Những thực phẩm "kẻ thù" của người bệnh trĩ
Những sai lầm làm giảm đi lợi ích của sữa Chủ động phòng ngừa ung thư nhờ những thói quen đơn giản Những dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ bạn không nên bỏ qua |
Bệnh trĩ được phân thành ba dạng chính: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Dù thuộc dạng nào, bệnh trĩ đều gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Bệnh trĩ nên kiêng gì?
Thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học được xem là những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Đối với những người đã mắc bệnh, việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là điều quan trọng nhất để giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm mà người bị trĩ nên tăng cường bổ sung để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
Thực phẩm cay nóng
Những loại thực phẩm cay nóng là yếu tố cần tránh hàng đầu đối với người bệnh trĩ. Các loại đồ ăn chứa nhiều gia vị cay như ớt, hạt tiêu, gừng, riềng, quế, v.v. đều có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các chất cay nóng trong thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến tình trạng táo bón, nóng trong người và làm cho việc đại tiện trở nên khó khăn. Khi đại tiện bị khó khăn hơn, bị đau và chảy máu.
Ngoài ra, thực phẩm cay nóng còn có thể làm tăng sự viêm nhiễm ở vùng trĩ, khiến các triệu chứng như sưng, ngứa và đau đớn trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, người mắc bệnh trĩ nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn việc tiêu thụ các món ăn cay nóng để không làm tình trạng bệnh trở nên xấu đi. Việc duy trì chế độ ăn uống nhẹ nhàng, dễ tiêu sẽ giúp giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa và giảm thiểu triệu chứng của bệnh trĩ.
Ngũ cốc tinh chế như bột mì trắng
Bột mì trắng là loại bột đã được loại bỏ cám và mầm, do đó chứa ít chất xơ hơn so với các loại ngũ cốc nguyên hạt. Các sản phẩm được chế biến từ bột mì trắng như bánh mì trắng, mì ống, bánh mì tròn, v.v., có thể gây khó khăn trong việc tiêu hóa và làm tăng nguy cơ táo bón.
Khi cơ thể thiếu chất xơ, việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, dẫn đến tình trạng căng thẳng, đau đớn khi đại tiện, và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trĩ. Vì vậy, người bệnh trĩ nên hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ bột mì trắng và thay thế bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm bớt áp lực lên vùng hậu môn.
Đồ ăn mặn, nhiều muối
Muối có tính hút nước, làm giảm trữ nước trong ruột, phân bị cứng vón cục, khó tiêu hóa, làm cho các mạch máu căng lên, tình trạng bệnh trĩ nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý giảm lượng muối trong các bữa ăn, hạn chế ăn mặn.
Các chất kích thích
Rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác đều có tác động rất tiêu cực đến sức khỏe của người bị trĩ. Những chất này gây áp lực lên thành ruột và làm giảm hiệu quả tiêu hóa của dạ dày. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu hóa thức ăn, khiến cho bệnh trĩ trở nặng hơn.
Thịt đỏ
Thịt đỏ, như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thường mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.
Vì vậy, người bệnh trĩ nên hạn chế ăn thịt đỏ và thay thế bằng các nguồn protein dễ tiêu hóa hơn như cá, thịt gia cầm hoặc các sản phẩm từ đậu, để hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng của bệnh.
Đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo
Trong đồ ăn nhanh, chiên, rán, xào nấu thường chứa nhiều dầu mỡ, chất béo ảnh hưởng không tốt cho người bị trĩ. Vì dầu mỡ, chất béo rất hóa tiêu hóa, cơ thể dễ bị nóng trong, táo bón, tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Có một chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị bệnh trĩ. Thêm vào đó để ngăn chặn sự phát triển của bệnh tốt nhất, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chất lượng, uy tín thăm khám và tìm ra hướng điều trị kịp thời.
Các loại thịt đã qua chế biến
Các loại thịt đã qua chế biến như thịt ba chỉ, thịt nguội và xúc xích thường chứa rất ít chất xơ và lượng natri cao. Natri có thể làm cơ thể giữ nước, làm phân trở nên cứng và khó di chuyển qua ruột, dẫn đến tình trạng táo bón. Khi táo bón xảy ra, việc đại tiện trở nên khó khăn và gây áp lực lên vùng hậu môn, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh trĩ.
Bệnh trĩ nên ăn gì?
Uống đủ nước
Người bệnh trĩ cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, kể cả khi không cảm thấy khát. Nước giúp tiêu hóa dễ dàng, tránh táo bón, và giảm tình trạng bệnh.
Ăn nhiều rau
Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, khoai lang, mồng tơi, và các loại quả như chuối, táo chín giúp làm mềm phân và cải thiện tiêu hóa.
Thực phẩm giàu sắt
Người bệnh trĩ có thể thiếu máu do đại tiện ra máu, vì vậy cần bổ sung thực phẩm chứa sắt như cua, cá ngừ, gan gà, rau chân vịt, và mộc nhĩ đen.
Thực phẩm giàu vitamin
Hoa quả tươi, đặc biệt là quả có múi (cam, bưởi, quýt) rất tốt, giúp tăng cường sức đề kháng và làm lành vết tổn thương.
Magie và kẽm
Magie và kẽm là hai loại khoáng chất vi mô có thể giúp ổn định mạch máu, nhuận tràng, chống viêm, duy trì sự phát triển của các mô cơ từ đó làm vết thương mau lành. Các thực phẩm giàu magie và kẽm như bơ, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, hải sản….
Chế độ ăn khoa học
Chế độ ăn nên lành mạnh, chia nhỏ bữa ăn, ăn thực phẩm mềm, lỏng, nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa.
Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt các bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025 |
Dưa chuột - Thực phẩm lành mạnh nhưng không phải ai cũng nên ăn |
Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon |