Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết

Ngày Tết việc ăn uống nhiều, ăn đồ lạ rất dễ xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, nhưng nhiều người thường lầm tưởng chỉ là rối loạn tiêu hóa nên chủ quan. Do vậy, việc nhận biết dấu hiệu ngộ độc để đi tới các cơ sở y tế sớm là vô cùng quan trọng.
Gần 50 khách du lịch ở Mũi Né phải nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm Hơn 200 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Ngộ độc thực phẩm là như thế nào?

Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết
Nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân phổ nhất gây ngộ độc thực phẩm, nhất là trong dịp Tết.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Công nghệ thực phẩm cho biết, ngộ độc thực phẩm hay còn gọi bằng hai cái tên khác là trúng thực hoặc ngộ độc thức ăn. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm là do thức ăn hoặc đồ uống của con người bị nhiễm khuẩn, nhiễm chất hóa học và những yếu tố có hại khác. Trong đó, nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân phổ nhất gây ngộ độc thực phẩm, nhất là trong dịp Tết.

Các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường là Campylobacter jejuni; Clostridium perfringens; Salmonella; Escherichia coli; Shigella; Listeria monocytogenes… Ngoài ra, còn có thể ngộ độc do độc tố vi nấm như: Aflatoxin, Citrinin, Citreoviridin, axit cyclopiazonic, Cytochalasin...

PGS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, trong dịp Tết việc thừa thức ăn là điều khó tránh khỏi vì ăn nhiều bữa, nấu nhiều món. Khi thức ăn thừa nếu bảo quản không đúng cách sẽ gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là bảo quản chung những đồ sống và đồ đã nấu chín. Ngoài ra, không phải thực phẩm nào cũng có thể bảo quản được, việc tiếc của cố bảo quản cũng là nguy cơ gây ngộ độc khi ăn.

Chân giò, thịt hun khói được nhiều gia đình sử dụng trong dịp Tết để tiếp khách vì chúng rất ngon lại tiện dụng. Chỉ cần thái vài lát chân giò hun khói với lon bia hay ly rượu vang cũng đủ tiếp khách ngày xuân. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không nên cất giữ món này trong tủ lạnh vì chân giò hun khói sau khi ngâm tẩm, chế biến, hàm lượng sodium clorit tương đối cao.

Trong tủ lạnh, thành phần nước trong chân giò cực dễ đóng băng khiến mỡ trong chân giò hun khói bị ôxy hóa. Ôxy hóa có tính chất tự thôi thúc, có thể khiến chân giò hun khói bị chua. Nếu bạn vẫn muốn để chân giò hun khói trong tủ lạnh thì chỉ nên để trong thời gian ngắn để mỡ chân giò chưa bị ôxy hóa.

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết
Nôn mửa là một dấu hiệu ngộ độc thực phẩm hay gặp cần lưu ý đến.

Theo các chuyên gia tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết có biểu hiện rất đa dạng, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngộ độc. Thông thường ngộ độc sẽ xuất hiện sau 2 - 3 ngày ăn thực phẩm không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, một số khác có biểu hiện vài giờ sau ăn thực phẩm bị nhiễm độc hay còn gọi lại ngộ độc cấp tính. Đối với các trường hợp ngộ độc thực phẩm thông thường sẽ bao gồm các triệu chứng: Xuất hiện đau quặn bụng; Tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần trong 24 giờ; Buồn nôn, nôn...

Theo khuyến cáo của Cục Y tế Dự phòng, với trường hợp ngộ độc thực phẩm, biểu hiện điển hình nhất là đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết phải đi viện ngay. Khi ngộ độc có những dấu hiệu trên, kèm theo các triệu chứng dưới đây sẽ phải đi viện ngay vì dễ đe dọa đến tính mạng: Sốt cao hơn 39 ; Các triệu chứng mất nước như háo nước, da khô, môi khô, mắt trũng, tay chân lạnh,...

Kèm theo tình trạng tiểu ít, nước tiểu vàng sậm hoặc không có nước tiểu; Mạch nhanh, tụt huyết áp, thở nhanh, biểu hiện mệt mỏi, li bì, dễ bị kích thích, co giật, ngưng tim, ngưng thở. Đặc biệt ở trẻ nhỏ: môi khô, lưỡi khô, phản xạ uống nước kém, mắt má trũng, khóc không ra nước mắt, tã trẻ không ướt trong 2-3 giờ,...

Ngộ độc thực phẩm tưởng chừng rất đơn giản, chỉ cần uống thuốc tiêu hóa hoặc tiêu chảy là xong, nhưng thực tế không phải vậy. Tùy vào mức độ ngộ độc, người bệnh sẽ có những biến chứng nặng nhẹ khác nhau, thậm chí là tử vong. Theo đó, nếu không được phát hiện kịp thời và có những biện pháp đối phó hữu hiệu, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau: Mắt nhìn mờ nhòe, không rõ, nhìn đôi, phát âm khó khăn, ngọng, liệt cơ, đau đầu, chóng mặt, co giật,...

Ngoài ra, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, tức ngực, khó thở,... Đi ngoài ra máu kèm chất nhầy, đau bụng dữ dội,... Người bị ngộ độc thực phẩm có thể bị suy giảm sức đề kháng nghiêm trọng, nhất là trẻ em dưới 2 tuổi và những người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày tá tràng, gan,...

Theo các chuyên gia tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết thường là những ca nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân là do bệnh nhân cố chịu đựng, không đến viện ngay trong những ngày Tết vì sợ đến viện đen cả năm. Cùng với đó là việc tự ý sử dụng thuốc cũng khiến cho tình trạng nặng thêm, khi đến viện đã muộn và gây biến chứng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Biện pháp sơ cứu, ứng phó khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết
Để phòng ngộ độc thực phẩm, các chuyên gia khuyến cáo, ngày Tết nên ăn đúng và đủ bữa.

Theo khuyến cáo của ngành y tế, ngộ độc thực phẩm có nhiều mức độ khác nhau, vì thế tùy từng mức độ, tình trạng sẽ có biện pháp sơ cứu, ứng phó phù hợp. Cụ thể: Đối với bệnh nhân còn tỉnh táo nên ngừng ăn uống thực phẩm ngay, dùng tay đã rửa sạch đặt vào đáy lưỡi người bệnh để kích thích phản xạ gây nôn. Khi tiến hành kích thích gây nôn cần để người bệnh nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu hoặc ngồi đầu cúi thấp hơn ngực, để chất nôn không bị trào ngược vào phổi.

Đối với bệnh nhân ngộ độc không tỉnh táo, hôn mê, co giật không kích thích nôn vì dễ gây hít sặc, nghẹt thở. Đặt người bệnh nằm nghiêng an toàn để đường thở thoáng, không hít sặc đờm dãi vào phổi. Nếu người bệnh bị ngừng thở, ngừng tim, hãy hô hấp nhân tạo, gọi người hỗ trợ, cấp cứu ngay. Sau khi sơ cứu, hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để tùy triệu chứng mà có hướng xử lý hợp lý. Giữ lại các mẫu thực phẩm nghi ngờ khi nghi hóa chất, độc tố tự nhiên, nhiều người cùng bị, để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc và có cách xử lý phù hợp.

Thông thường, người ngộ độ thực phẩm bị tiêu chảy, nôn ói nên cơ thể mất nhiều nước, do vậy sau khi xử lý, sơ cứu người bị ngộ độc cần phải cho uống bù nước điện giải và nghỉ ngơi. Uống Oresol thay nước, khi còn khát, sốt hoặc tiêu chảy và theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, người bị ngộ độ thực phẩm nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và ruột. Bổ sung các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa như yaourt, sữa chua, men tiêu hóa… Hạn chế uống nước đường, thức ăn béo, đồ chua cay... vì sẽ dễ gây đầy hơi, chướng bụng.

Để phòng ngộ độc thực phẩm, các chuyên gia khuyến cáo, ngày Tết nên ăn đúng và đủ bữa. Cụ thể, ăn đúng là ăn những thực phẩm lành mạnh, an toàn và được nấu chín trước khi ăn. Cần đảm bảo các thực phẩm trữ đông được bảo quản đúng cách, tốt nhất nên mua thực phẩm tươi sống sau đó chế biến sử dụng trong ngày.

Đặc biệt, mọi người không nên ăn quá nhiều bữa, chỉ nên ăn đủ bữa và đa dạng thực phẩm nhưng cần kiểm soát lượng calo nạp vào. Bởi khi ăn quá nhiều bữa, quá nhiều thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây nên tình trạng khó tiêu, tiêu chảy…

Chuyên ra chỉ ra một số loại mứt giúp hệ tiêu hóa tốt hơn Chuyên ra chỉ ra một số loại mứt giúp hệ tiêu hóa tốt hơn
Những lợi ích không ngờ của cà rốt đen đối với sức khỏe Những lợi ích không ngờ của cà rốt đen đối với sức khỏe
Người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe? Người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn ăn cherry thường xuyên? Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn ăn cherry thường xuyên?
Thanh lọc đường ruột đơn giản tại nhà với những loại nước quen thuộc Thanh lọc đường ruột đơn giản tại nhà với những loại nước quen thuộc
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đột ngột ngừng ăn tinh bột? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đột ngột ngừng ăn tinh bột?
Ăn dưa hành muối như thế nào để tốt cho sức khỏe? Ăn dưa hành muối như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Làm sao để ăn uống, sinh hoạt được cân bằng trong dịp Tết? Làm sao để ăn uống, sinh hoạt được cân bằng trong dịp Tết?
Bình An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thời tiết 3 miền diễn biến thế nào trong dịp Tết Nguyên đán?

Thời tiết 3 miền diễn biến thế nào trong dịp Tết Nguyên đán?

Theo dự báo thời tiết dịp Tết Ất Tỵ 2025, Miền Bắc sẽ rét sâu hơn với nhiều mưa phùn, miền Trung giảm cường độ mưa, còn Nam Bộ sẽ không xuất hiện nắng nóng như năm trước.
Ca sĩ Hồng Nhung mắc ung thư vú: Dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh nguy hiểm này

Ca sĩ Hồng Nhung mắc ung thư vú: Dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh nguy hiểm này

Thông tin Hồng Nhung bị ung thư khiến đồng nghiệp, bạn bè và khán giả giật mình. Điều này cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc nhận thức và phòng ngừa ung thư, căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là khi tuổi tác tăng lên.
Các loại hạt ăn Tết không lo tăng mỡ bụng

Các loại hạt ăn Tết không lo tăng mỡ bụng

Trong dịp Tết, các loại hạt không chỉ là món ăn vặt bổ dưỡng mà còn giúp giảm mỡ bụng, duy trì vóc dáng nhờ chứa chất béo lành mạnh, chất xơ và dưỡng chất khác.
Làm sao để ăn uống, sinh hoạt được cân bằng trong dịp Tết?

Làm sao để ăn uống, sinh hoạt được cân bằng trong dịp Tết?

Việc ăn uống và sinh hoạt cân bằng trong dịp Tết Nguyên đán là rất quan trọng để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa không bị đảo lộn nhịp sinh học của mỗi người. Tuy nhiên, không ít người mắc sai lầm khi thực hiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Củ dền - Thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn

Củ dền - Thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn

Củ dền là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng.
Ăn dưa hành muối như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn dưa hành muối như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Dưa hành muối không chỉ là một món ăn kèm quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết mà còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Tuy nhiên nên ăn thế nào để ngon miệng và tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý.
Thanh lọc đường ruột đơn giản tại nhà với những loại nước quen thuộc

Thanh lọc đường ruột đơn giản tại nhà với những loại nước quen thuộc

Đường ruột giữ 70% hệ miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể dễ dàng chăm sóc đường ruột tại nhà bằng những loại nước uống quen thuộc.
Người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống được người Việt Nam thường làm vào Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Cà phê phòng đủ thứ bệnh, nhưng uống cà phê nóng hay lạnh tốt hơn?

Cà phê phòng đủ thứ bệnh, nhưng uống cà phê nóng hay lạnh tốt hơn?

Cà phê là một trong những đồ uống được yêu thích và tiêu thụ rộng rãi. Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?
Những lợi ích không ngờ của cà rốt đen đối với sức khỏe

Những lợi ích không ngờ của cà rốt đen đối với sức khỏe

Cà rốt đen là loại rau củ giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cà rốt đen trong bài dưới đây.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động