Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc sốt xuất huyết Dengue

Giai đoạn tháng 9 đến tháng 11 hàng năm được coi là giai đoạn “nóng” của dịch sốt xuất huyết. Cả nước hiện ghi nhận 292.439 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 112 ca tử vong.
Hà Nội: Phát hiện 2 ổ dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát nhanh Hà Nội: Dịch sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc sốt xuất huyết Dengue
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm cấp tính do muỗi vằn truyền virus Dengue gây ra

Tại phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vừa diễn ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cùng với phòng chống dịch COVID-19, tiếp tục quan tâm công tác tiêm chủng vaccine mở rộng; tăng cường phòng chống các dịch bệnh lưu hành, bệnh mới nổi khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ...

Theo chu kỳ, dịch sốt xuất huyết sẽ bùng phát thành dịch sau 5 năm một lần. Trước đó, dịch sốt xuất huyết lớn nhất gần đây là vào năm 2017. Vì vậy, năm 2022 được dự báo sốt xuất huyết có thể lại bùng phát thành dịch.

ThS.BS Phạm Thị Hạnh Phúc - Trưởng Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết, sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm cấp tính do muỗi vằn truyền virus Dengue gây ra với các biểu hiệu bệnh thường gặp: sốt cao (có thể đạt đến 39 - 40 độ C), sốt thành cơn, đôi khi kèm theo rét run, nổi gai ốc. Nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết, cần lập tức đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tránh một số điều sau đây để hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Không tự ý dùng thuốc hạ sốt

Khi chưa xác định nguyên nhân gây sốt, không nên tự ý sử dụng các thuốc hạ nhiệt, như thuốc aspirin hay ibuprofen. Trường hợp không mong muốn, hai loại thuốc này sẽ khiến tình trạng chảy máu ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue trở nên trầm trọng hơn, thậm chí xuất huyết dạ dày nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.

Để hạ sốt có thể áp dụng những cách khác không dùng thuốc như: cho bệnh nhân mặc quần áo mỏng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, chườm khăn ấm lên trán, lau sạch mồ hôi cho người bệnh. Thuốc hạ sốt chỉ nên dùng sau khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không thực hiện các hình thức cạo gió, bắt gió cho bệnh nhân.

Không ăn các thực phẩm có màu đen, nâu, đỏ

Khi ăn hoặc uống các loại thực phẩm hay thức uống có màu, phân của bệnh nhân sốt xuất huyết có thể bị nhuộm màu tối. Vì thế, chúng ta sẽ khó phân biệt với phân có lẫn máu trong trường hợp người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa.

Đôi khi bệnh nhân nôn ra bệnh phẩm có màu thâm đen bất thường thì cũng khó phân biệt được đó là màu của thực phẩm hay màu của máu do tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc sốt xuất huyết Dengue
Những nốt phát ban xuất hiện trên cơ thể trong giai đoạn nguy hiểm của bệnh

Không ăn trứng khi bị sốt xuất huyết

Trứng có thể sinh ra một lượng nhiệt lượng lớn tích trữ trong cơ thể người bệnh. Đối với bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue, nhất là trẻ em, khi ăn trứng gà sẽ làm thân nhiệt tăng lên, nhiệt lượng không phát tán ra ngoài được, khiến cho tình trạng sốt lâu khỏi. Chính vì vậy, ăn trứng là điều kiêng kỵ khi bị nhiễm virus Dengue.

Không uống trà đặc, cà phê, hút thuốc, uống rượu

Tất cả những thức uống này đều có chứa caffein, khiến cho não bị kích thích, làm tăng huyết áp, tim đập nhanh và cơ thể trở nên mệt mỏi hơn. Bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết Dengue khi uống trà đặc còn làm giảm tác dụng của một số loại thuốc hạ sốt. Hơn nữa, trong trà có chứa một số chất có tác dụng tăng nhiệt độ của cơ thể, khiến cho tình trạng sốt trở nên trầm trọng hơn.

Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ

Dầu mỡ là tác nhân hàng đầu gây ra đầy bụng, khó tiêu. Điều này khiến cho cơ thể người bệnh ì ạch, mệt mỏi, bệnh chậm hồi phục hơn.

Không ăn uống đồ ngọt

Việc hấp thụ quá nhiều đường vào cơ thể sẽ khiến các tế bào bạch cầu hoạt động chậm chạp, khả năng diệt khuẩn yếu ớt và bệnh sốt xuất huyết càng lâu khỏi. Nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt, mật ong và các thực phẩm có chứa đường là những thứ mà bệnh nhân nên tránh.

Không ăn đồ cay nóng

Khi nhiễm virus Dengue, sức đề kháng của bệnh nhân bị suy giảm, năng lượng cũng bị hao hụt ít nhiều. Việc nạp vào cơ thể các món ăn cay nóng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, bệnh nặng thêm mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của bệnh nhân.

Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc sốt xuất huyết Dengue
Hướng dẫn tự chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà (nguồn: WHO Việt Nam)

Lưu ý khi vệ sinh cá nhân

Triệu chứng xuất huyết có thể xảy ra vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi nhiễm virus Dengue. Tình trạng này kéo dài vài ngày, nặng hơn có thể tới trên 2 tuần. Xuất huyết có thể gặp ở niêm mạc da hoặc trên nhiều vị trí của cơ thể. Với những biểu hiện như thế, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi ở nhà, không nên ra gió, không tắm nước lạnh. Việc vệ sinh cơ thể chỉ nên thực hiện bằng cách lau người bằng nước ấm, vì nước lạnh làm co mạch ở bề ngoài da nhưng lại làm giãn mạch bên trong nội tạng cơ thể, đây là một căn nguyên gây ra tử vong liên quan đến xuất huyết.

Vệ sinh cá nhân là nhu cầu cần thiết khi phải đối mặt với tình trạng bứt rứt, khó chịu từ sốt và mồ hôi khắp cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải đặc biệt lưu ý, không được tắm gội vì có thể khiến cho tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng.

Đặc biệt lưu ý, nguyên nhân chính gây ra sốt xuất huyết Dengue là muỗi truyền virus. Do vậy ngoài một chế độ dinh dưỡng hợp lí, người bệnh cần bảo vệ cơ thể, không được để muỗi tiếp xúc với da, tránh bị truyền thêm một lượng virus làm bệnh nặng thêm và hạn chế nguy cơ lây bệnh cho những người thân xung quanh.

Phòng tránh sốt xuất huyết Dengue có thể được thực hiện bằng những điều đơn giản như ngủ mùng, che màn, mặc quần áo sáng dài tay, thay bỏ nước tồn đọng quanh nhà,...

Đồng thời, khi có biểu hiện sốt cao (đặc biệt là sốt vào chiều tối), sốt không thể giảm bằng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, da ửng đỏ, nổi bông, mắt xung huyết, kèm nôn ói,... hoặc những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm sốt xuất huyết Dengue, cần đến bệnh viện chuyên khoa ngay lập tức để khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà.

Sức khỏe: Phát hiện, xử trí sớm bệnh sốt xuất huyết Sức khỏe: Phát hiện, xử trí sớm bệnh sốt xuất huyết
Cà Mau: Tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng Cà Mau: Tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng
Làm gì khi xuất hiện hàng trăm ổ dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội? Làm gì khi xuất hiện hàng trăm ổ dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội?
Nguyễn Ánh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Tử vong do đuối nước luôn là mối đe dọa lớn nhất với trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp hè. Vì vậy phòng chống đuối nước ở trẻ em cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo là một loại thực phẩm ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài công dụng là một loại thực phẩm, dưa leo còn có tác dụng làm đẹp và làm thuốc chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây được trồng nhiều ở Việt Nam, là một loại thực phẩm với nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ dùng để giải nhiệt mà còn có tác dụng chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động