyết diễn biến nặng tăng cao
Tại Hà Nội số ca sốt xuất huyết gia tăng mạnh

Cộng dồn trong năm 2022, Hà Nội đã có tới 12.059 ca mắc sốt xuất huyết, 12 trường hợp trong số này không may tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (3.130 ca mắc và không có trường hợp nào tử vong), số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội đã tăng gấp 3,8 lần. Các bệnh nhân năm nay xuất hiện tại tại toàn bộ 30/30 quận, huyện, thị xã; 545/579 xã, phường, thị trấn.

Trong khi đó, theo số liệu của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tuần qua, cả nước ghi nhận 10.306 trường hợp mắc sốt xuất huyết và không có trường hợp nào tử vong, số bệnh nhân giảm 0,8%, số người phải nhập viện do sốt xuất huyết là 8.331, cũng giảm 0,6% so với tuần trước

Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 303.637 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 112 ca không may tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (62.106/24), số ca mắc đã tăng 4,9 lần, lượng bệnh nhân tử vong cũng tăng 88 trường hợp.

Cảnh báo bệnh nhân sốt xuất huyết diễn biến nặng tăng cao
Số ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết theo tuần năm 2021, 2022 tại Hà Nội. Nguồn: CDC HN.

Theo đánh giá của Cục Y tế Dự phòng, hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết tại miền Nam đang có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, con số này ở miền Bắc và miền Trung vẫn tiếp tục tăng.

Tại Hà Nội, CDC đánh giá trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận vẫn tăng so với tuần trước. Cơ quan này dự báo số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới do thành phố đang trong cao điểm mùa dịch, nguy cơ ghi nhận nhiều bệnh nhân diễn biến nặng và tử vong.

Trong tuần qua, ngành y tế Hà Nội đã giám sát, điều tra và xử lý các ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết tại ổ dịch cụm 6, Đan Phượng, Đan Phượng và ổ dịch thôn 7, Tam Hiệp, Phúc Thọ.

Đối phó với dịch bệnh thời gian tới, CDC Hà Nội tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết, đặc biệt tại các xã, phường, thị trấn đã xuất hiện ổ dịch, những nơi có khu vực ổ dịch cũ phức tạp hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao. Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà

Hà Nội: Phát hiện 2 ổ dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát nhanh Hà Nội: Phát hiện 2 ổ dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát nhanh
Hà Nội: Dịch sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng Hà Nội: Dịch sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Nguyễn Ánh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động